Bệnh FIP ở mèo thế nào? Phòng bệnh, điều trị?

Bệnh FIP ở mèo hay còn được gọi là bệnh viêm phúc mạc. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tử vong cho mèo bất cứ lúc này. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây của TRAICHOMEO. Hãy theo dõi là có cách chăm sóc và bảo vệ mèo một cách tốt nhất.

Bệnh FIP ở mèo là gì?

Bệnh FIP ở mèo là tên viết tắt của bệnh viêm phúc mạc ở mèo truyền nhiễm gây ra bởi virus Corona. Tuy rất giống với loại virus gây Covid-19 nhưng thực tế đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Đây là bệnh rất nguy hiểm đối với mèo, có tỷ lệ tử vong lên đến 98% và hiện chưa có thuốc đặc trị.

Bệnh FIP ở mèo
Bệnh FIP ở mèo

Hầu hết các chủng virus này được tìm thấy trong đường tiêu hóa. Khi mắc bệnh ở thời gian đầu mèo sẽ không có bất cứ dấu hiệu nhận biết rõ rệt nào. Các kháng thể FeCV sẽ được hình thành trong hệ miễn dịch mèo sau từ 7-10 ngày nhiễm bệnh. Dẫn đến các tế bào bạch cầu nhiễm virus và lây lan ra khắp cơ thể.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh FIP ở mèo

  • Bệnh FIP ở mèo là một trong những bệnh lý do virus gây ra. Căn bệnh này không thể chữa khỏi, chỉ có thể phát hiện sớm và hạn chế sự lây lan nhất.
  • Bất kỳ giống mèo nào đều có nguy cơ mắc căn bệnh FIP. Tuy nhiên khả năng cao hơn đối với những chú mèo có hệ miễn dịch yếu. Hoặc có thể xảy ra kể cả với mèo con và mèo đã bị nhiễm bệnh bạch cầu.
  • Mèo bị tình trạng và rơi vào trầm lắng, lo âu như mới nhận nuôi hoặc triệt sản.
  • Những chú mèo bị nhốt hoặc nuôi trong môi trường không thích hợp. Thường xuyên bị la mắng. Hoặc chúng được nuôi theo bầy đàn cũng rất dễ mắc bệnh FIP.
  • Phân mèo chính là nguồn lây bệnh chủ yếu của căn bệnh này. Mèo mắc bệnh FIP bắt đầu thải ra các virus ra sau môi trường sau một tuần. Sau đó vẫn là tiếp tục thải ra cứ như vậy đến khi mèo mất nếu không được chữa.

Dấu hiệu bệnh FIP ở mèo

  • Mèo sống thờ ơ, bỏ ăn hoặc chán ăn, sút cân và bị sốt liên tục. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên thường gặp ở những con mèo mắc bệnh FIP. Thời gian sau có thể thêm các triệu chứng mới. Mèo có thể bị nhiễm bệnh từ vài ngày đến vài tuần. Có hai dạng như sau:
  • FIP khô: Biểu hiện này sẽ gây ra các tổn thương mãn tính phát triển toàn bộ cơ thể, cơ quan và mạch máu. Nghiêm trọng hơn là chúng có thể ảnh hưởng đến mắt và não. Ngoài ra chúng còn ảnh hưởng đến phổi, gan và thận.
  • FIP ướt: Chất lỏng của loại virus này sẽ tích tụ ở trong ổ bụng của mèo hoặc các khoang. Điều này sẽ khiến cho khoang ngực hoặc bụng của chúng bị sưng lên và làm cho mèo cảm thấy khó thở. Chất lỏng đó do con virus đó gây ra thường có màu vàng. Mọi người thường nhầm lẫn với căn bệnh gan hoặc bệnh ung thư.
Dấu hiệu của bệnh FIP
Dấu hiệu của bệnh FIP

Các triệu chứng khi mèo bị nhiễm bệnh FIP

  • Nếu như mèo nhà bạn có một số các dấu hiệu sau thì khả năng cao mèo đã bị nhiễm bệnh FIP:
  • Mèo bị sốt khoảng 39.5-40 độ C
  • Mèo có dấu hiệu khó thở, thở gấp. Da mèo bị tái nhợt hoặc vàng da.
  • Bụng phình to, có dịch tích tụ ở xoang bụng.
  • Mèo có triệu chứng chán ăn, bỏ ăn và sụt cân
  • Chúng bị vàng da
  • Viêm màng bồ đào, một phần mống mắt hoặc tất cả đều màu nâu.
  • Khi bạn sờ bụng mèo có thể cảm nhận được rằng các hạch bạch huyết màng treo ruột bị sưng.
  • Các triệu chứng thần kinh xuất hiện khoảng 20-30% mèo bị bệnh FIP.  Mất việc kiểm soát cơ, sau đó nhãn cầu rung giật và cuối cùng là co giật
  • Mèo bị tiêu chảy mãn tính.

Bệnh FIP ở mèo lây truyền như thế nào?

  • Có rất nhiều nguyên nhân khiến căn bệnh FIP ở mèo lan truyền. Tuy nhiên có một số cách lan truyền chủ yếu sau đây.
  • Chúng lan truyền qua phân mèo. Bởi giống mèo thường hay đi liếm láp nhau hoặc đi vệ sinh chung một nơi. Từ đó khả năng lây bệnh FIP ở mèo rất cao.
  • Ô nhiễm trong không khí khiến cho mèo hít phải cũng là một nguyên nhân lây nhiễm FIP ở mèo.
Đây là căn bệnh bị cho là án tử với loài mèo
Đây là căn bệnh bị cho là án tử với loài mèo

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh FIP ở mèo

  • Hiện nay, biện pháp nhanh và an toàn nhất đó chính là tiêm phòng vacxin FIP hằng năm. Bên cạnh đó các bạn phải thường xuyên dẫn mèo đi khám định kỳ, thăm dò ý kiến của các bác sĩ. Đối với những em mèo từ 4 tháng tuổi trở lên thì đã có thể bắt đầu tiêm vacxin FIP.
  • Bên cạnh đó, tập chung xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp. Đảm bảo tối đa sức khỏe tốt nhất cho mèo.
  • Các bạn hãy thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nơi ở cho mèo sạch sẽ. Đây là một trong những cách phòng ngừa chủ yếu không cho virus có cơ hội xâm nhập và phát triển trong cơ thể mèo.

Tổng kết

Tóm lại qua bài viết vừa rồi TRAICHOMEO đã chia sẻ đến bạn tất cả những thông tin liên quan đến căn bệnh FIP ở mèo. Mong rằng qua đây bạn có thêm kiến thức chăm sóc và điều trị cho mèo một cách an toàn nhất. Hãy thường xuyên cập nhật để biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa.

Có thể bạn nên xem

Có nên triệt sản cho mèo không?

Khi quyết định triệt sản cho mèo, chúng ta...

Mèo bị sán có phải là vấn đề nguy hiểm không?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mèo...

Mèo bị hen – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Mèo bị hen là một vấn đề sức khỏe...

Nguyên nhân và dấu hiệu khi mèo bị căng sữa

Khi mèo bị căng sữa, đó là tình trạng...

Top 6 lợi ích của việc nuôi mèo làm thú cưng

Nuôi mèo không chỉ là một sở thích mà...