Cá Mòi là cá gì? Lợi ích tuyệt vời có thể bạn chưa biết

Cá Mòi nổi tiếng là loại cá có hương vị thơm ngon với hàm lượng có trong thịt cá cao. Chính vì vậy, những năm gần đây là nguồn nguyên liệu được yêu thích dùng để chế biến những món ngon hấp dẫn trong bữa cơm gia đình. Vậy tác những lợi ích mà loài cá này mang lại cho cơ thể là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài dưới nhé!

Cá Mòi là cá gì?

Cá mòi còn có tên tiếng Anh là sardine hoặc pilchard. Đây là loại cá có hàm lượng chất dinh dưỡng cáo hàng đầu với hương vị thơm ngon. Chúng được con người tìm thầy và khai thác từ những năm 1785.

Chúng có kích thước khá nhỏ và thuộc bộ cá dầu nhỏ trong họ cá trích. Chúng có nhiều loại và mỗi loại lại có môi trường sống khác nhau, kéo theo đó các loại cá mòi cũng khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng. Môi trường sống của chúng khá rộng khi mà chúng có thể sống ở nước mặn, nước ngọt hay nước lợ.

Loài cá này phân bổ chủ yếu ở khu vực Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và vùng biển Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cá Mòi tập trung sinh sống ở các khu vực ven biển, san hô vùng biển Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Ninh. Trong khi đó, loài cá mòi nước ngọt lại sinh sống chủ yếu ở các sông, suối, ao, hồ ở lưu vực sông Hồng.

Đặc điểm hình dáng cá Mòi

So với các loại cá khá thì cá mòi thuộc dòng cá có kích cỡ nhỏ, nhiều xương. Khi chúng trưởng thành, chúng sẽ có chiều dài từ 15 – 20cm, to bằng 3 ngón tay người lớn và cân nặng rơi vào khoảng 30g. Và tùy tùng loại cá mòi mà chúng sẽ có chênh lệch kích thước với nhau ít nhiều.

Các đặc trưng về ngoại hình của cá mòi.
Các đặc trưng về ngoại hình của cá mòi.

Nhìn bề ngoài, chúng có thân hình bầu dục, dẹt dài và thắt lại ở đuôi. Đầu chúng hơi giống hình tam giác với chiếc miệng nhỏ hơi tù.Phủ toàn bộ cơ thể chúng là lớp vảy mỏng, mềm có màu trắng ở bụng và xanh xám ở lưng.  Chúng sở hữu một chiếc vậy lưng nhỏ nhưng khá cứng và nhọn. trong khi đó vây ở bụng dài và vây đuôi ngắn, mềm.

Cá Mòi ăn gì?

Cá mòi là một loại cá ăn tạp nhưng có tính cách hiền lành, chúng không chủ động đi săn mồi và sinh sống theo bầy đàn. Thức ăn của cá mòi khá đa dạng và phong phú. Thức ăn yêu thích của của chúng là bọt biển, các sinh vật phù du, tảo… ngoài ra chúng cũng có thể ăn các loại tôm cá nhỏ, mực nhỏ, bọ gậy hay các động vật nhuyễn thể…

Phân loại cá Mòi

  • Căn cứ vào môi trường và khu vực sống, người ta chia cá mòi thành 3 loại như sau:

Cá Mòi nước ngọt – cá Mòi dầu Ấn Độ

Loài cá mòi nước ngọt (cá mòi sông, cá mòi dầu) này còn có tên gọi khoa học là freshwater sardinella. Chúng sinh sống trong môi trường nước ngọt và được con người phát hiện, khai thác từ năm 1927.

Cá mòi nước ngọt vẫn giữ đặc trưng chung khi có thân hình bầu dục, dẹp dài. Cách để phân biệt chúng với các loài khác là tòa thân chúng được bao bọc bởi lớp vảy mỏng, mềm màu trắng. Bên dưới là lớp da có màu xám bạc, hắt sáng.

Đặc biệt, loài cá mòi nước ngọt này bên cạnh việc được sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn, chúng còn là nguyên liệu để làm xà phòng, vải sơn lót nền nhà hay sơn véc – ni. Loài cá nước ngọt này phân bố chủ yếu ở các vùng nước ngọt ở Châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Indonesia.

Cá Mòi cờ chấm – cá Mòi biển

Cá mòi cờ chấm có tên khoa học là Konoshiro gizzard shad. Dòng cá này cũng sinh sống chủ yếu ở Châu Á và chúng xuất hiện lần đầu vào năm 1846.

Diện mạo loài cá mòi cờ chấm (cá mòi biển).
Diện mạo loài cá mòi cờ chấm (cá mòi biển).

Cũng sở hữu thân hình bầu dục, dẹp dài, tuy nhiên loài cá này lại có kích thước bụng và đầu to hơn hẳn. Chúng có một chiếc miệng tù không răng, môi mỏng. Toàn thân chúng được bao bọc bởi lớp vảy có hình lục giác, kích thước lớn với màu sắc phấn bụng trắng xám và xanh lục ở phía lưng. Viền bụng của chúng còn có một lớp vảy gai. Ngoài ra, trên bề mặt thân của chúng sẽ có sự hiện diện của 4 – 7 chấm tròn màu đen.

Ở Việt Nam, loài cá mòi chấm này phân bổ chủ yếu ở các vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ, gồm: Quảng Ninh, Thái Bình…

Cá Mòi cờ hoa

Cá mòi cờ hoa có tên khoa học là Chinese gizzard shad, chúng được tìm thấy vào năm 1758. Loại cá mòn này có thể sinh sống ở cả môi trường nước mặn và nước ngọt hoặc nước lợ. 

Cá mòi cờ hoa sở hữu thân hình dẹt với đầu nhọn, mõm ngắn. Thay vì kiểu mõm tù như các loài cá mòi khác thì mõm của chúng lại có chỗ khuyết ở giữa. Chúng có vây lưng lớn, nhọn và cứng cũng như đuôi cũng có kích thước lớn hơn. Toàn thân chúng được bao bọc bởi lớp vảy mỏng có màu trắng bạc ở bụng và trắng xám ở trên lưng. Giống cá mòi cờ chấm, trên thân của chúng cũng có từ 4 – 6 chấm đen.

Diện mạo loài cá mòi cờ hoa.
Diện mạo loài cá mòi cờ hoa.

Cá mòi cờ hoa phân bổ khá nhiều ở Trung Quốc, Tại Việt Nam, chúng sinh sống chủ yếu ở các con sông thuộc vùng núi phía Bắc: sông Thao, sông Đà sông Lô… và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Nghề khai thác cá mòi đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Mùa khai thác cá Mòi

Đối với cá mòi mùa khai thác đem lại sản lượng cao nhât sẽ rơi vào khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch. Lúc bấy giờ, cá mòi sẽ bơi theo đàn bơi từ sông ra biển  để đẻ trứng (Cá mòi biển sẽ đẻ trứng ở biển). Tuy nhiên, tùy theo thời tiết mà thời gian đẻ trứng sẽ có thay đổi, thời gian “sơ cua” là khoảng từ tháng 12 âm lịch năm trước đến tháng 5 âm lịch năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, những ngày đầu tháng 8 âm lịch cũng là mùa khai thác cá mòi biển lý tưởng khi tầm thời gian này, chúng sẽ tập trung ở các vùng cửa biển.

Sản lượng khai thác cá Mòi

Cá mòi có tập tính bơi trên tầng nước mặt, nên lưới dùng để đánh bắt cá phải gắn phao nổi. Riêng với cá cờ hoa được khai thác ở các sông thuộc đồng bằng Bắc Bộ sẽ sử dụng loại lưới rê 3 lớp. Mỗi độ đế mùa thu hoạch cá mòi, mỗi ngày ngư dân có thể đánh bắt được cả 100kg cá, thời điểm bội thu thì sản lượng còn cao hơn.

Mách bạn những lợi ích tuyệt vời của cá Mòi có thể bạn chưa biết

Trong thịt cá mòi có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người vô cùng cao. Theo một thống kê chỉ ra rằng, ứng với 100g cá mòi sẽ chứa đến 17.9g protein, 2255 mg folate, 2.205g axit béo omega-3, 3.51mg vitamin D3, 152 đơn vị calo, 1.9g chất béo. Ngoài ra chúng còn rất giàu các khoáng chất và vitamin khi hứa đến 200% vitamin B12 của RDI, 38% canxi của RDI, 38% canxi của RDI.

Với hàm lượng cao như vậy, thịt cá mòi được xem như nguyên liệu đại bổ có công dụng lớn đối với sức khỏe con người như:

Ngăn ngừa ung thư và chắc xương từ cá mòi

Với lượng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cá mòi cao, giúp cơ thể người phòng và chống ung thư hiệu quả. Mặt khác, cá mòi chứa nhiều canxi và photpho, đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường cũng như phát triển sức khỏe của xương.

Giảm cân và Tăng cường hệ miễn dịch

Cá mòi giàu vitamin D cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể khác sẽ giúp người ăn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, với lượng chất đạm nhiều, chất béo ít cùng với acid béo omega-3 giúp trung hòa lượng chất béo có trong cơ thể. Qua đó đem đến cho người ăn lợi ích đẹp da, no lâu… rất thích hợp làm thức ăn cho những người béo phì, tiểu đường hay giảm cân.

Chống viêm, giảm đau khớp từ cá mòi

Các chất dinh dưỡng có trong các mòi còn góp phần làm giảm chứng viêm và ngăn ngừa máu đông, ngăn chặn quá trình lão hóa xương và giảm đau khớp ở người lớn tuổi.

Cá mòi tốt cho tim mạch

Cá mòi chứa rất nhiều axit béo omega-3 tốt cho cơ thể, với chất này chúng giúp làm giảm mức cholesterol và triglyceride không lành mạnh có trong cơ thể hỗ và nuôi dưỡng cực tốt cho hệ thống tim mạch.

Theo các nghiên cứu dinh dưỡng có trong cá mòi khuyến khích ràng, việc ăn cá mòi thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể phát triển toàn diện.

Giá cá Mòi bao nhiêu tiền một kg? Mua ở đâu?

Cá mòi không phai là món ăn quá xa lạ với người dân Việt, chúng được bày bán ở nhiều nơi cả ở các khu chợ lẫn sạp bán trong siêu thị. Tùy nhiên, ở mỗi vùng khác nhau tì cá mòi cùng có giá bán khác nhau. Nhìn chung giá bán của loài cá này dao động ở mức cụ thể như sau:

  • Đối với cá mòi tươi sống có giá bán từ 40.000 – 60.000 đồng/ kg.
  • Đối với loại cá mòi đóng hộp có giá bán từ 80.000đồng/ hộp 100g.
Cá mòi được bán rất phổ biến ngoài chợ

Cách chọn cá Mòi tươi ngon không phải ai cũng biết

Cá mòi khá phổ biến ở nước ta, bạn có thể dễ dàng tìm mua cá mòi ở nhiều nơi. Tuy nhiên, để đảm bảo cá mòi mua được tươi ngon, chất lượng, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Lựa mưa cá mòi còn tươi sống (không nên mua cá mòi đông lạnh) thông qua vẻ ngoài của cá như: mắt lồi không bị đục, dùng tay sờ thấy thị cá chắc, mình dày…
  • Cá mòi ngon nhất vào tầm tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Lúc này cá béo mập và nhiều thịt hơn.

Các món ngon từ cá Mòi

Chưa bàn về vấn đề dinh dưỡng, chỉ riêng việc thịt cá mòi ngon ngọt và chắc thịt đã là nguyên liệu tuyệt vời cho các món ăn ngon rồi. Dưới đây sẽ là các món ăn chế biến từ cá mòi được nhiều người yêu thích.

Cá Mòi kho rục

Với món cá mòi kho rục này được làm như món ăn chính trong mâm cơm. Đặc biệt đây là món ăn lý tưởng dành cho mùa Đông. Vì cá mòi khá nhiều xương nên khi kho rục xương sẽ mềm đi và dễ lấy ra hơn.

Cách chế biến: Đem nấu chung cá mòi đa được sơ chế với thịt ba rọi cùng gừng, nước mắm, me chua, nước hàng, ớt tươi. Ninh trong 4 – 5 giò để cá chín rục thì nhấc xuống.

Cá Mòi chiên (rán)

Đây là món ngon dễ làm, vỏ cá giòn rụm, mặn mà bên trong là thịt cá ngọt mềm. Dùng để ăn với cơm hoặc làm “mồi nhắm” đều rất lý tưởng.

Cách chế biến: Cá sơ chế sạch sẽ, để nguyên con và dùng dao khứa xéo trên bề mặt. Sau đó đem cá đi ướp với gia vị: hạt nêm, ớt tỏi, ngũ vị hương/ sa tế. sau khi cá ngấm gia vị thì rán trên chảo nóng.

Cá Mòi một nắng sốt cà chua

Cá mòi được phơi qua một nắng sẽ có thịt dai hơn nấu với cà chua, hầm nhừ sẽ cho ra món ăn chua chua, ngọt ngọt ăn với cơm nóng là “hết sẩy”.

Cách chế biến: Cá mòi phơi một nắng được rửa sạch (có thể cắt khúc hoặc để nguyên con) đem chiên qua trước. Sau đó bỏ vào nồi hầm chung với cà chua và nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng.

Cá Mòi om dứa

Với món ăn này sẽ đem lại cho bạn hương vị thơm ngon nhưng khá lạ miệng. Vừa có vị ngọt của dứa, thêm vị ngọt tự nhiên có trong thịt cá lạ có thêm vị thanh thanh từ rau cải ngọt.

Cách chế biến: Cá rửa sạch bỏ vào nồi om chung với dứa đã cắt nhỏ, rau cải ngọt cắt khúc. Rồi nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng. Om lâu một chút để cá đủ ục và thấm vị.

Cá Mòi chiên tỏi ớt

Cá mòi chiên tỏi ớt “thơm lừng trứng cút” không chỉ giúp cả nhà “đưa cơm”nhanh hơn mà còn có thể làm món nhậu ngon “đưa rượu”.

Cách chế biến: cá mò rửa sạch, luộc qua và bóc xương. Sau đó trộn chung với gia vị, gồm: tỏi ớt băm nhuyễn, đường, muối, hạt nêm… rồi chiên trong chảo dầu nóng. Đến khi cá đủ vàng và giò thì gắp ra thưởng thức.

Lời kết

Cá mòi không chỉ giàu chất dinh dưỡng mf còn có hương vị rất ngon, ngọt. Hy vọng với những chia sẻ trong bài của Trại chó mèo, sẽ gợi ý cho bạn một nguyên liệu mới và những món ăn mới để giúp bạn làm phong phú thêm bữa cơm gia đình cũng như bồi bổ sức khỏe của các thành viên trong nhà nhé.

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.