Cá La Hán như thế nào?giá bao nhiêu?cách nuôi để lên đầu và màu đẹp

Cá La Hán tên tiếng Anh Flowerhorn là loài cá cảnh cực kỳ được ưa chuộng ở thế giới và Việt Nam. Chúng có đầu gù to giống ông tiên nên mới gọi là La Hán.

Cá La Hán là loài cá cảnh được yêu thích hơn cả cá rồng và cá dĩa. Ngoại hình đẹp với màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là đầu gù to rất nổi bật. Nhiều người quan niệm cá La Hán mang đến may mắn, thịnh vượng vì thân hình lấp lánh ánh châu. Loài cá này dễ nuôi nên cũng phù hợp với những ai mới tìm hiểu nuôi cá cảnh. 

Nguồn gốc và cách nhận diện cá La Hán

Nguồn gốc của cá La Hán

Cá La Hán không phải cá tự nhiên mà được lai tạo từ nhiều loài chung 1 họ cá rô phi với hơn 400 loài khác nhau. Những con cá La Hán đầu xuất hiện ở bể nuôi Malaysia. Sau đó năm 2001, các cuộc thi đầu tiên về cá La Hán xuất hiện làm cho phong trào nuôi loài cá này phát triển khắp châu Á. Ở Việt Nam trào lưu nuôi cá La Hán phát triển mạnh từ 2004.

Ngoại hình cá La Hán

Ngoại hình đẹp vì chúng được lai tạo từ nhiều loài cá. Hình dáng giá trị nhất là đầu gù rất to, màu sặc sỡ, thân có dấu đen sậm màu, đuôi với vây dài to. Khi trưởng thành chiều dài tầm 25 – 30cm. Thân cá có nhiều màu sặc sỡ và gần như không giống màu nhau. Mỗi cá thể đều được xếp màu ngẫu nhiên. Chúng có nhiều màu như ánh bạc, đỏ hồng, đỏ rồng, ánh xanh, đen đậm…. 

Cá la hán có đầu gù to, màu sặc sỡ, dấu đen sậm màu
Cá la hán có đầu gù to, màu sặc sỡ, dấu đen sậm màu

Cách chọn cá La Hán khoẻ đẹp?

Cá La Hán trưởng thành

Đầu gù, thân hình oval, đuôi xòe dài

  • Màu sắc: Chủ yếu màu đỏ từ má đến bụng nhưng vẫn có màu nền khá giống màu đỏ rực.
  • Hình dạng: Thân dày, hình oval (nhiều con khá giống hình tròn). Bụng đầy đặn, không nếp gấp. 
  • Đốm ngang màu đen: Cá khỏe thì đốm đen càng đậm. Đốm giống chữ phúc, lộc, thọ trong tiếng Hoa càng giá trị cao.
  • Vảy hạt trai: Đa số màu xanh nhưng có cả đen. 
  • Đầu: Đầu gù càng to càng giá trị cao. 
  • Mắt: Đôi mắt tròn, lanh lợi nằm 2 bên đầu.
  • Vây, đuôi: Hãy chọn con có vây và đuôi thẳng đứng, phần đuôi càng xòe và dài thì giá trị càng cao.

Cá La Hán con

Cá La Hán con thì khó chọn do nguồn gốc chủ yếu là từ bố mẹ. 

  • Hãy chọn cá La Hán con từ những đơn vị uy tín đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. 
  • Cá La Hán con phải có màu rõ ràng, gú nhú cao.
  • Cá nuôi nhốt từ nhỏ, gù to hơn cá nuôi tự nhiên.
  • Hãy chọn cá con to nhất vì thường khỏe.
  • Bạn đừng ham rẻ và hãy chọn cá lành lặn không rách vây hoặc vảy.

6 Loại cá La Hán phổ biến hiện nay

Cá La Hán Thái đỏ

Chủ yếu được lai ở Thái Lan, nổi bật với phần vảy dạng sợi kết dính nhau gọi là châu bệt. Những con có toàn thân là sợi châu bệt gọi là La Hán ngũ sắc (rất hiếm). Thân màu đỏ với nhiều châu phát sáng đặc biệt ở đuôi, vây đuôi xòe to khi bơi uyển chuyển. Nhược điểm gù đầu nhỏ và gần như cá đực đều vô sinh.

Cá La Hán kim cương

Đây là dòng cá La Hán đẹp nhất tại Việt Nam còn được biết đến với tên gọi khác là La Hán phúc lộc thọ. Loài này được lai từ cá rồng xanh với cá Châu kim cương. Thân hình chắc khỏe, hàng vảy châu rõ kéo dài từ mang đến chân đuôi. Thân tròn với các hạt châu trắng, dòng chữ in dọc 2 bên. Đầu tròn, phình to về trước, mắt đỏ, hai má vàng. Nhược điểm đa số đuôi cụp, thân không lớn qua 4 ngón tay. 

Cá la hán Kim cương có thân hình nhỏ khiên tốn

Cá La Hán phượng hoàng lửa

Tên tiếng Anh Red Phoenix hay Fiery/Fire Phoenix. Màu sắc đúng tên gọi là đỏ rực sặc sỡ. Thực tế chúng là kamfa đỏ toàn thân. màu đỏ ổn định thay vì rực rỡ như  Super red. Loài cá la hán kamfa đỏ toàn thân này rất khó lai tạo. 

Cá La Hán phượng hoàng lửa màu đỏ nổi bật, rất khó lai tạo

Cá La Hán trân châu

Pearl Flowerhorn – cá La Hán trân châu là loài phổ biến nhất. Điểm khác biệt là có nhiều vảy màu xanh dương, bạc hoặc xanh lục với 2 màu nền chủ đạo: đỏ và anh. Loài này có thể phân thành 2 loại châu: châu hột và châu sợi. Những con có châu lên đến đầu gọi là châu quấn đầu.

Cá la hán chân châu giòng cá này khá phổ biến

Cá La Hán King Kamfa

Cá La Hán King Kamfa chủ yếu nhập từ Thái Lan. Con đực không thể phối giống với con cái. Do đó người ta sẽ lai tạo La Hán King Kamfa cái với con đực khác (chủ yếu thuộc họ cá rô phi). 

Cá La Hán Thái Silk

Chúng có mặt ở Việt Nam từ 2008, bắt nguồn từ Thái Lan. Thân có vảy ánh xanh hoặc bạc khắp toàn thân, sợi châu dài trên thân không có chữ. Ngoại hình và màu có nét đặc trưng với La Hán Trân Châu. Màu sắc độc lạ nên được yêu thích, con La Hán Thái Silk đầu gù to thì khá hiếm. 

Tính cách chung của cá La Hán

Tính cách hung dữ, tính chiếm lãnh thổ cao. Cá La Hán không thân thiện với loài cá khác trong bể. Chúng thường gây hấn hay bỏ đói cá yếu. Do đó phải chọn những con cá lớn, hung dữ hơn thì mới sống chung với chúng được. Loài này cũng không sợ người ngược lại tương tác cao với bản tính mạnh mẽ. Bản tính hiếu chiến này là được truyền từ tổ tiên Cichlid. Trong tự nhiên vì cá La Hán hung dữ nên là loài xâm lấn nguy hiểm ở  biển Singapore và Malaysia.

Đặc điểm sinh trưởng cá La Hán

Cá La Hán có tuổi thọ hơn 10 năm, khỏe mạnh, ít bệnh tật và dễ nuôi vì ăn tạp. Cá trưởng thành thừa hưởng các điểm đặc biệt của cá bố mẹ đặc biệt màu sắc không giống con nào. Chúng thích nước sạch, nhiệt độ nước phù hợp từ 20 – 32 độ C, độ PH nước 5 – 7. Dù sinh sản dễ nhưng cá trưởng thành có màu đẹp, đầu gù to lại không nhiều. Chúng có khả năng chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt.

Cách phân biệt giới tính cá La Hán

Đốm đen trên vây lưng 

Dù độ chính xác không cao nhưng đây là cách phân biệt phổ biến (tỷ lệ chính xác 60%). 

  • Vây lưng có đốm đen: 60% cá mái.
  • Vây  lưng không đốm đen: 80% cá đực.
Cá la hán chưa trưởng thành phân biệt giới tính rất khó

Quan sát động thái

Bản tính cá đực lì lợm, cá cái thì nhát và chuyển màu. Khi sống trong tình trạng thức ăn không đầy đủ nếu lấy tay quẫy nhẹ vào bể con nào không hoảng bỏ đi là cá đực. Lúc ăn no khi con người đến gần cá đực sẽ bơi đến một hốc nào đó bên cạnh.

Quan sát trạng thái tĩnh

Hãy nhìn cá con nếu bụng phình to thì khả năng cao con cái. Nếu lật mình cá nhìn cơ quan sinh dục mà hơi lồi thì đó là cá đực, ngược lại con mái. 

Xương vây lưng cá 

Hãy nhìn xương vây lưng từ cái thứ nhất đến cái thứ 6 hình tròn là cá đực còn nhỏ hình dẹp là cá cái.  

Vây bụng cá

Nếu tay tiếp xúc vây bụng mà thấy mềm mại thì khả năng cao cá cái, cứng thì là cá đực. Do cá mái sinh cần dùng vây bụng nên sẽ mềm. 

Tuyến ngực cá

Tỷ lệ chính xác cao. Nếu cá đực tuyến ngực ở bụng khá nhọn, hàm dưới giống như nhiều cục thịt to. Nếu tuyến ngực tròn thì là cá cái.

Hướng dẫn cách chăm sóc cá La Hán

Chế độ dinh dưỡng cho cá la hán

Tất cả thức ăn mà cá cảnh khác ăn được như trùng, cá, thịt, tép.. cá La Hán đều ăn được. Một ngày cho ăn 2 bữa số lượng vừa đủ vào khung giờ cố định. Cá La Hán mới đẻ trong tuần đầu nên cho ăn ấu trùng artemia. Sau 1 tuần thì cho ăn đồ bình thường. Nếu muốn cá lên màu và gù đẹp thì nên cho ăn tôm hoặc tép xay nhuyễn cùng men vi sinh với vitamin. Hoặc cho chúng ăn  cá sống, cá mồi, động vật nhỏ.

Bể nuôi cá cá la hán

Tính cách năng động, di chuyển nhiều nên hãy chọn hồ kích thước tối thiểu gấp đôi cá trưởng thành. Trong hồ không cần cây thủy sinh hay đá san hô. Vì cá La Hán có thể phá hoại chúng dẫn đến tổn thương cơ thể. Vì bản tính hung dữ nên hay nuôi chúng một mình. Nếu muốn nuôi chung hồ cá khác thì hãy chọn loài hung dữ như cá lóc cảnh, cá phát tài.

Nếu nuôi chung với 1 số cá khác bạn nên chọn loại cá phù hợp với chúng

Cách chăm sóc cá La Hán sinh sản

Kết đôi trống mái cá la hán

Thời điểm ghép đôi là khi bộ phận sinh dục cá La Hán mái nhú ra (sắp đẻ). Bạn cho cá vào bể và lấy vách kính ngăn đôi. Khi nào cả 2 con quấn sát nhau qua vách kính thì lấy tấm kính ra rồi cho cá vào chung bể. Lúc này chúng sẽ bắt đầu giao phối rồi đẻ trứng.

  • Đặc điểm sinh sản cá la hán

Sau 2 tiếng cá La Hán sẽ đẻ xong. Người nuôi thường vớt riêng cá cha mẹ ra hoặc tách riêng giá trứng sang hồ khác để ấp. Vì họ sợ hai con cá cắn nhau giành ổ. Sau 1 năm tuổi cá sẽ bắt đầu sinh sản. Cá con được nở sau 48 tiếng và ăn thức ăn vi sinh hoặc bo bo nhỏ. Sau 2 tuần thì có thể ăn đồ tự nấu, một tháng tiếp theo chọn lọc loại bỏ cá không đạt chuẩn. Lúc này chỉ giữ lại cá hình thể đẹp và nuôi đến lớn. 

Cách nuôi cá La Hán con

Sau khi cá con sinh ra có thể tách khỏi cá bố mẹ. Thời gian sau 4 ngày thì cá La Hán con bắt đầu tìm thức ăn. Cá La Hán con mới ở thì cần tắt lọc và để sủi khí nhẹ. Chúng ăn được trùn chỉ, artemia hoặc bo bo nhỏ. Một ngày chia làm 3 bữa. Bạn không cho chúng ăn nhiều dễ ô nhiễm nước làm cá  con chết.

Cách chọn thức ăn cho cá La Hán

Thức ăn tươi sống cá la hán

Đây là món yêu thích của cá La Hán. Trong đó:

  • Cá ròng ròng: Thức ăn bổ dưỡng, phù hợp nhiều độ tuổi nhưng dễ mang mầm bệnh. Bạn cần rửa sạch chúng trước khi cho ăn.
  • Trùn chỉ: Giá rẻ và bổ dưỡng nhưng có nhiều mầm bệnh. Vì vậy cần xả sạch với nước trước khi cho cá ăn.
  • Lăng quăng và bo bo: Hai loại này phù hợp cho cá con ăn. Cá con ăn 2 loại này sẽ mau lớn hơn. Hãy rửa sạch  với nước trước khi cho ăn.
  • Tép tươi: Tép càng tươi càng ít mầm bệnh, nhiều kích thước phù hợp đa dạng độ tuổi giúp cá lên màu đẹp. Nếu muốn tép sống lâu thì xúc khí mạnh. 
  • Cá hoang dã: Cá lia thia, cá trâm là 2 món phù hợp với chúng. Đặc biệt là ít mầm bệnh nên rất an toàn. 

Thức ăn đông lạnh cho cá la hán

Thực phẩm an toàn, ít mầm bệnh, giúp cá lên màu hiệu quả. Đồ đông lạnh thì tiện và tiết kiệm thời gian. Cụ thể:

  • Thịt bò, tim bò: Bò thì cho cá ăn dặm. Tim bò hàng hiếm nhưng chúng thích ăn.
  • Tôm tép đông lạnh: Món ăn bổ dưỡng nhưng nhớ lột bỏ vỏ. 
  • Thức ăn tổng hợp xay nhuyễn: Loại này giúp cá mau lớn nhưng không cho ăn nhiều dễ làm bẩn nước.

Thức ăn viên

Loại này đắt tiền, dễ bị làm giả nhưng rất tiện lợi và ít tốn thời gian. Chất dinh dưỡng đầy đủ nhưng khó tiêu hơn đồ ăn tươi. Bạn nên cho cá ăn hạn chế loại này. 

Thức ăn khác

Một số thức ăn khác cho cá La Hán như cào cào, dế, gián, sâu bọ, trứng kiến, giun đất…. Các loại này ít khả năng lây bệnh hơn thức ăn có nguồn gốc thủy sản. 

Kinh nghiệm nuôi cá La Hán lên màu và lên gù

Cách nuôi cá La Hán lên màu đẹp

Nhiều người sai lầm khi ép cá lên màu mình thích. Nếu muốn đạt hiệu quả cao thì phải tùy vào bản thân cá. Ánh nắng mặt trời cũng giúp cá lên màu tốt hơn. Khi nuôi hãy chọn đồ ăn dinh dưỡng kèm các chất bổ trợ cho màu đó. Ví dụ đỏ cam thì Astaxanthin, vàng là Xanthophyll.

Cách nuôi cá La Hán lên gù

Nếu muốn cá lên gù phải có kỹ thuật

  • Bạn chọn bể rộng với chiều dài ít nhất 70cm và nuôi 1 mình cá La Hán. Ánh sáng đèn vừa đủ, tùy thuộc từng loại cá mà chế độ màu đèn khác nhau.
  • Khi trang trí thì đừng để phụ kiện như lũa, đá, cây để cá có không gian rộng. Bạn đảm bảo có lọc chạy 24/24. Một tuần thay nước 1 lần ( không quá 50% lượng nước). 
  • Bể có sủi để nước đủ oxy đảm bảo cá khỏe mạnh. Nhiệt độ 25 – 31 độ và mùa đông thì cắm sưởi giúp cá tránh bệnh. Môi trường nước có độ PH 7.5 – 8.2. 

Một số loại bệnh cá La Hán thường gặp và cách điều trị

Bệnh mụn ở đầu

Do ký sinh trùng đơn bào tên là Hexamita gây ra vì chất lượng nước kém, chăm sóc cá sai cách hoặc chế độ ăn không phù hợp. Triệu chứng là lỗ nhỏ hoặc mụn (màu trắng, có dịch nhày) nằm trên đầu cá. Cá thường đi phân màu trắng dài thành sợi khi bệnh. 

Bệnh có thể lây nên cần cách ly sớm. Sau đó cho vào hồ cách ly  thuốc tên Dimetridazole (5mg/ lít nước) hoặc Metronidazole (7mg/ lít nước). Sau 3 ngày thì tiếp tục làm như vậy. Thời gian này thay nước khoảng 20-30%. 

Bệnh viêm da

Nguyên nhân do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và Vibrio hoặc có khi là ký sinh trùng, nấm. Triệu chứng có vết loang sưng đỏ ngày càng lớn. Khi phát hiện cần thay nước thường xuyên (không để đồ có cạnh nhọn sắc trong bể làm cá bị tổn thương). Hãy cho thuốc kháng khuẩn vào hồ Acriflavine (3mg/ lít nước), Methylene xanh ( 3mg/ lít nước). Liều lượng 3 ngày 1 lần, thay tầm 50% nước trước khi cho thuốc.

Bệnh cá mất thăng bằng

Cá sẽ mất thăng bằng, nghiêng 1 bên, thân cong lại vì tổn thương xương sống. Nguyên nhân có thể tổn thương cơ hoặc các vùng xung yếu cơ thể. Hoặc suy dinh dưỡng hay khuyết tật di truyền. Bệnh chưa có cách đặc trị. Bạn có thể thay nước mỗi ngày, đút đồ ăn cho cá và đỡ cá về vị trí cân bằng. 

Bệnh lủng đầu

Nguyên nhân do dinh dưỡng hoặc ký sinh trùng. Triệu chứng đầu xuất hiện lỗ nhỏ lõm vào làm cá biếng ăn, bụng hóp, bài tiết vật có màu trắng. Bệnh có thể làm cá chết. 

Nếu do suy dinh dưỡng cơ thể sẽ chuyển thành màu đen nhợt nhạt. Bạn nên bổ sung vitamin A, D3 và chất quặng vào đồ ăn. Nếu ký sinh trùng thì khử trùng và cho uống thuốc đặc trị. 

Bệnh đốm trắng

Nguyên nhân do nhiệt độ và độ PH đột ngột thay đổi. Thân cá bệnh sẽ có đốm trắng, các nốt vàng nhỏ, cơ thể ngứa ngáy và cọ mình vào xung quanh hồ. Cách điều trị là pha muối 3-5g/lít vào nước, tăng nhiệt độ từ 30 độ C cho đến lúc cá khỏe. Hoặc dùng Methylene xanh 2mg/lít, Malachite green 0,1-0,2mg/lít tắm cá từ 3 – 5 ngày. Thuốc chữa bệnh thì có các hiệu  con rồng, tetra, Azoo…

Giá bán cá La Hán hiện nay

Giá bán tùy từng loại, kích thước, ngoại hình

Giá cá La Hán tùy vào các yếu tố như dòng cá, kích thước, đặc điểm ngoại hình. Trong đó:

  • Cá La Hán con: Giá từ 15 – 20 nghìn đồng 1 con. 
  • Cá La Hán mới lớn: Giá từ 300 – 500 nghìn đồng 1 con tùy màu sắc. 

Một số loài cá La Hán phổ biến ở Việt Nam:

Cá La Hán Thái đỏ:

  • Cá con: 40-50 nghìn đồng.
  • Cá mới lớn thân rộng 2-3 cm: 400 đến 700 nghìn đồng.
  • Cá mới lớn thân rộng 3-4 cm:  800 đến 900 nghìn đồng.
  • Cá mới lớn thân rộng  5 cm:  1,2 – 1,4 triệu đồng.

Cá La Hán Kamfa Pearl:

  • Cá con: 90-100  nghìn đồng.
  • Cá mới lớn thân rộng 2-3 cm: 600 đến 700  nghìn đồng.
  • Cá mới lớn thân rộng 3-4 cm: 1,1 – 1,2  nghìn đồng.
  • Cá mới lớn thân rộng  5 cm:  1,4 – 1,7 triệu đồng.

Cá La Hán King Kamfa:

  • Cá con: 100-200  nghìn đồng.
  • Cá mới lớn thân rộng 2-3 cm: 200 nghìn  đến 1,2 triệu đồng.
  • Cá mới lớn thân rộng 3-4 cm: 3 triệu đồng.

Địa chỉ mua cá La Hán chất lượng?

Hiện nay có khá nhiều địa chỉ cung cấp cá La Hán chất lượng, giá tốt được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Trong đó:

Hồ Chí Minh:

  • Trại Cá Hồ Hiếu với Huỳnh Thị Hai, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trại Cá Diamond Lam Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Hà Nội:

  • Đơn vị phân phối Cá Cảnh Phúc Long – Trần Duy Hưng Cầu Giấy Hà Nội.
  • Công ty Minh Vương Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ chi tiết liên quan đến cá La Hán của Trại chó mèo. Chúng là 1 trong số các loài cá cảnh phổ biến nhất ở Việt Nam. Đây là loài cá đẹp với màu sắc sặc sỡ, cách nuôi không quá phức tạp nên phù hợp với cả người mới nuôi cá. Nếu bạn vẫn chưa biết nên nuôi loại cá cảnh nào thì cá La Hán là một lựa chọn đáng cân nhắc. 

Có thể bạn nên xem

Cá diếc anh đào, loại cá cảnh tuyệt đẹp dễ nuôi hồ thuỷ sinh

Cá diếc anh đào là một trong những dòng cá...

Cá Phượng Hoàng nuôi chung với cá nào cho phù hợp?

Cá Phượng Hoàng chính là một loại cá cảnh...

Các loại bể cá cảnh theo phong thủy mệnh chọn đúng chuẩn cho mọi người

Bể cá cảnh là thứ đầu tiên bạn cần có khi bắt đầu nuôi một đàn cá cảnh trong nhà. Bể không chỉ là môi trường sống cho cá mà nó còn mang những ý nghĩa phong

Cá cam như thế nào?đặc điểm sinh học và những món ngon từ cá cam

Cá cam được xem là món quà mà biển cả dành tặng chúng ta. Loài cá này giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và là đối tượng nuôi tiềm năng của ngư dân. Cá cam đã