Cá chép giòn là cá gì?khác nhau thế nào?nuôi ở đâu,giá bao nhiêu tiền?

Cá chép giòn và cá chép là 2 loài khác nhau hoàn toàn. Loài cá chép giòn này sinh sống chủ yếu ở vùng Bắc Việt Nam trong ao hồ, sông suối. 

Cá chép giòn tuổi thọ từ 10 – 20 năm thậm chí có con sống 47 năm. Chúng có giá trị kinh tế và giàu chất dinh dưỡng từ collagen, canxi đến axit amin… Hàm lượng dinh dưỡng của chúng cao hơn hẳn cá chép thường. Cá chép giòn được làm nhiều món hấp dẫn như nấu canh măng chua, chiên giòn xào lăn, nấu riêu, nhúng mẻ…

Cá chép giòn là cá gì?

Cá chép giòn được lai từ cá chép ta với cá chép giòn của Hungary và Nga. Tên tiếng anh của chúng là Carp, tên khoa học Cyprinus carpio. Cá chép giòn được tìm thấy vào năm 1758. Chúng thuộc họ cá chép Cyprinidae là dòng cá vây tia sinh sống vùng nước ngọt với số lượng lớn trên toàn thế giới. Cụ thể cá chép giòn phân bố nhiều ở châu Âu và Châu Á chủ yếu sống trong ao hồ, sông suối hay đồng ruộng.

 

Đặc điểm hình dáng cá chép giòn

Cá chép giòn có thân hình thuôn dài, dẹt về đuôi, màu nhạt với phần lưng hơi cong. Đầu cá thuôn nhưng cân đối với tỷ lệ cơ thể. Miệng cá rộng hình vòng cung, mõm hơi tù với hàm dưới lớn hơn hàm trên. Răng cá chép giòn nhỏ nhưng dày, mắt hơi lồi nằm gần đỉnh đầu. Cá có 2 đôi râu: râu mõm ngắn với râu ở góc hàm dài. 

Cá chép giòn nặng tầm 2 – 7kg, chiều dài từ 50 – 80cm thậm chí có con dài đến 1.2m, nặng 38kg. Vây lưng dài, cứng và kéo dài từ đỉnh lưng đến đuôi. Vây bụng và mang cá mềm, vây hậu môn dài. Vây đuôi dài trung bình chia thùy cân đối ở giữa. Vảy cá to tròn, lưng màu xanh đen, bụng màu vàng xám và bụng dưới trắng bạc.

Phân biệt cá chép giòn với cá chép thường

Cá chép giòn có màu da nhạt, thân hình dài hơn cá chép thường. Nhìn bên ngoài cá chép giòn tròn hơn cá chép thường.  Xét về trọng lượng, cá chép giòn nặng gấp 2 – 3 lần cá chép thường. Đặc biệt khi nấu thịt cá chép giòn không teo mà còn dai do chịu được lửa. So với cá chép thường, cá chép giòn đậm vị béo mềm hơn.

Cá chép giòn được nuôi ở đâu?

Cá chép giòn được nuôi thành công ở Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương…. Nếu về phía nam cá chép giòn cũng có mặt ở An Giang, Lâm Đồng. Xét về kinh tế, cá chép giòn là lựa chọn đáng đầu tư để phát triển. Vì những năm gần đây chúng là món cá khoái khẩu của dân nhậu hoặc người thường đi nhà hàng.

Thịt cá chép giòn ngọt như thịt tôm nhưng dai của thịt lợn. Nếu so với cá trắm, cá chép thường thì cá chép giòn thơm, không tanh và vị ngon nổi bật hơn. Cá chép giòn khi trưởng thành sẽ có khối lượng từ 1.5 – 2.5kg. 

Tập tính của cá chép giòn

Môi trường sống của cá chép giòn

Cá chép giòn phân bố chủ yếu ở Châu Âu các nước Nga, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước châu Á (Trung Quốc, Singapore, Việt Nam…). Ở Việt Nam cá chép giòn sống chủ yếu trong ao hồ, sông suối tại các tỉnh phía Bắc. Cụ thể những địa phương nhiều cá chép giòn là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hòa Bình…..

Thức ăn của cá chép giòn

Cá chép giòn sống ở tầng đáy nước sông nơi tập trung đa dạng các nguồn thức ăn. Vì là loài ăn tạp nên cá chép giòn có thể ăn gần như toàn bộ thức ăn. Trong đó nguồn thức ăn chính của chúng là sinh vật thủy sinh, động vật giáp xác như côn trùng, tôm, sinh vật phù du…. Cá chép giòn ăn rất nhiều, một ngày ăn từ 30 – 40% trọng lượng cơ thể

Tập tính sinh sản của cá chép giòn

  • Cá chép giòn sinh sản vào mùa xuân đến hết mùa thu

Cá chép giòn là loài đẻ trứng vào ban đêm, chu kỳ sinh sản nhiều. Đặc biệt khi sinh chúng sẽ di cư. Thời gian đẻ của cá chép giòn thường diễn ra sau cơn mưa rào nằm gần mặt nước. Mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ mùa xuân đến hết mùa thu (tháng 3 – 6 và tháng 8 – 9). 

Vào mùa sinh sản, cá chép giòn sẽ  bơi dần vào vùng bãi ven sông nơi nhiều bụi rậm hoặc cỏ. Đây là nơi chúng sẽ đẻ trứng. Mỗi lần sinh, cá chép giòn đẻ từ 150 – 300 nghìn trứng. Trứng khi đẻ thường có chất dính giúp bám chặt vào thực vật thủy sinh. Đây là cách bảo vệ trứng cá giòn.

Kỹ thuật nuôi cá chép giòn đúng cách

Chuẩn bị ao nuôi, lồng nuôi cá chép giòn

Cá chép giòn có thể nuôi trong ao đất, bể xi măng hay lồng bè. Vậy khi chuẩn bị ao hồ nuôi cá chép giòn cần chuẩn bị điều gì?

  • Vị trí ao nuôi:

Hãy chọn ao nuôi cá chép giòn gần nhà để tiện quản lý. Nếu ao không gần nhà thì hãy làm chòi gác. Ao nuôi cần phải gần đường đi lại giúp quá trình vận chuyển thức ăn, xuất bán thuận tiện hơn.

  • Diện tích ao nuôi

Vì cá chép giòn kích thước lớn nên ao nuôi cần có diện tích từ 2.000 – 5.000m2. Ao cần được đào sâu hơn 2m với khoảng cách từ mặt nước cao nhất đến miệng ao là 40 – 50cm. 

  • Yêu cầu khi đào ao nuôi

Khi đào ao nuôi cần đảm bảo gần nguồn nước sạch vì cần thay nước thường xuyên. Hãy tránh đào ao ở gần mạch nước ngầm dễ chứa kim loại nặng gây hại cho cá. 

Ban đầu ao cần lót bạc, lát xi măng hoặc kè đá (điểm khác giữa cá chép giòn và cá chép thường). Mục đích để thức ăn cho cá chép giòn không lẫn với thức ăn tự nhiên. Trước lúc thả cá cần tháo cạn, nạo bùn và vớt bèo, san phẳng đáy hồ. Sau khi dọn ao xong rắc bột lên để cân bằng độ PH. 

Ao cần phơi ít nhất 3 ngày rồi mới cho thêm nước (mực nước phù hợp từ 1m5 – 1m8). Nước đưa vào ao phải sạch nên mới sử dụng nhiều tấm lọc khi dẫn nước vào ao. Bạn nhớ không để nước trong ao quá đục hoặc quá trong suốt (cân bằng là tốt nhất).

Chọn cá chép giòn giống

Khi chọn cá chép giòn giống cần lựa những con thân không bị mất nhớt, cơ thể lành lặn không trầy xước hoặc xây xát. Bạn nên lựa cá chép giòn giống có kích thước đồng đều, cùng đàn để không giành thức ăn về sau. 

Trọng lượng cá giống nên từ 0.8 – 1kg 1 con. Khi nuôi cá giống từ nhỏ bạn cần đến 3 năm. Cá chép giòn được nuôi từ 1 – 2 vụ trong 1 năm, trung bình 1 vụ từ 3 – 5 tháng.

Vận chuyển cá chép giòn giống

Trước khi đưa cá giống về ao cần cho chúng nhịn ăn 1 ngày. Kích thước chúng lớn gây khó khăn khi di chuyển nên cần có sục khí cung cấp oxy liên tục để cá sống và không mệt. Mật độ trong thùng vận chuyển từ  70 – 80kg/m2 hoặc chia ra bao cát chứa 20L nước, 1 bao thả 10 con. Bao đựng cá cần xếp chặt, tránh va chạm khi di chuyển. Nhiệt độ tốt nhất từ 20 – 25 độ C, vận chuyển cá vào sáng sớm hay chiều muộn đều tốt. 

Thả cá chép giòn

Mật độ thả cá trong lồng bè là 0.5 – 0.7m2 / con. Nếu nuôi ao đất, mật độ từ 0.5 – 1 con / m2. Mật độ thả cá cao quá làm chúng giành đồ ăn ảnh hưởng chất lượng. Nếu muốn tăng tỷ lệ sống và phòng bệnh thì trước khi thả cá vào ao nuôi cần tắm cho chúng theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Bạn dùng thuốc tím (30 – 50g/m2 ) tắm cá. Ngâm cá vào dung dịch này tầm 10 – 15 phút.
  • Cách 2: Bạn dùng muối pha loãng 2 – 3% cho vào bể ngâm cá từ 5 – 10 phút. 

Sau khi tắm cá thì vớt chúng lên cho vào ao nuôi lúc chiều tối vì lúc này mát mẻ. Bạn mở miệng túi từ từ để không làm cá bị sốc nhiệt nước ao và môi trường.

Chăm sóc và quản lý cá chép giòn

  • Quản lý thức ăn và cho cá ăn phù hợp

Khi nuôi cá chép giòn trong ao cần tuyển chọn thức ăn cẩn thận vừa đảm bảo dinh dưỡng để phát triển nhanh mà vẫn an toàn không gây hại cho cá. Nếu cho cá ăn ăn đồ chất lượng thịt cá sẽ giòn ngon mang lại giá trị kinh tế. 

Khẩu phần đồ ăn cần điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển. Nếu sức khỏe  cá hay thời tiết thay đổi thì cũng linh hoạt chỉnh lại khẩu phần ăn. Thức ăn cho vào ao vừa đủ không dư hay thiếu. Đây là cách tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và giúp cá tăng trưởng nhanh. 

  • Quản lý số lượng hao hụt trong khi nuôi và phòng bệnh cho cá chép giòn

Vì giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, cần cho thêm Tiên Đắc I trộn cùng thức ăn ép cám viên 1 tháng 1 lần (liều 100g thuốc / 500kg cá 1 ngày). Bạn cho cá ăn liên tục 3 ngày sẽ nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra có thể lấy tỏi xay (3 – 5kg) trộn cùng 1 kg thức ăn ép cám viên nổi. Nếu được thì bổ sung thêm vitamin C (30 ng/kg) thức ăn cho cá ăn mỗi ngày.

Phòng bệnh cho cá chép giòn

Thu hoạch cá chép giòn

Tùy theo trọng lượng cá đầu ra mà bạn mong muốn thì chọn thời điểm thu hoạch tương đương. Thông thường là thu hoạch sau 5 đến 6 tháng. Trước lúc thu hoạch thì nên cho cá nhịn ăn 1 ngày. 

Giá trị dinh dưỡng từ cá chép giòn

Cá chép giòn giàu collagen – một chất làm đẹp quá tuyệt vời cho chị em phụ nữ. Hàm lượng collagen còn nhiều gấp 2.8  lần so với cá chép thường. Độ giòn còn cao gấp 5 lần cá chép thường.

So với cá chép thường, protein trong thịt cá chép giòn hơn hẳn. Hàm  lượng canxi trong cá chép giòn  hơn 17.5% so với cá chép thường. Các axit amin thiết yếu cùng axit amin thơm (phenylalanine tyrosine) trong 100gr cá chép giòn là  6,70g và 6,61g.

Hàm lượng axit amin trong 100g cá chép giòn là 16.8g cao hơn lươn 14.5%, thấp hơn cá hồi (17.7g). Bù lại axit amin thiết yếu trong 100g cá chép giòn ;à  6.7g (gần bằng cá hồi 7.22g), hơn lươn (5.46g). Nhìn chung giá trị dinh dưỡng của cá chép giòn ngang bằng cá hồi và lươn. Trong khi đây là các thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao với mức giá hơn hẳn cá chép giòn. 

Giá cá chép giòn bao nhiêu tiền một kg? Mua ở đâu?

Hiện nay cá chép giòn không chỉ xuất hiện trong tự nhiên ( ao hồ, sông suối) mà còn được nuôi trong các bè chất lượng. Đặc biệt khu vực Bắc Bộ sẽ quen với loại cá này, hầu như thời điểm nào trong năm cũng mua được. Ngoài ra để mua cá chép giòn thì bạn nên đến chợ cá, các siêu thị hay cửa hàng chuyên hải sản. 

Giá thành cá chép giòn không quá cao phù hợp thu nhập của người dân Việt Nam. Giá bán của chúng tùy thuộc theo kích cỡ, thời điểm. Trong đó

  • Cá chép giòn loại 1: Giá 350 – 450 nghìn đồng/kg.
  • Cá chép giòn cỡ trung bình: Giá  220 – 250 nghìn đồng/kg
  • Cá chép giòn giống: 90 – 250 nghìn đồng cho 1 túi cá giống.

Các món ngon từ cá chép giòn

Cá chép giòn om dưa

Nguyên liệu: cá chép giòn, cà chua, dưa cải muối chua, hành tím, thìa là, hành lá, dầu ăn, nước mắm. 

Cách chế biến: Đầu tiên làm sạch cá chép giòn rồi cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Kế tiếp chiên cá ngập dầu, hơi vàng nhạt thì lấy ra. Hành tím với cà chua thái miếng. Bạn cho thêm nước và cá chép cùng nước mắm vào kho. Cá chín thì nêm vừa ăn, hành lá thìa là cho vào rồi tắt bếp.

Cá chép giòn om dưa
Cá chép giòn om dưa

Cá chép giòn nướng

Nguyên liệu: Bạn chuẩn bị cá chép giòn, dầu ăn và muối ớt. 

Cách chế biến: Cá chép làm sạch vảy, ruột và mang. Sau đó ướp cùng muối ớt từ 15 – 20 phút. Bạn có thể nướng cá bằng than hoặc giấy bạc. Trong đó nướng than thơm ngon hơn. Cá chín dọn ra ăn kèm bánh tráng, rau sống và nước mắm chanh tỏi ớt. 

Cá chép giòn nấu mẻ

Nguyên liệu: cá chép giòn, cà chua, hành lá, thì là, nghệ, hành, ớt, nước mắm, muối, tiêu, hạt nêm.

Cách chế biến: Cá làm sạch, hành lá và thìa là cắt khúc, ớt cắt lát, hành băm nhỏ, nghệ cạo vỏ  giã nhuyễn lọc lấy nước cốt. Chiên sơ cá trước. Hành phi thơm rồi cho lượng nước vừa đủ vào nêm gia vị vừa ăn, cho nước ép nghệ vào. Bạn cho cá vào nồi, để lửa nhỏ từ 15 – 20 phút. Sau đó cho cà chua, hành tươi, thìa là vào đun sôi. Cuối cùng thêm nước mẻ vào đun sôi lần nữa mới tắt bếp. 

Cá chép giòn nấu mẻ
Cá chép giòn nấu mẻ

Cá chép giòn chiên xù

Nguyên liệu: cá chép giòn, ớt, tỏi, hạt nêm, dầu ăn.

Cách chế biến: Bạn là sạch cá, cắt khúc vừa ăn. Ướp cá với tỏi ớt xay nhuyễn và hạt nêm rồi đợi 15 phút để ngấm mới đem cá đi chiên. Chiên cá ngập dầu, lửa vừa để chín đều. Món cá chép giòn chiên xù sẽ ngon hơn khi ăn cùng nước mắm me hoặc mắm ớt.

Cá chép giòn hấp bia

Nguyên liệu: Cá chép giòn, nấm hương, bia, hành lá, cà chua, sấu, thìa là, bột canh. 

Cách chế biến: Đầu tiên làm sạch cá chép và ướp với bia cùng bột canh trong vòng 20 phút. Khi ướp cho nấm hương, cà chua với sấu vào lớp cuối cùng. Sau khi 20 phút thì bắt đầu hấp cá (cá chín không còn tanh hay có mùi bia). Món này nên ăn khi còn nóng và kèm nước mắm chua ngọt, bánh tráng, bún với rau sống.

Cá chép giòn nấu riêu 

Nguyên liệu: Cà chua, cá chép giòn, hành lá, thì là, hành khô, gia vị (: nước mắm, hạt nêm, muối, đường, mì chính, dầu ăn), mẻ ngấu, rau xà lách và rau thơm 

Cách chế biến: Cá làm sạch rồi cắt làm đôi. Cà chua bổ múi cam, hành lá với thì là cắt nhỏ. Hành khô băm nhuyễn. Bạn lọc mẻ ngấu lấy nước đặc rồi phi thơm hành khô để xào cà chua với xíu nước. Sau đó cho nước vào đun sôi. Bạn nêm nước dùng với bột nêm, nước mắm. Nước sôi thì cho cá vào rồi xuống mẻ từ từ đến khi có độ chua hợp ý. Bạn đun nhỏ lửa để cá sôi lại. Sau cùng cho thì là, hành lá vào đảo nhẹ tắt bếp. Món này ăn kèm nước mắm chua ngọt. 

Lời Kết

Trên đây là những chia sẻ thông tin chi tiết về cá chép giòn, từ wesite Trại chó mèo. Loài cá này giá thành không quá cao lại giàu dinh dưỡng, thịt giòn ngon nấu được nhiều món hấp dẫn. Chúng mang đến giá trị kinh tế cho ngư dân và là thức ăn bổ dưỡng dành cho con người. Đặc biệt bạn dễ dàng tìm mua chúng ở các siêu thị , cửa hàng cung cấp đồ hải sản. 

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.