Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con trùng thường sống ký sinh trên cơ thể của các loài động vật như chó, mèo, lợn, chuột… Ngoài ra, loài bọ chét có thể tấn công và ký sinh trên các bộ phận của con người, nhưng vùng như lông, tóc. Vậy bọ chét có cắn người không? Vết cắn của bọ chét có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được Trại Chó Mèo chia sẻ một cách cụ thể trong bài viết sau đây.

1. Bọ chét có cắn người không?

Theo các chuyên gia cho biết, loài bọ chét có thể tấn công tất cả các loại động vật, vật nuôi để hút máu, trong đó có cả con người. Bởi khi có cơ hội, loài bọ chét vẫn tấn công con người, khi họ ôm ấp, vuốt ve các thú nuôi, động vật. Loài bọ chét này gây ra những vết thương vô cùng ngứa ngáy, sưng, khó chịu, khiến cho người bệnh phải gãi mạnh, khiến chảy máu, lở loét trên bề mặt da. Đặc biệt, loài bọ chét còn có thể là vật trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm từ các loài động vật sang người, đặc biệt là bệnh dịch hạch.

Tuy nhiên, để có thể loại bỏ được loài bọ chét này một cách triệt để không phải là dễ dàng. Bởi loài này có thể nằm im trong vùng lông, tóc của động vật, người mà không cần hút máu trong hơn 100 ngày. Từ đó khiến cho chúng ta cảm thấy chúng đã biến mất, tuy nhiên chúng lại âm thầm phát triển và bùng phát sau một thời gian nhịn hút máu. Vết cắn của loài bọ chét khiến cả con người lẫn các loài động vật bị kích ứng da, ngứa ngáy nhưng không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khoẻ của con người.

Do đó, với thắc mắc “bọ chét có cắn người không” thì câu trả lời là Có. Và những vết cắn của loài bọ chét thường gây ra nhiều khó chịu, ngứa ngáy gây ảnh hưởng xấu tới xấu tới quá trình sinh hoạt của cả con người lẫn động vật, vật nuôi.

Đọc thêm: Con xét tóc có độc không?

2. Cách nhận biết bị bọ chét cắn?

Khi bị bọ chét tấn công và ký sinh trên cơ thể, thì chúng cũng không gây ra quá nhiều những dấu hiệu hay triệu chứng để bạn nhận biết một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, khi bị bọ chét cắn, thì bạn sẽ cảm giác ngứa ngáy vùng da bị cắn và vùng da vùng quanh. Ngoài ra, có nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ ngứa, sưng cục, có mủ nước ở vùng da bị bọ chét cắn. Ngoài ra, khi bị bọ chét cắn bạn sẽ cảm thấy rất ngứa và gãi nhiều, điều này dễ khiến da bị lở loét, tổn thương. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn khác tấn công và gây viêm nhiễm.

Đặc biệt, tình trạng ngứa ngáy do bọ chét cắn có thể gia tăng vào ban đêm, lúc con người cũng như các loài động vật khác đi ngủ. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng giấc ngủ, khiến bạn bị mất ngủ, uể oải và ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nếu như bạn không tìm ra nguyên nhân hoặc giải pháp khắc phục tình trạng ngứa ngáy kéo dài, thì tốt nhất bạn nên tiến hành thăm khám để được các chuyên gia da liễu hỗ trợ tốt nhất.

2.1. Cảm nhận khi bị bọ chét cắn

Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào vết cắn để có thể nhận biết sớm tình trạng bị bọ chét tấn công và cắn như sau:
+ Vùng da bị bọ chét cắn sẽ có một đốm nhỏ xíu màu sậm, được bao quanh bởi các đốm đỏ, có thể bị sưng và có nổi mụn nước.
+ Các khu vực thường bị bọ chét cắn như cẳng chân, da vùng kín, lông mu. Bởi đây là những bộ phận mà loài bọ chét có thể nhảy lên và bám vào được để ký sinh.
+ Khi bị bọ chét cắn, bạn có thể cảm thấy ngay lập tức bởi mức độ ngứa, sự khó chịu mà loài này gây ra, một con có thể cắn 2-3 phát tại cùng một vị trí.

2.2. Vết cắn của bọ chét

Có thể nói, vết cắn của loài bọ chét khá đặc trưng và khác biệt và bạn có thể tham khảo qua hình dạng vết cắn bọ chét mà chúng tôi chia sẻ sau:

+ Vùng da bị cắn thường sưng nhỏ và có màu đỏ
+ Xuất hiện các nốt đỏ xung quanh vùng da bị cắn
+ Một vị trí nhưng có nhiều vết cắn, có thể là 2-3 vết xếp thành hàng hoặc kề nhau
+ Bọ chét thường cắn ở vùng mắt cá chân, cẳng chân hay vùng kín
+ Ngoài ra, chúng còn có thể ký sinh ở vùng lông nách, éo, rốn, khuỷu tay, đầu gối…

3. Xử lý vết cắn của bọ chét thế nào?

Khi bạn xác định chính xác được mình đang bị bọ chét ký sinh và tấn công vùng da, thì bạn có thể tham khảo qua các xử lý hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ sau đây.

+ Bạn hạn chế tối đa tình trạng gãi vùng da bị bọ chét cắn, để không làm da bị trầy xước, lở lét nghiêm trọng.
+ Nên thực hiện việc rửa vùng da bị bọ chét cắn bằng xà bông, nước sát khuẩn để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, hay lở loét tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây bệnh.
+ Có thể chườm để giảm sưng và ngứa hiệu quả.
+ Sử dụng thêm các loại thuốc giảm ngứa như: Thuốc bôi 7 màu, thuốc kháng histamin, kem dưỡng da chứa calamine, trà xanh… để giúp giảm ngay tình trạng ngứa ngáy cũng như sưng lên của vết thương.

Ngoài ra, khi chưa chắc chắn tình trạng bản thân có phải bị bọ chét cắn hay không, thì bạn nên tiến hành thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám da liễu. Tại đây bạn sẽ được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

4. Cách phòng tránh bọ chét ký sinh hiệu quả

Để có thể giúp cả động vật lẫn con người tránh xa bọ chét cũng như các loài côn trùng ký sinh khác, thì bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, sạch sẽ. Đặc biệt bạn nên tuân thủ và thực hiện các hoạt động sau đây:

+ Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh sống của mình một cách sạch sẽ, khử khuẩn một cách kỹ càng nhất, nhằm loại bỏ triệt để các loài côn trùng ký sinh cũng như trứng của chúng.
+ Đối với những bạn thường nuôi chó mèo, thú cưng trong nhà, thì nên tiến hành tắm rửa định kỳ cho chúng. Giúp loại bỏ triệt để côn trùng ký sinh trên lông thú cưng, từ đó hạn chế tối đa tình trạng tấn công của chúng tới con người.
+ Có thể sử dụng các công nghệ, trang thiết bị loại bỏ bọ chét cho thú cưng của bạn, có thể là vòng đeo cổ chống bọ chét.
+ Nên duy trì việc vệ sinh, khử khuẩn không gian sống định kỳ, nhằm ngăn ngừa các loại ký sinh trùng nguy hại khác….

Như vậy, trên đây Trại Chó Mèo đã giúp các bạn giải đáp chính xác thắc mắc rằng loài bọ chét có cắn người không? Cách xử lý và phòng tránh bọ chét hiệu quả ra sao? Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức cũng như giải pháp phòng tránh loài bọ chét tấn công một cách phù hợp nhất. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Có thể bạn nên xem

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.

Ốc nerita như thế nào? Hướng dẫn chăm sóc ốc nerita trong bể thủy sinh

Ốc Nerita còn được gọi là ốc Nerita hay ốc ngựa vằn, là một trong những loài ốc thủy sinh nước ngọt rất phổ biến.