Bệnh sán chó có nguy hiểm không? Cách điều trị

Ai từng nuôi chó chắc hẳn đã từng nghe qua đến bệnh sán chó. Đặc biệt căn bệnh này không chỉ xảy ra ở động vật mà còn lây qua con người. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh như nào. Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của TRACHOMEO nhé.

Bệnh sán chó là gì?

Bệnh sán chó hay còn được gọi là bệnh dải dây chó là tình trạng cơ thể người bị nhiễm ký sinh trùng do chứng của sán dải chó thuộc chi Echinococcus gây ra. Sán dải nhỏ thường sinh sống trong vật chủ là chó và cừu. Con người có thể mắc bệnh nếu vô tình ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì bị nhiễm sán.

Nguyên nhân gây nên bệnh sán chó
Nguyên nhân gây nên bệnh sán chó

Triệu chứng bệnh sán chó

  • Sán dải chó có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Đến khi, u nang sán phát triển trong gan, phổi hoặc các cơ quan khác, người bệnh sẽ có biểu hiện:
  • Phổi ho kéo dài, đau ngực, khó thở, hụt hơi
  • Gan vàng da, buồn nôn, nôn, đau bụng
  • Dấu hiệu không đặc hiệu: có máu trong phân, khối u gây sưng to ở vùng giữa của cơ thể, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, nổi mề đay hoặc phát ban trên da, tiêu chảy.
  • Nếu như u nang sán phát triển đủ lớn, nó có thể chèn ép và ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan, thậm chí ngưng hoạt động hoàn toàn. Nếu như để khối u vỡ ra thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng.
  • Khi bị u nang sán chúng có các biểu hiện như sốc phản vệ, đau bụng nặng hoặc đột tử.

Nguyên nhân của bệnh sán chó

  • Sán dải chó sống ký sinh trùng trong cừu- vật chủ chính. Khi chó ăn thịt cừu nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm sán dải. Khi ăn uống phải ký sinh trùng, nó sẽ xâm nhập qua thành ruột rồi đi vào hệ tuần toàn và phát triển thành u nang.
  • Uống nước bị ô nhiễm
  • Ăn đất bị nhiễm bệnh còn sót lại trên rau xanh hoặc trái cây
  • Cho tiếp xúc với chó bị bệnh
Một căn bệnh nguy hiểm xuất phát từ thú cưng
Một căn bệnh nguy hiểm xuất phát từ thú cưng

Chẩn đoán bệnh sán chó

  • Các kỹ thuật hiện nay là xét nghiệm tìm kháng thể chống toxocara trong máu. Nếu như nó dương tính đồng nghĩa là bạn đã từng nhiễm bệnh này vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Sẽ không chắc chắn là hiện tại nó còn hay không.
  • Sau khi bị nhiễm sán chó, kháng thể sẽ xuất hiện khoảng hai tuần sau đó. Và tồn tại rất lâu, vẫn có thể phát hiện ra kháng thể sau 2 năm bằng các kỹ thuật Elisa, 5 năm bằng kỹ thuật WESTERN-BLOT kể cả kaf khi con giun đó đã chết hoặc không còn trong cơ thể
  • Nếu bạn có các biểu hiện lâm sàng như mề đay dai dẳng, vấn đề ở mắt, có khối ở gan, não, huyết thanh chẩn đoán dương tính. Kèm theo đó là xét nghiệm công thức máu nếu có bạch cầu ái toan tăng cao thì người ta mới nghĩ tới là bạn đang thực sự nhiễm sán chó và tiến hành điều trị.

Điều trị căn bệnh sán chó

  • Dùng thuốc các u nang nhỏ và nông, ở một vị trí có thể đáp ứng tốt thuốc chống ký sinh sinh trùng tên là Benzimidazole. Thuốc này tiêu diệt sán và thu nhỏ u nang. Bác sĩ có thể kết hợp thuốc với chọc hút hoặc phẫu thuật nang sán.
  • Kỹ thuật PAIR ( chọc thủng u nang- dẫn lưu, tiêm hóa chất- dẫn lưu lại): Kỹ thuật này sử dụng kim hoặc ống thông để dẫn lưu u nang. Bác sĩ sẽ tiêm một hóa chất lại sán dải vào u nang rồi dẫn lưu. Họ có thể lặp lại quy trình này cho đến khi u nang đã sạch hoàn toàn.
  • Phẫu thuật u nang lớn và sâu đòi hỏi phải cắt bỏ hoàn toàn thông qua phẫu thuật. Quá trình này có thể loại bỏ một phần hoặc toàn bộ nang sán, hoặc thậm chí một phần lá gan.

Cách phòng tránh bệnh sán chó

  • Hạn chế ăn uống bất cứ thứ gì có đã tiếp xúc với phân chó
  • Tẩy giun thường xuyên, không được tùy ý tẩy giun tại nhà.
  • Không được cho chó tiếp xúc với những con chó đã bị bệnh
  • Tránh việc giết mổ cừu hoặc ăn thịt cừu đã bị nhiễm bệnh
  • Rửa tất cả các thức ăn tươi như hoa quả thật sạch trước khi ăn.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, trước khi ăn uống hoặc sau khi tiếp xúc với chó.
  • Nên đưa chó đi thăm khám định kỳ và tiêm vacxin. Điều trị triệt để khi phát hiện chó bị nhiễm sán. Bệnh sán chó dễ dàng lây từ chó sang người mặc dù ít nhưng mà chúng ta vẫn phải phòng ngừa.
Cần điều trị và phòng bệnh kịp thời
Cần điều trị và phòng bệnh kịp thời

Tổng kết

Vậy là tổng kết bài viết vừa xong TRAICHOMEO đã cung cấp đến bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến căn bệnh sán chó. Qua đây hi vọng rằng bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này để trang bị thêm cho mình kiến thức bổ ích và phòng ngừa điều trị một cách hiệu quả nhất. Hãy thường xuyên cập nhật để biết thêm những thông tin bổ ích và thú vị. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Có thể bạn nên xem

Bệnh ghẻ máu ở chó – Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ghẻ máu ở chó là một trong những...

Bệnh E. Canis ở chó – Vấn đề lo ngại của thú cưng

Bệnh E. canis ở chó là một trong những...

Top 5 bệnh về mắt ở chó cần được chữa trị kịp thời

Bệnh về mắt là tình trạng sức khỏe phổ...

Tổng hợp những bệnh ngoài da ở chó bạn nên biết

Da chó là một lớp biểu bì là quan...

Nuôi chó cần mua những đồ gì?

Khi quyết định nuôi một chú chó, việc chuẩn...