Cá rồng là gì?có bao nhiêu loại cá rồng,các loại cá nuôi chung với cá rồng

Cá rồng là loài cá cảnh không chỉ đẹp mà còn có ý nghĩa mang may mắn, tài lộc cho gia chủ. Đây cũng là loài cá cảnh có giá thành cao rất được giới nhà giàu yêu thích. Cá rồng đẹp với màu sắc bắt mắt và ý nghĩa phong thủy may mắn nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên loài cá này có đặc tính khá hung dữ nên cách tốt nhất là nuôi chúng 1 mình trong hồ. Nhưng nếu chỉ có duy nhất 1 con cá rồng thì khá nhàm chán. Thực tế bạn vẫn có thể tìm bạn bè cho cá rồng. Tuy nhiên những loại cá nào được phép nuôi chung với cá rồng?

cá rồng
Cá rồng mang ý nghĩa may mắn, tài lộc cho gia chủ

Tìm hiểu chung về cá rồng?

Cá rồng là gì? 

Cá rồng hay còn gọi là cá mơn có tên khoa học Scleropages Formosus thuộc họ bộ cá rồng (tên tiếng Anh Osteoglossiformes). Lần đầu tiên cá rồng được ghi nhận vào năm 1844 bắt nguồn từ Đông Nam Á và hiện phân bổ ở các nước như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Mặc dù cá rồng có tầm 124 loài sinh sống khắp thế giới nhưng loại xuất phát từ Châu Á được yêu thích nhất.

cá rồng

Loài cá này có hình dáng bơi thanh thoát, uyển chuyển tựa rồng bay nên mới có tên gọi cá rồng. Hiện nay cá rồng chia thành nhiều loại như cá rồng kim long hồng vỹ, cá rồng kim long quá bối, cá rồng huyết long, cá rồng hồng long, cá rồng thanh long….. Cá rồng được xem là loài mang đến may mắn, tài lộc nên giá thành cao được rất nhiều đại gia yêu thích. 

Đặc điểm ngoại hình, tính cách của cá rồng?

  • Ngoại hình cá rồng

Cá rồng Châu Á kích thước to lớn từ 60cm – 90cm. Một số trường hợp dài đến 120cm với khối lượng 7.2kg. Thân hình cá thon gọn, dẹt 2 bên, đầu ngắn bằng phẳng và mắt không thể nhắm. Miệng rộng, môi dưới nổi 2 mấu thịt chìa ra như lưỡi rắn. Mũi bé nhưng hỗ trợ cá tìm đồ ăn. 

cá rồng

Ngực có cặp vây lớn trong khi bụng cặp vây dài hơn. Vây lưng và hậu môn mọc theo hình 1 dải lụa mềm mại. Khác với nhiều loại cá, dải vây lưng cá rồng mọc xa phần đầu kéo dài về đuôi, vây hậu môn mọc sau hậu môn cũng kéo về đuôi. Vảy cá rồng to, xoáy lớn hình hoa văn khảm tinh xảo có thể phát sáng óng ánh như ánh kim gần giống vảy Rồng. Đây là đặc điểm giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho cá rồng.

  • Tính cách cá rồng

Cá rồng có bản năng hiếu thắng và luôn muốn có lãnh địa riêng. Chúng được xem là loài độc tôn lãnh địa với bản năng đánh dấu và bảo vệ khu vực riêng của bản thân. Do đó cá rồng thường được nuôi trong 1 bể riêng biệt. Nhưng bạn vẫn có thể nuôi từ 5 con cá rồng trong 1 bể lớn. Môi trường tập thể sẽ giúp cá rồng lành tính hơn. Ngoài ra bạn có thể chọn một số loài cá khác nuôi chung với cá rồng để bể cá sinh động hơn, đông vui hơn. 

cá rồng
Tính cách hiếu thắng và thích chiếm lãnh địa riêng

Kỹ thuật nuôi cá rồng như thế nào?

Cách chọn giống cá rồng

Việc chọn giống cá rồng có liên quan đến sự phát triển của chúng về sau. Một số yếu tố bạn cần biết khi chọn giống cá rồng:

>>>Xem thêm: Cá rồng Super Highback

cá rồng

  • Thân hình: Tuyệt đối tránh chọn cá rồng quá to hoặc quá nhỏ hay dị dạng. Bạn nên chọn loại có kích thước to dài vì đảm bảo sức khỏe tốt. 
  • Tư thế bơi: Cá rồng giống tốt là có tư thế bơi cân bằng, vây xòe ra lúc bơi. Một mẹo nhỏ là quan sát cá bơi lội từ 5 – 10 phút, những con hoạt động thường xuyên sẽ có sức khỏe tốt hơn. 

Hồ nuôi cá rồng

Hồ nuôi cá rồng được thiết kế chuyên biệt với kích thước lớn phù hợp chiều dài cá. Tất nhiên yếu tố thẩm mỹ cũng rất quan trọng khi chọn hồ nuôi cá rồng. Hiện có 2 loại hồ để nuôi cá rồng: hồ khung gỗ, hồ ốp nhôm và hồ công nghệ mới. Tất cả là loại hồ sang trọng phù hợp để nuôi loại cá cảnh giá cao. 

cá rồng

Các yếu tố chiều dài, chiều rộng , chiều cao hồ phải phù hợp với nhau. Giả sử cá nhỏ tầm 15cm thì kích thước hồ nên là  120 x 45 x 45cm. Nếu cá to từ 30cm trở đi thì nên chọn hồ 180 x 60 x 45cm. Lưu ý không đặt hồ nuôi cá rồng ở nơi nhiều người qua lại sẽ gây áp lực, ảnh hưởng màu của cá. Nơi lý tưởng là khu vực ít người xuất hiện, nhiều ánh sáng mặt trời dù sáng hay chiều.

Môi trường sống của cá rồng

Vì cá rồng nhạy cảm ánh sáng nên cần sống trong môi trường thường xuyên tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Việc tắt đèn đột ngột vào buổi tối dễ làm cá hoảng loạn nhảy lung tung tự làm thương bản thân. Cá rồng nhảy rất cao nên hồ nuôi cần có nắp. Cá nhỏ thì đậy nắp chừa 1 khoảng trống nhỏ hơn đầu cá. Nếu cá to phải dùng nắp nặng thì nó mới không đẩy nổi. 

cá rồng
Cá rồng đòi hỏi cao về môi trường sống

Nhiệt độ nước lý tưởng nuôi cá rồng là từ 28 – 32 độ (nếu chữa bệnh cho cá thì tăng đến 34 độ C). Nhiệt độ thấp hơn 28 độ C sẽ giúp bệnh phát triển ngược lại tăng nhiệt độ thì tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng nhiệt độ cao hơn 32 độ thì có thể làm tế bào mềm xung quanh đầu cá nhăn hơn. 

Độ PH của nước nuôi cá rồng tốt nhất từ 6.5 – 7.5 vì chúng thích nước đục và nhạt. Đây là độ PH lý tưởng giúp cá rồng lên màu đẹp. Nếu độ PH nước thay đổi bất ngờ cá dễ bị bệnh và chết. Do đó nuôi cá rồng cần thường xuyên kiểm tra độ PH của nước.

Một tuần bạn cần thay nước nuôi cá rồng từ 1 – 2 lần. Đối với cá nhỏ là 30%, cá lớn 50%. Trường hợp thay nước máy thì cần có thêm nước đen (Black Water Extract). Công dụng là làm dịu độ PH, tạo môi trường nước tự nhiên của cá rồng. 

Thức ăn chính của cá rồng

Chọn đúng thức ăn và cho ăn đúng cách để giúp cá rồng khỏe mạnh, phát triển tốt nhất và lên màu đẹp. Thức ăn tốt nhất cho cá rồng nên là tép tươi nguyên vỏ, tôm nhỏ, gián, dế, trùn sữa, cá xiêm, nhái con, con rết, thức ăn khô….  Tôm nhỏ hay tép tươi là thức ăn giúp cá rồng lên màu đỏ đẹp. Các loài cá trước khi cho cá rồng ăn cần nuôi riêng 1 tuần vì chúng có nhiều giun sán dễ lây cho cá rồng. 

  • Xem thêm: Gián dubia thức ăn bổ dưỡng cho cá rồng

cá rồng

Lượng thức ăn sẽ tùy vào kích thước của cá rồng nhằm đảm bảo chúng ăn không quá no. Cá rồng dưới 25cm nên cho ăn 2 – 3 lần 1 ngày, cá lớn hơn 1 lần 1 ngày. Bạn nên cho cá ăn 70% để chúng không ngán thức ăn. Lưu ý không để thức ăn thừa còn lại trong hồ lâu sẽ gây ô nhiễm làm cá bệnh. Sau mỗi bữa ăn dùng vợt vớt thức ăn thừa, phân cá ra khỏi hồ sớm nhất có thể. 

Số lượng cá rồng nuôi

Cá rồng bản chất hiếu thắng thường xuyên bảo vệ lãnh địa riêng của mình. Vì đặc tính này mà cá rồng chỉ nên nuôi riêng trong 1 hồ để phát triển tốt nhất. Nhưng nếu bể cá lớn thì vẫn có thể nuôi 5 – 10 con cá rồng với nhau. Trong môi trường tập thể, tính hiếu thắng của cá rồng được kiềm chế và giúp chúng hiền lành hơn. 

cá rồng

Cách thả cá rồng mới vào hồ

Một trong những kỹ năng quan trọng để nuôi cá rồng khỏe mạnh chính là kỹ thuật thả cá mới vào hồ. Nếu bạn thả cá vào hồ đúng cách thì sẽ hạn chế việc gây tổn thương cho cá.

cá rồng

  • Bước 1: Bạn cần cho nước trong hồ cá lắng xuống ít nhất 48 tiếng. Sau đó cho 1% muối hột so với dung tích nước, tăng máy oxy chạy tối đa. Bạn có thể cho 20cc nước đen vào hồ. 
  • Bước 2: Bạn đổ 1 ly nước trong hồ vào bịch cá rồng để chúng quen với môi trường nước mới. Hãy đổ ½ nước trong bịch cá rồng vào hồ rồi đợi 5 phút sau mới đổ lý nước trong hồ vào đầy bịch cá. 
  • Bước 3: Kế tiếp 5 phút sau hãy cho cả bịch cá rồng vào hồ. Hãy nhớ ngày đầu thả cá thì không cho chúng ăn.

Cá nuôi chung với cá rồng ở tầng mặt (trên)

Thực tế hiện có nhiều người nuôi cá rồng chung với nhiều loài cá khác để hồ cá sinh động hơn. Tuy nhiên loại cá này khá hung dữ, đòi hỏi chất lượng nước và dinh dưỡng cao. Vì vậy bạn phải tìm hiểu kỹ những loài cá nào được nuôi chung với cá rồng. 

cá rồng

Nước hồ nuôi cá rồng sẽ chia thành 3 tầng: tầng trên, tầng trung và tầng đáy. Trong đó tầng mặt (tầng trên) là khu vực sinh sống, kiếm ăn của cá rồng. Do đó tầng trên là không gian riêng dành cho cá rồng bơi lội. Vì vậy khu vực này sẽ không có loài cá nào phù hợp để nuôi cùng cá rồng.

Một số loại cá nuôi chung với cá rồng ở tầng trung (giữa)

  • Sau đây là những loại cá nuôi chung cá rồng ở tầng trung.

Cá hồng két nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

cá rồng
Cá rồng ngoại hình nổi bật mang ý nghĩa bình an, may mắn

Cá hồng két (tên khoa học Amphilophus citrinellus) là 1 loài cá nước ngọt quá phổ biến trong cộng đồng chơi cá kiểng. Đặc điểm nổi bật về ngoại hình của cá hồng két chính là màu sắc của chúng. Khi còn nhỏ cá hồng két có màu da cam đậm và chuyển dần thành đỏ khi trưởng thành. Trong phong thủy, cá hồng két là biểu tượng của sự bình an, may mắn. Loài cá này khá lành tính nhưng khi mang thai thì phải cẩn thận vì chúng sẽ hơi dữ. 

Cá hỏa tiễn nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

cá rồng
Cá hỏa tiễn nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

Cá hỏa tiễn (tên khoa học Lepisosteus oculatus) cũng là một loại cá được nuôi chung với cá rồng ở tầng trung. Ngoại hình cá hỏa tiễn gây ấn tượng bởi thân hình giống quả ngư lôi với lớp da màu ô liu hoặc nâu sẫm có các đốm độc lạ. Nổi bật nhất chính là hàm răng sắc nhọn và dài. Loài cá này còn được gọi với nhiều tên như cá sấu hỏa tiễn, cá nhái đốm, cá láng đốm, cá sấu mõm dài. Cá hỏa tiễn nuôi chung cá rồng tạo nên vẻ đẹp bí ẩn, huyền bí. 

Cá phát tài nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

Cá phát tài (tên khoa học Osphronemus goramy) còn được biết đến với tên cá tai tượng có nguồn gốc Châu Á, phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Chúng thường có màu bạc hoặc hồng với lớp vảy cứng toàn thân. Khả năng thích ứng tốt với điều kiện khắc nghiệt. Loài cá này khỏe, hung dữ và tinh ranh rất hợp nuôi chung với cá rồng. Đúng như tên gọi, cá phát tài có giá trị phong thủy với ngụ ý mang đến tài lộc, sự giàu có cho gia chủ. 

cá rồng
Cá phát tài hung dữ, tinh ranh phù hợp nuôi cùng cá rồng

Cá bảo yến nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

Cá bảo yến hay cá hoàng đến (tên khoa học Cichla ocellaris Bloch & Schneider) nguồn gốc từ Amazon. Da cá màu vàng có ít vạch đen, hàm dưới nhô ra, thân thuôn dài với phần vây lưng hình chữ V, mắt màu đỏ rất độc đáo. Đặc biêt cá bảo yến ham ăn nên thường ăn đồ thừa của cá rồng giúp làm sạch nguồn nước. Trong phong thủy cá bảo yến được cho là mang may mắn, phát tài đến gia chủ.  

Cá hổ nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

Cá hổ (tên khoa học Tigerfish) có nguồn gốc Châu Phi với tính cách cực kỳ hung dữ, khó nuôi và yêu cầu rất nhiều chi phí chăm sóc. Ngoại hình nổi bật với các vạch vàng xen kẽ màu đen như lông con hổ. Cá hổ ăn thịt, hung dữ nhưng sống hòa thuận khi nuôi chung với cá rồng. Chính vì vậy dù khó nuôi và tốn kém nhưng đây là 1 trong những loại cá thường được nuôi chung cùng cá rồng. 

Cá mỏ vịt nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

Cá mỏ vịt (tên khoa học Phractocephalus hemioliopterus) với rất nhiều loài khác nhau sinh sống ở nhiều nơi. Nhưng cá hồng vỹ mỏ vịt là loài nổi tiếng nhất với kích thước rất to. Cá có đầu rộng, thân hình thuôn dài về phía đuôi, phần thân trên màu đốm đen. Bụng dưới màu trắng với đuôi màu đỏ rất lạ mắt. Trong phong thủy, cá mỏ vịt cũng được nuôi với ý nghĩa mang đến may mắn. 

Cá hải tượng nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

Cá hải tượng có giá thành đắt đỏ nhưng ngoại hình khá đẹp

Cá hải tượng (tên khoa học Arapaima gigas) là loại cá nổi tiếng có xuất xứ từ sống Amazon (nhiều người gọi nó là cá hải tượng Amazon). Loại cá này cũng nằm trong danh sách các loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới với giá đắt đỏ hàng đầu hiện nay. Chúng có bộ vảy màu ghi có chút xanh lơ khi bơi, vảy bụng có ánh đỏ và hiện rõ dần về đuôi nên khi bơi nhìn rất đẹp. Do đó nuôi chung với cá rồng sẽ giúp hồ cá nhìn càng sang trọng, ấn tượng.

Cá kim sơn nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

Cá kim sơn (tên khoa học Barbonymus schwanenfeldii) hay còn gọi là cá he đỏ, cá he vàng hoặc cá kim ngân. Thân nhỏ có viền trắng pha lẫn màu đen, vây ngắn màu đỏ, mình cá dày với lưng hơi nhô lên. Chúng khá nhanh nhẹn, sống theo bầy đàn và thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau. Đặc biệt là ở những nơi có nước chảy xiết. 

Cá phi phụng nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

Cá phi phụng (tên khoa học Semaprochilodus taeniurus) với chiều dài từ 25  – 30cm. Loài cá này khá lành tính, dễ nuôi với đặc tính như 1 nhân viên dọn dẹp hồ. Thức ăn chính là thịt, rau và một số đồ ăn nhỏ khác. Chính vì hiền lành lại có thể dọn dẹp hồ cá nên nhiều người thường chọn nuôi chung cá rồng với cá phi phụng. 

Cá vương miện nuôi chung với cá rồng ở tầng nước giữa

Cá Vương Miện (tên khoa học Distichodus sexfasciatus Boulenger) rất được dân chơi cá cảnh ưa chuộng nuôi chung với cá rồng. Chúng xuất xứ từ các nhánh thuộc sông Congo, Angola và vùng kênh rạch hồ Tanganyika. Màu sắc giống cá tứ vân và cá chạch hề với 6 sọc đen nằm trên thân màu cam nổi bật. Những cá lớn thì có màu đỏ với 6 sọc ánh xanh, đuôi đỏ. Khi lớn hết mức chúng sẽ có màu xám xịt. Chính các màu sắc độc lạ đã giúp loài cá này nâng cao giá trị. 

Một số loại cá nuôi chung với cá rồng ở tầng cuối (đáy)

Cá sam

Ngoại hình to lớn, có gai độc giúp làm sạch đáy hồ

Cá sam có kích thước lên đến 50  – 60cm khi trưởng thành. Chúng khá dễ nuôi nhưng cần hồ lớn vì kích thước khá to. Việc chăm sóc cá cam phải cẩn thận vì chúng có gai độc. Dân nuôi cá cảnh thích cá sam vì màu đẹp, bơi uyển chuyển. Thân hình kiểu quạt 3 tiêu của cá sam giúp quét sạch đáy hồ. Đặc biệt cá sam rất hiền lành, không cạnh tranh, sống chung hòa bình với cá rồng.

Cá khủng long

Cá khủng long còn gọi cá rồng cửu sừng/ cá bichir (tên khoa học là Polypterus senegalus) có nguồn gốc từ Châu Phi. Thân hình cá thon dài, khuôn mặt nhìn rất đáng yêu mặc dù là loài hung dữ chuyên ăn thịt (cá, tôm, côn trùng, giáp xác, ếch….). Nguồn gốc tên gọi vì cá có vây và sừng như loài khủng long. Đặc tính của chúng là kiếm ăn ở tầng cuối cùng của bể nên hợp nuôi với cá rồng.

Tổng hợp một số cá khác nuôi chung cùng cá rồng

Ngoài các loại cá trên vẫn có một số  cá cảnh nước ngọt có thể nuôi cùng cá rồng nhưng phải có kỹ thuật chăm sóc tốt. 

Cá dĩa

Cá dĩa từng nổi danh với cái tên “nhất đại mỹ ngư” vào những năm 2000 khi mới du nhập vào Việt Nam. Thân hình tròn dẹt giống cái dĩa, khuôn miệng và phần mang cá nhỏ nhìn rất đẹp. Chúng sống theo bầy đàn, thân tròn dẹt nên dễ ẩn nấp trong cây, thích nghi với nhiều điều kiện sống. Kích thước trưởng thành lên đến 15 – 20cm. Cách tốt nhất là nuôi 1 cá rồng với đàn cá đĩa để đảm bảo mật độ sống phù hợp giúp cá khỏe mạnh.

Cá La Hán

Cá la hán quá nổi tiếng trong cộng đồng chơi cá cảnh

Cá La Hán tên tiếng Anh Flowerhorn là loại cá cảnh nhiệt đới rất phổ biến tại Việt Nam. Lần đầu tiên cá la hán được biết đến vào giữa năm 1999 – 2000 ở Malaysia. Ngoại hình đẹp với màu sặc sỡ ở 2 bên hông cùng đầu gù to như ông tiên. Vì vậy chúng được nhân giống đến nhiều nước và trở thành trào lưu nuôi cá cảnh được yêu thích nhất. Mật độ nuôi tốt nhất là 1 cá rồng với vài cá la hán để đảm bảo sức khỏe của chúng. 

Cá thần tiên

Cá thần tiên tên tiếng Anh Pterophyllum Scalare được dân chơi cá cảnh Việt Nam khá yêu thích. Chúng là cá nước ngọt chủ yếu sống ở rừng nguyên sinh lần đầu xuất hiện ở Nam Mỹ rồi từ từ nhân giống bán sang Châu Âu. Cá bơi theo chiều dọc, ngoại hình tròn mập với dáng bơi nhẹ nhàng. Đặc tính sống theo bầy đàn từ 4 – 5 con với tuổi thọ cao 8 – 9 năm. Cá thần tiên khá hiền lành nên phù hợp nuôi chung với cá rồng. 

Cá đầu bò

Cá đầu bò lành tính với ngoại hình đẹp, màu sắc lạ mắt

Cá đầu bò (tên khoa học Cyphotilapia frontosa) được Boulenger phát hiện năm 1906 thuộc họ cá rô phi. Chúng là giống cá nước ngọt du nhập Việt Nam từ 2004. Thân hình bầu dục và gầy, đầu to và gù như cá La Hán nhưng thuôn gọn về đuôi. Tuổi thọ khá cao khi trung bình sống được 25 năm. Khi trưởng thành chúng có kích thước từ 12 – 35cm, con đực lớn hơn con cái. Cá đầu bò là loài cá cảnh đẹp, lành tính rất thích hợp nuôi chung với cá rồng. 

Những lưu ý khi nuôi cá rồng chung với cá khác

Theo lý thuyết, cá rồng có đặc tính hung dữ thích bảo vệ lãnh địa riêng nên phù hợp nhất là nuôi một mình. Nhưng nếu bạn chọn nuôi cá rồng chung với một số loài cá khác thì cần chấp nhận việc chúng tấn công lẫn nhau. Điều này thường xảy ra vào lúc đầu mới sống chung. Vì đặc tính của cá rồng là không thay đổi nên chúng khá hung hãn với thành viên mới. 

Khi nuôi chung với cá rồng nếu xung đột không quá gay gắt thì không cần cách ly chúng. Việc tách riêng vẫn không thay đổi bản tính của cá rồng, nó sẽ vẫn tấn công cá khác khi thả lại vào hồ. Nếu cá bị thương bạn nên đảm bảo chất lượng nước đúng quy chuẩn để tránh cá bị nhiễm trùng. Hãy chọn đúng những loại cá được nuôi chung với cá rồng và làm đúng theo kỹ thuật nuôi. 

Lời Kết

Trên đây là một số thông tin và những loại cá có thể nuôi chung với cá rồng mà Trại chó mèo tổng hợp. Loại cá này có đặc tính hung dữ nên khi nuôi chung với các loài khác sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng nếu bạn không muốn hồ cá đơn điệu thì hãy chọn các loại cá trên để nuôi cùng cá rồng. Bạn chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật thì đảm bảo chúng sẽ chung sống hòa bình với nhau. 

Có thể bạn nên xem

Dấu hiệu và cách điều trị khi chó bị lồi mắt

Khi chó bị lồi mắt, điều này không chỉ...

Bệnh bại liệt ở chó – Dấu hiệu và cách chữa trị

Chó là một loài động vật đáng yêu, trung...

Bệnh kiết lỵ ở chó -Tình trạng nguy hiểm ở cún

Bệnh kiết lỵ ở chó là một trong những...

Nên tiêm vaccine gì cho chó để chó khỏe mạnh?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chó....

Bệnh Leptospira ở chó có nguy hiểm không?

Bệnh Leptospira, một trong những căn bệnh nguy hiểm...