Bệnh Khò Khè Ở Gà: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Bệnh khò khè ở gà là vấn đề khiến chủ nuôi phải đau đầu dù thực tế cách điều trị không khó. Hôm nay hãy cùng Trại chó mèo tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị cũng như cách phòng chống bệnh khò khè ở gà nhé.

Bệnh khò khè ở gà là gì

Bệnh khò khè là một căn bệnh không hiếm gặp ở gà, có nhiều phương cách điều trị nhưng nếu để mặc thì hoàn toàn có thể gây tử vong. Gà sẽ bị khò khè khi thời tiết chuyển lạnh hoặc đối với gà chọi thì có thể bị lây nhiễm sau các trận đấu.

Căn bệnh này xảy ra ở tất cả các loài gà và tiến triển rất nhanh chóng, nếu chủ nuôi không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ lây lan gây tử vong hoàn loạt.

Đối với gà nuôi thịt công nghiệp, bệnh có thể xảy ra khi gà đạt 1 đến 2 tháng tuổi. Sau khi nhiễm bệnh gà bị khò khè kèm theo các triệu chứng thấy rõ như đi ngoài phân xanh – trắng, kén ăn, bị chảy nước mũi và đi đứng ủ rũ…

bệnh khò khè ở gà
Bệnh khò khè ở gà có thể gây tử vong

Đối với gà nuôi lấy trứng thì dễ bị mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh, khi đổi chuồng đột ngột mà không khử khuẩn kĩ. Nếu gà đẻ bị mắc bệnh thì triệu chứng cũng tương tự như gà công nghiệp kèm thêm khả năng đẻ và ấp trứng suy giảm.

Nguyên nhân gà bị khò khè

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khò khè cho gà nhưng chủ yếu sẽ đến từ việc bị mắc vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium. Loại vi khuẩn này dễ phát triển khi thời tiết trở lạnh hoặc khi chuyển chuồng không đảm bảo quy trình vệ sinh.

Nguyên nhân vi khuẩn trên phát triên nhanh nếu môi trường không vệ sinh vì chúng chỉ có thể tồn tại ở môi trường trong 1 đến 3 ngày, nhưng nếu gà bị lạnh, chảy mũi thì vi khuẩn trong dịch nhầy tồn tại đến 5 ngày.

Đặc biệt vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium tồn tại trong lòng đỏ trứng gà đến 18 ngày. Do đó nếu gà mái đẻ bị bệnh và nhiễm trùng thì rất dễ gây cho đàn gà con.

Bệnh từ vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium có thể lây qua môi tường khi dùng chung máng ăn và máng uống, vì vậy cần phát hiện sớm các triệu chứng để điều trị và cách ly những con gà bệnh kịp thời.

Xem thêm:

Gà Bị Sưng Mắt Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao?

Gà Bị Thương Hàn Có Nguy Hiểm Không? Trị Như Thế Nào?

Các loại thuốc điều trị bệnh khò khè ở gà

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị bệnh khò khè ở gà, hãy cùng điểm qua một số cách.

Trị bằng cách dân gian

Một cách dân gian mà các chủ trại gà thường áp dụng với đàn nhỏ lẻ là sử dụng tỏi. Trong tỏi có những chất kháng sinh tự nhiên phù hợp ở gà, có thể trị được các căn bệnh hen và xổ mũi khác.

Các bạn đập dập một nhánh tỏi nhét thẳng vào miệng gà để chúng nuốt, nếu gà chống cự thì có thể pha nước rồi dùng xi lanh bơm. Nếu ở nhà có mật ong, các bạn có thể ngâm tỏi mật ong dùng hai lần mỗi ngày đến khi gà khỏi bệnh.

Tuy nhiên cách điều trị dân gian lại không có tỉ lệ thành công cao và chỉ hợp với mô hình trại gà nhỏ. Nếu đàn gà lớn bị bệnh đồng loạt thì khuyến khích sử dụng thuốc tây để trị.

Trị bằng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh khò khè ở gà rất tốt. Một vài loại kháng sinh cho gà phổ biến hiện nay là Corymax-pharm, D.T.C Vit hoặc CRD-Pharm và sử dụng loại thuốc phù hợp với mức độ bệnh nặng nhẹ của gà.

Bạn có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn lỏng của gà và thực hiện đều đặn trong 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên trước thời điểm gà xuất chuồng 30 ngày thì không nên cho sử dụng thuốc kháng sinh.

bệnh khò khè ở gà
Có nhiều cách điều trị bệnh khò khè ở gà

Trị bằng thuốc hen đỏ Thái

Thái Lan là đất nước nổi tiếng với bộ môn gà chọi nên họ có loại thuốc hen đỏ trị bệnh khò khè ở gà rất tốt. Nếu chú gà chọi yêu quý của bạn bị đờm, khó thở khò khè trị mãi không dứt thì có thể tìm mua thuốc hen đỏ để điều trị.

Cách phòng chống bệnh khò khè ở gà

Phong bệnh hơn chữa bệnh, nhất là với những bệnh có thể lây truyền bầy đàn như trên. Các bạn có thể phòng chống bệnh khò khè ở gà rất đơn giản:

  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho gà trước khi nhập chuồng, lưu ý cách ly những cá thể gà mới có triệu chứng ngay từ đầu.
  • Trước khi nhập mới đợt gà sau, các bạn cần thu gom lông gà đem tiêu hủy và khử khuẩn toàn bộ chuồng, để trống chuồng 3 đến 4 tuần.
  • Giữ vệ sinh chuồng trại, không để xuất hiện tinh trạng ẩm mốc. Chú ý mở đóng cửa sổ vào các mùa phù hợp để đảm bảo nhiệt độ tốt nhất.
  • Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất như protein, chất xơ, kết hợp thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi để tăng cường sức đề kháng.
  • Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời cá thể gà bệnh, tiến hành cách ly để ngăn bệnh lây lan.
bệnh khò khè ở gà
Giữ vệ sinh chuồng trại là cách để phòng bệnh

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về căn bệnh khò khè ở gà và cách chữa trị, phòng tránh mà Trại Chó Mèo muốn chia sẻ. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, các bạn nhớ lưu lại và chia sẻ cho bạn bè nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 0 / 5. Tổng lượt vote: 0

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *