Cách Chữa Bệnh Bại Liệt Ở Gà – Nguyên Nhân & Triệu Chứng

Bệnh bại liệt ở gà là một trong những bệnh khá là phổ biến nhưng đem lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất cho gà. Vì vậy, bài viết này xin gửi tới bạn những thông tin căn bệnh này của gà và cách chữa bệnh bại liệt ở gà.

Những triệu chứng và nguyên nhân gây bại liệt ở gà

Triệu chứng

Một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi gà bị bệnh này đó là gà bị liệt 1 hoặc có thể cả hai chân. Khi bị bệnh gà thưởng ủ rũ không nhanh nhẹn và thường chán ăn, mệt mỏi. Vì vậy chúng bị sút cân ảnh hưởng tới chất lượng thịt và năng suất đẻ trứng.

Ở tất cả độ tuổi gà đều có thể bị nhiễm bệnh, dù tỉ lệ chết không quá cao nhưng khiến hoạt động vận động của chúng rất khó khăn. Khi bị bệnh gà không có muốn ăn vì vậy bà con cần chú ý phòng tránh và đảm bảo dinh dưỡng cho gà trong giai đoạn này.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này của gà, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới căn bệnh bại liệt này ở gà:

Gà bị bại liệt do thiếu hụt canxi:

  • Canxi là nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của gà. Trong giai đoạn từ 2 đến 4 tuổi thì gà thường được ăn thức ăn công nghiệp, dù chúng giúp gà tăng về cân nặng khá nhanh nhưng không thể cung cấp toàn diện dinh dưỡng cho gà.
  • Chính việc thiếu hụt canxi dẫn tới tình trạng xương của gà bị yếu kém độ chắc khỏe gây ra bệnh bại liệt ở gà biểu hiện ở chân gà bị liệt, cánh rủ, ăn uống kém và có thể chết.

Gà bị bệnh bại liệt do bị Marek:

  • Khi thời tiết thay đổi, gà trong giai đoạn từ 12 đến 20 tuân tuổi thì đây là một trong những bệnh phổ biến.
  • Khi bị bệnh này thì gà thường có những biểu hiện là chân gà bị hướng về hai hướng khác nhau đồng thời cổ và cánh đều bị bại liệt.
  • Ở bệnh này chúng ta cần phải lưu ý để nhận ra bệnh và điều trị bởi nó rất hay bị nhầm lẫn.

Gà bị bệnh bại liệt do quá trình ấp nở kém:

Trong quá trình ấp nở gà nếu bị thiếu canxi và dinh dưỡng sẽ gây ra trình trạng này. Kết hợp với thói quen nằm lì một chỗ khi ấp trứng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bệnh tình phát triển làm chân gà bị tiêu biến và bại liệt.

Gà bị bệnh bại liệt do bị thiếu hụt Mangan và gây ra bệnh  Perosis:

Một triệu chứng dễ dàng nhận ra khi gà bị bệnh do thiếu Mangan đó là chân bị sưng phù, cánh ủ rũ và bị bé đi. Khớp và chân gà bị dị tật dễ dàng quan sát và nhận ra được bằng mắt thường.

Gà bị liệt do chân bị viêm:

Chân gà bị sưng và viêm lên và có khả năng bị hoại tử chân gà.

Xem thêm

5+ Cách Phòng Bệnh Cho Gà Con Mới Nở Đơn Giản – Hiệu Quả

Bệnh Khò Khè Ở Gà: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Độ tuổi gà dễ bị mắc bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt ở gà thường chia làm hai cấp đó là cấp tính và mãn tính. Tùy vào độ tuổi của gà mà bệnh sẽ có những ảnh hưởng tới thể trạng của chúng một cách nhất định:

Gà ở độ tuổi từ 4 đến 8 tuần:

Ở giai đoạn này gà thường vào giai đoạn cấp tính hơn, bởi chúng còn nhỏ sức đề kháng kém, khả năng chống chọi với bệnh tật còn chưa cao và rất dễ mắc bệnh ở giai đoạn này.

Gà ở độ tuổi từ 12 đến 20 tuần:

Là giai đoạn gà đã dần trưởng thành vì vậy sức đề kháng của chúng cũng tốt hơn , khi gà bị bại liệt thì tỉ lệ gà bị chết cũng thấp hơn giai đoạn trước. Bởi thế khi gà bị mắc thì chúng cũng chỉ ở giai đoạn mãn tính.

Gà bị bại liệt cả ở độ tuổi nhỏ và trưởng thành vì vậy cần lưu ý để phòng bệnh cho gà.
Gà bị bại liệt cả ở độ tuổi nhỏ và trưởng thành vì vậy cần lưu ý để phòng bệnh cho gà.

Cách chữa bệnh bại liệt ở gà

Khi gà có những biểu hiện đầu tiên nếu được phát hiện nhanh chóng thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh và giảm thiểu được thiệt hại rất cao. Đồng thời nếu phát hiện vào giai đoạn này gà chớm bị bệnh sẽ không để lại quá nhiều di chứng sau này. Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị nên tùy thuộc vào nguyên nhân chúng ta sẽ có cách phòng ngừa và chữa trị.

Khi chưa có bệnh dịch xảy ra:

  • Gà 1 ngày tuổi nếu nuôi sinh sản thì bắt buộc tiêm vắc-xin phòng bệnh Marek tại cơ sở ấp.
  • Thực hiện phòng bệnh bằng cách vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tránh cho việc lây lan dịch bệnh tại môi trường sống.
  • Dọn dẹp sạch sẽ, quét dọn và đốt hết lông bởi virut tồn tại rất lâu trong lông gà.
  • Cần tách biệt khu vực nuôi cho gà con và gà trưởng thành.
  • Riêng với chuồng có gà bị nhiễm bệnh thì trong vòng ba tháng không được nuôi và thường xuyên khử khuẩn mỗi tuần/lần.
  • Phải có khu vực sống cách biệt cho gà đẻ và gà con. Đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc nhập, xuất cùng lúc tức là nhập cùng lúc và xuất đi cùng lúc không để lẫn lộn.

Khi đã xuất hiện dịch bệnh:

  • Cần quan sát những dấu hiệu và phát hiện bệnh một cách càng sớm càng tốt.
  • Không được mang gà bị bệnh ra ngoài môi trường khác, gà bị bệnh cần được cách li với đàn.
  • Gà bị bệnh đã chết cần được xử lí bằng cách chôn hoặc đốt, xủ lí những chất thải của gà một cách an toàn.
  • Tránh nhập thêm gà mới về nuôi trong thời gian gà cũ bị bệnh.
  • Vệ sinh khử khuẩn tiêu độc chuồng định kì 1 – 2 lần/ tuần và để chuồng trống ít nhất ba tháng kể từ ngày phát hiện dịch.

Hi vọng bài viết trên đã đem tới đầy đủ thông tin về bệnh bại liệt ở gà tới bạn. Trại Chó Mèo xin cảm ơn bạn đã đọc bài viết và hẹn gặp lại bạn vào bài viết tiếp theo!

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...