Cá chình là cá gì? Lợi ích như thế nào với sức khỏe?

Cá chình biển trước giờ luôn được xếp vào những món ăn ăn đặc sản cùng giá trị kinh tế cao. Vị ngọt béo đặc trưng của loại cá này khiến người thưởng thức một lần đã ăn là nhớ mãi hương vị.

Ngoài hương vị thơm ngon thì cá chình cũng vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Có cá chình biển, vậy có cá chình nước ngọt không? Có thể chăn nuôi cá chình thương phẩm được không và làm như thế nào? Cùng khám phá những thông tin về loại cá này trong bài viết dưới đây nhé!

Cá chình là cá gì?

Cá chình là loài cá thuộc họ Anguillidae, chi Anguilla, gồm 19 loài và 5 phân loài khác nhau. Loài cá này có thể sinh sống cả ở trong môi trường nước mặn, lợ và nước ngọt và có tập tính di cư. Chúng được tìm thấy nhiều ở các biển thuộc khu vực Châu Á và vùng bờ Đông Bắc Mỹ.

Cá chình cò thể sinh sống ở nước mặn, nước ngọt và nước lợ
Cá chình cò thể sinh sống ở nước mặn, nước ngọt và nước lợ

Đặc điểm cá chình

Đặc điểm sinh học của cá Chình

Cá chình có vẻ ngoài khá giống lươn hoặc rắn biển với phần đuôi dài cùng chiếc đầu nhọn. Thân của chúng trong lẳn với phần bụng màu xám hoặc trắng nhạt. Cá chình là loài cá da trơn với bộ da dày và nhớt. Một con cá chình trưởng thành có chiều dài khoảng từ 60 – 200cm với cân nặng từ 250gr – 17kg.

Cá chình có phần mặt khá bé nhưng lại sở hữu một chiếc miệng lớn cùng cặp môi dày. Răng của chúng khá nhỏ và được sắp xếp thành từng dải. Vây lưng và vây hậu môn của cá chình nối liền với vây đuôi tạo thành một đường dài. Ngoài ra, chúng còn có vậy ngực tròn và ngắn, đồng thời không có vây bụng.

Một đặc điểm khá thú vị của loài cá này là cá chình hô hấp qua da. Chính vì vậy nên da của chúng thường rất nhớt và trơn.

Tập tính ăn và sinh trưởng của cá chình

Cá chình ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong tự nhiên, chúng thường có xu hướng ăn các loại động vật nhỏ như cá, tôm nhỏ, giun nhiều tơ, mục, sinh vật phù du… hay một số loài thực vật như rong, rêu, tảo…

Cá chình có thể sống trong môi trường nước khác nhau và có thể thích nghi với nhiệt độ từ thấp đến cao 1 – 38 độ C. Loài cá này sẽ sinh trưởng mạnh trong những làn nước ấm, còn khi vào đông, quá trình sinh trưởng của chúng sẽ bị chậm lại.

So với nhiều loài cá có thể nuôi thương phẩm khác, cá chình sinh trưởng khá chậm. Giai đoạn đạt từ 300gr trở lên, chúng lại càng sinh trưởng chậm hơn. Ở giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng chỉ bằng 1 /10 tốc độ trong giai đoạn cá đạt trọng lượng từ 70 – 100gr. Ngoài ra, khi đạt chiều dài khoảng từ 40cm thì những con cá chình đực cũng phát triển chậm hơn các con cái

Tập tính sinh sản của cá chình

Cá chình có tập tính di cư khi sinh sản. Khi những con cá chình thành thục (con cái từ 4 – 6 năm tuổi, con đực từ 3 – 4 năm tuổi), chúng sẽ di cư đến những vùng biển sâu để đẻ trứng và thụ tinh.

Mỗi lần đẻ, con cái cho ra từ 7 – 12 triệu quả trứng rồi các con đực sẽ đến để giúp trứng thụ tinh. Sau khi thụ tinh khoảng từ 2 – 3 ngày trứng đã có thể nở và di chuyển lên những vùng tầng mặt để sinh sống, phát triển. Những cá chình con sau khi nở khoảng 165 ngày sẽ trôi dạt về những vùng cửa sông để tiếp tục sinh sống, phát triển. 

Kỹ thuật nuôi cá chình trong ao đất

Cá chình có thể sống trong nhiều môi trường nước khác nhau nên hiện nay, người dân thường nuôi cá chình thương phẩm trong ao đất.

Ao nuôi cá chình

Với ao nuôi cá chình, bạn cần có một khu vực đất với diện tích ao nuôi ít nhất từ 800m2. Cần đào ao sao cho mức nước trung bình trong ao cao từ 1 – 1.2m, bờ ao phải cao hơn mặt nước ít nhất 60cm. Đáy ao có thể rải cát hoặc cát bùn.

Để đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho cá, cần ghè ao kỹ càng để ao không bị rò rỉ, đảm bảo môi trường nước trong sạch. Độ pH trong ao cần duy trì ở mức trên 6.8 và giữ ao ít bị ảnh hưởng bởi nước mưa nhất có thể.

Mật độ thả cá chình

Nên thả cá chình vào thời điểm từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4 khi nhiệt độ nước đủ ấm (từ 13 độ C). Tùy theo điều kiện ao, phương thức nuôi và cá giống mà bạn có thể thả với mật độ khác nhau:

  • Thả 12-15 con/m2 loại 20gr/con hoặc 9 – 12 con/m2 loại 50gr/con nếu muốn đạt năng suất khoảng 15 tấn/ha
  • Thả 300 – 350 con/m2 nếu muốn đạt năng suất 100 tấn/ha.

Kỹ thuật nuôi cá chình

Thức ăn và cho cá chình ăn đúng kỹ thuật

Bạn có thể dùng thức ăn tươi hoặc thức ăn nông nghiệp, miễn là đảm bảo đủ chế độ dinh dưỡng cho cá. Cần cho ăn theo nguyên tắc  4 định: định chất – định lượng – định thời gian – định địa điểm. Để cá phát triển tốt nhất, thức ăn cần đạt tỷ lệ: đạm 45%, mỡ 3%, canxi 2.5%, photpho 1.3%, cellulo 1% cùng với các loại muối khoáng, vitamin và vi lượng.

Nếu cho cá ăn thức ăn tuổi, nên cho khối lượng thức ăn bằng 20 – 30% tổng khối lượng cá. Với thức ăn chế biến công nghiệp, nên cho cá ăn khoảng từ 3 – 4% khối lượng so với tổng cơ thể.

Bổ sung dưỡng chất nuôi cá chình

Để giúp cà hấp thụ dinh dưỡng và phát triển tốt hơn, bạn nên trộn thêm vào thức ăn các loại dưỡng chất như: men tiêu hoá đường, men bia (tỉ lệ 2 – 3%), elisa của khuẩn đơn bào (tỉ lệ 1 – 2%), hỗn hợp các vị khuẩn sống như: các chủng lactobacillus.sp, Pediococcus acidilactici cùng với các chất nuôi cấy.

Các phương pháp đề phòng cá chình bỏ ăn

Để phòng việc cá có thể bỏ ăn, chán ăn. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp như:

  • Che chắn râm mát nơi cá ăn
  • Tăng thêm điểm cho cá ăn
  • Đưa thức ăn vào lồng với các kích cỡ mắt lưới khác nhau giúp tránh tình trạng cạnh tranh thức ăn giữa cá lớn và cá nhỏ.
  • Phân loại cá hàng tháng để cho những con cá có cùng kích cỡ ở chung một môi trường.

Các bệnh thường gặp ở cá chình

Bệnh ký sinh trùng  thường xuất hiện ở cá chình

Để tránh việc cá mắc bệnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng chung cả đàn. Cần phát hiện bệnh cho cá sớm để chữa trị kịp thời.

Bệnh trùng mỏ neo ở cá chình

Triệu chứng: giảm ăn, có các ổ viêm ở da, mang, vây, xuất huyết…

Nguyên nhân: gây bệnh trùng mỏ neo ở cá trình là do loại trùng có tên Lenara cắm vào cơ thể cá. Loại trùng này có dạng mỏ neo với chiều dài từ 8 – 16mm, trông như những cái que.

Khi phát hiện cá mắc trùng mỏ neo, bạn cần dùng lá xoan bó thành từng bó (liều lượng 0.6kg lá/1kg cá) để ở dưới đáy hoặc trộn Hadaclean A vào thức ăn cá theo liều lượng mà nhà sản xuất khuyến cáo. Dùng liên tục như vậy trong khoảng 5 – 7 ngày để giải quyết căn bệnh này của cá.

Rận cá ở cá chình

Triệu chứng: viêm loét do trùng ký sinh bám trên da, hút máu

Nguyên nhân gây bệnh do một số trùng thuộc giống Argulus có màu trắng nhà. Loài trùng này có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.

Để loại bỏ tình trạng rận ở cá, bạn có thể dùng phương pháp điều trị như với việc điều trị trùng mỏ neo hoặc dùng thêm KMnO4 (thuốc tím) theo nồng độ 10g/m3 và CuSO4 (đồng sunphat) liều lượng 5g/m3 để tăng hiệu quả điều trị.

Bệnh nấm thủy mi ở cá chình

Triệu chứng: thân cá gầy, đen sẫm, xuất hiện nhiều vết loang màu trắng

Để điều trị, bạn có thể dùng thuốc tin liều lượng 5g/kg trộn vào thức ăn cho cá ăn trong khoảng từ 5 – 7 ngày.

Bệnh đốm đỏ ở cá chình

Triệu chứng: cá bị xuất huyết, ứ nước vàng ở vùng thân, bụng và vây. Bụng đỏ bầm, trương to và chưa dịch, cá lờ đờ, bỏ ăn và chậm chạp.

Nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ ở cá chình là do loại vi trùng Pseudomonas hoặc Aeromonas xâm nhập vào cơ thể.

Để điều trị, cần sử dụng kháng sinh Hadaclean theo tie lề 5g/ 1kg thức ăn cùng Vitamin C tỷ lệ 5g/1kg  rồi cho cá ăn liên tục trong 5  – 7 ngày. Từ ngày ăn thứ 3, có thể giảm liều lượng xuống 1 nửa nếu tình trạng của cá khả quan hơn.

Bệnh mất nhớt ở cá chình

Triệu chứng: bơi kém, kém ăn hoặc bỏ ăn

Nguyên nhân: của tình trạng này có thể do cá bị sốc khi vận chuyển, đánh bắt hoặc sự thay đổi môi trường sống đột ngột. Bởi vậy, khi đánh bắt, vận chuyển cá cần nhẹ nhàng, tránh việc làm cá bị xây xước.

Để khắc phục tình trạng mất nhớt ở cá chình, có thể dùng formol nồng độ 20 – 25ml/3 nước vào thay ½ lương nước sau 24 giờ.

Bệnh lở loét ở cá chình

Triệu chứng: cá ít ăn hoặc bỏ ăn, lờ đờ, di chuyển chậm chạp, màu da nhợt nhạt và có những vết loét có thể ăn sâu tận xương.. Bệnh lở loét ở cá chình có nguyên nhân chủ yếu từ các loại virus, vi khuẩn, vi trùng…

Để trị bệnh, cạn cần cho cá dùng kháng sinh Osamet Fish và Hadaclean theo liều lượng 5 – 10g thuốc / 1kg thức ăn và dùng liên tục trong 5 – 7 ngày.

Giá trị dinh dưỡng từ cá chình

Cá chình chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều nhóm chất bổ ích khác nhau. Lượng đạm có trong cá chình còn cao hơn cả thịt bò, lợn gà. Loại cá này cũng chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 cùng nhiều khoáng chất: lysine, omega-3, kẽm, sắt, kali, phốt-pho.

Trong 100gr thịt cá chình chín có tời 23.65gr protein, 14.9gr chất béo và cung cấp khoảng 236 calo cho cơ thể.

Cá chình có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ gân, xương khớp và trừ phong thấp. Ngoài ra, lượng thiamine và vitamin B1 dồi dào có trong cá chình cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer ở người già.

Giá cá chình bao nhiêu tiền một kg? Mua ở đâu?

Với cá chình thương phẩm, mỗi kg cá có giá từ 350 – 400 nghìn đồng tuỳ theo kích thước cá. Với những con cá chình được khai thác từ tự nhiên, giá cá dao động trong khoảng từ 450 – 500 nghìn đồng cho mỗi kg nhưng khá khó để mua được bởi loài này hiện nay rất hiếm

Các món ngon từ cá chình

Cá chình cho thịt ngọt béo cùng giá trị dinh dưỡng cao, nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ loài cá này:

Cá chình om măng chua

Nguyên liệu: cá chình, măng chua, cà chua, hành lá, hành tím, rau thơm, gia vị thông dụng

Cách làm:

  • Cá chình làm sạch, cắt khúc rồi ướp với gia vị vừa ăn
  • Hành tím băm nhỏ, măng luộc kỹ, cắt khúc vừa ăn
  • Phi thơm hành tím rồi cho cà chua vào xào sơ rồi cho măng đã luộc vào đảo cùng. Sau đó cho thêm nước vừa đủ, đợi khi nước sôi thì cho cá chình đã tẩm ướp vào, đun lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Khi cá chín mục, cho hành lá, rau thơm vào rồi tắt bếp, bày ra bát và thưởng thức

Cá chình om măng chua là sự kết hợp hài hoà giữa vị béo ngọt của thịt cá cùng vị chua dịu, thơm nhẹ của măng, cà chua đem đến trải nghiệm hoàn hảo cho vị giác.

 Lẩu cá chình

Nguyên liệu: cá chình, sả, củ cải trắng, xương lợn, rau nhúng lẩu, gia vị thông thường.

Cách chế biến lẩu cá chình khá đơn giản:

  • Làm sạch cá chình, cắt khúc rồi luộc sơ với sả cho bớt tanh
  • Trần qua xương lợn với nước sôi rồi cho vào hầm cùng củ cải trắng, sả cây để lấy nước dùng lẩu. Cho gia vị vừa ăn.
  • Các loại rau nhúng lẩu rửa sạch, để ráo nước

Khi thưởng thức, chỉ cần nhúng đồ ăn vào nồi nước lẩu rồi ăn nóng. Lẩu cá chình vừa đơn giản trong chế biến, vừa giúp giữ được trọn vị của cá

Cá chình xé phay

Nguyên liệu: cá chình loại to, muối, gừng, hành, rượu

Cách làm:

  • Xẻ phần lưng cá rồi bỏ ruột, mang, làm sạch toàn bộ cá rồi xát đều muối khắp con cá
  • Đem cá đi treo gió trong khoảng 1 tuần cho đến khi cá khô.
  • Khi cá đã khô và săn lại, đem cá xuống, cắt thành từng khúc rồi đem ướp với hành, gừng, rượu và hấp trong vòng 15 phút.
  • Đợi đến khi cá nguội, lột bỏ da, tách xương rồi xé nhỏ là đã có thể thưởng thức

Cá chình nướng

Nguyên liệu: cá chình, riềng, mẻ, nghệ, gừng, chanh, húng lủi, mắm tôm và các loại gia vị thông thường

Cách làm:

  • Bỏ vỏ rồi cho vào cối giã nhỏ, vắt  lấy nước các loại nguyên liệu: nghệ, gừng, riềng. Chanh vắt lấy nước cốt
  • Cá chình làm sạch, lọc xương, để ráo rồi cắt thành khúc dày khoảng 3-4cm.
  • Cho hỗn hợp nước riềng, gừng, nghệ, chanh cùng riềng đã giã nhỏ, mắm tôm, hạt tiêu, dầu ăn, mẻ vào đảo đều với cá và ướp trong vòng 20 phút.
  • Bọc cá trong giấy bạc hoặc lá cuối, nước trong lò nướng hoặc bếp than cho đến khi cá chín đều là có thể thưởng thức.

Cá chình om chuối

Cá chình om chuối là một đặc sản của những người dân miền biển

Nguyên liệu: cá chình loại to, thịt ba chỉ, chuối xanh, đậu hũ, bún, hạt tiêu, dấm, mắm tôm, riềng, mẻ, nghệ, lá lốt, tía tô, hành hoa, ớt cùng các gia vị thông dụng

Cách làm:

  • Cá chình cắt khúc, thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn, làm sạch, để ráo
  • Các loại nguyên liệu sơ chế, làm sạch
  • Tỏi băm nhỏ, phi thơm rồi cho thịt ba chỉ vào đảo đều, cá trình rán chín. Sau đó cho thêm chuối cắt khoanh vừa ăn và đậu hũ cắt miếng vào, thêm nước sâm sấp và bắt đầu om
  • Cho thêm mắm tôm, hạt tiêu và các gia vị vừa ăn vào, đun nhỏ lửa đến khi nước sệt lại
  • Khi chín, cho thêm một chút ớt thái nhỏ, tía tô, hành lá, lá lốt vào, đảo đều rồi tắt bếp là các thể thưởng thức

Món cá chình um chuối này thường được ăn cùng bún cho hương vị hòa quyện, thơm ngon, tròn vị.

Lời kết

Cá chình là loài cá da trơn cho thịt ngọt béo và giá trị dinh dưỡng cao. Loại cá này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn lại hiệu quả kinh tế tốt cho người chăn nuôi. Hy vọng với những kiến thức mà Trại chó mèo chia sẻ, bạn có thể nắm tất cả những thông tin rõ nhất về cá chình.

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.