Bệnh Parvo ở chó thế nào? Cách tránh và chữa

Đối với những người nuôi chó thường xuyên chắc hẳn đã từng nghe qua bệnh Parvo ở chó rồi. Đây là căn bệnh gây ra rất nhiều phiền toái cho cả thú cưng và chủ nhân. Vậy căn bệnh này có ảnh hưởng như thế nào đối với cún? Hãy đọc hết bài viết TRAICHOMEO chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này nhé.

Bệnh Parvo ở chó là gì?

Canine Parvovirus hay còn gọi tắt là bệnh Parvo thường xuất hiện ở chó. Đây là một bệnh siêu vi rất dễ lây lan. Tỷ lệ nhiễm Parvo ở chó có thể giảm nếu bạn cho thú cưng đi tiêm phòng từ sớm. Căn bệnh này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1978 và nó được chia ra làm 3 chủng loại khác nhau là CPV-2a, CPV -2b,CPV-2c.

Virus Parvo là tác nhân chính gây ra bệnh ở chó
Virus Parvo là tác nhân chính gây ra bệnh ở chó

Nguyên nhân của bệnh Parvo ở chó

Theo như các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân của căn bệnh này xuất phát từ Virus Parvo. Nó là quá trình tiếp xúc virus và gây bệnh, có thể lây trực tiếp từ chó bệnh này sang chó khỏe và lây gián tiếp thông qua đồ vật từng tiếp xúc với chó đang mang mầm bệnh. Loại virus này có thể sống trong môi trường đất suốt một năm và có khả năng chống lại các hóa chất làm sạch hoặc thậm chí thay đổi thời tiết.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh Parvo ở chó

Chó phát triển bệnh ở đường ruột sẽ xuất hiện các triệu chứng từ 3-10 ngày sau khi bị phơi nhiễm. Các triệu chứng dạng đường ruột của nhiễm ở chó bao gồm: tiêu chảy, hôn mê, chán ăn, sốt, nôn mửa, sụt cân, yếu ớt, lười vận động. Nếu bạn thấy những triệu chứng này, nên là đưa chó của bạn đến cơ sở thú y uy tín càng sớm càng tốt. Bởi vì căn bệnh này có tỉ lệ tử vong cao lên đến 90%.

Cách phòng bệnh Parvo ở chó

  • Chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng và môi trường xung quanh
  • Chó bệnh cần phải được cách ly, tránh tiếp xúc với các con chó khác
  • Khám kiểm tra, xét nghiệm định kỳ để nắm bắt được tình hình sức khỏe của cún
  • Phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi đang trong giai đoạn ủ bệnh
  • Tiêm phòng theo định kỳ cho chó. Tiêm vacxin lần đầu khi chó được 6-7 tuần tuổi. Tiêm lại cho chó vào 3-4 tuần  và định kỳ tái tiêm chủng 1 năm/lần
  • Chúng ta nên hết sức chú ý đến những biểu hiện của con chó đã được chữa trị Parvo. Nếu chó được chữa trị cũng không được coi thường, cảnh giác vì đây là loại virus dai dẳng, không dễ bị phân hủy. Chính vì vậy cũng cần cách ly chó từ 3-6 tháng cho chó thật khỏe mạnh.
Bẳng tóm tắt về bệnh Parvo ở chó
Bẳng tóm tắt về bệnh Parvo ở chó

Phương pháp điều trị Parvo ở chó

  • Nên kịp thời bổ sung nước và chất điện giải cũng như tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng kế phát.
  • Cách ly chó ốm, dọn dẹp vệ sinh nơi ở thật sạch sẽ, thoáng mát
  • Cắt nôn bằng cách tiêm dưới da
  • Tiêm truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý.

Hiện nay để mà trị dứt điểm căn bệnh Parvo ở chó thì chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên cách điều trị hiện nay vẫn là tăng cường đề kháng, điều trị triệu chứng và chống phụ nhiễm. Bạn nên đến bác sĩ thú y để được tham khảo ý kiến, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và khoa học nhất nhé.

Bệnh Parvo ở chó kéo dài bao lâu?

  • Thông thường thì một con chó mắc bệnh Parvo sẽ có biểu hiện từ 3-10 ngày. Chúng thường đi kèm với các triệu chứng như ở bên trên.
  • Sau đó những ngày tiếp theo chó sẽ sốt rất cao, thân nhiệt thấp. Chó liên tục nôn nhiều lần trong ngày. Kế đến sẽ là tiêu chảy, phân đi ngoài nhiều máu, có mùi tanh rất khó chịu. Thậm chí virus này còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây co giật.
  • Nếu bạn không điều trị kịp thời cho chó, nó sẽ rất khó mau khỏi bệnh và tử vong sau 4-7 ngày.
Thú cưng cần được chăm sóc và điều trị kịp thời
Thú cưng cần được chăm sóc và điều trị kịp thời

Bệnh Parvo ở chó có lây sang người không?

Câu trả lời là không. Một người không thể lây nhiễm bệnh Parvo từ chó hoặc mèo. Và ngược lại chó và mèo cũng không thể lây nhiễm bệnh Parvo B19 từ người bệnh.

Tổng kết

Như vậy tổng kết lại qua bài viết vừa rồi TRAICHOMEO đã mang đến cho các bạn tất tần thông tin về căn bệnh Parvo ở chó. Hy vọng qua đây bạn có thể hiểu được căn bệnh này để phòng tránh và có sự chữa trị kịp thời cho chó. Biết cách chăm sóc đảm bảo sự phát triển an toàn và khỏe mạnh nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy thường xuyên cập nhập để biết thêm được nhiều thông tin thú vị hơn nhé.

Có thể bạn nên xem

Nguyên nhân khiến chó bị viêm đường ruột là gì?

Chó là một loài động vật thông minh, lanh...

Bệnh ghẻ máu ở chó – Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ghẻ máu ở chó là một trong những...

Bệnh E. Canis ở chó – Vấn đề lo ngại của thú cưng

Bệnh E. canis ở chó là một trong những...

Top 5 bệnh về mắt ở chó cần được chữa trị kịp thời

Bệnh về mắt là tình trạng sức khỏe phổ...

Tổng hợp những bệnh ngoài da ở chó bạn nên biết

Da chó là một lớp biểu bì là quan...