3+ Cách Làm Chuồng Gà “Chuẩn & Thẩm Mỹ Cao”

Nước ta là một quốc gia mạnh về chăn nuôi gia súc gia cầm, trong đó có chăn nuôi gà với số lượng lớn. Để chăm sóc tốt cho gà, các chủ trang trại không chỉ cần quan tâm đến vấn đề thức ăn mà còn phải có kinh nghiệm về cách làm chuồng gà. Bài viết của Trại Chó Mèo dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các làm cũng như làm sao để chuồng gà sạch đẹp và thẩm mỹ.

Làm chuồng gà ở vị trí nào là tốt nhất?

Vì nằm gần xích đạo nên Việt Nam ta nổi bật với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng ở phía Nam và 4 mùa ở phía Bắc của đất nước. Các bạn nên lưu ý để chọn được hướng làm chuồng gà sao cho phù hợp nhất.

Các chủ chuồng trại nên xây dựng sao cho cửa lớn được hướng về hướng Đông Nam hoặc Nam. Đó là hướng hứng được ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, tránh nắng rát vào buổi chiều, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì lại ấm áp. Bên cạnh đó, khi chọn vị trí đặt chuồng, mọi người nên lựa phần đất cao ráo, sạch sẽ. Điều này sẽ tránh bị ngập úng vào mùa mưa, gà sẽ tránh được các bệnh cúm.

Hình ảnh làm chuồng gà hướng về ánh sáng
Hình ảnh làm chuồng gà hướng về ánh sáng

Xác định số lượng gà và tiến hành làm chuồng

Mật độ gà với số lượng ít (từ 50 con đổ xuống)

Chúng ta có thể tận dụng những vật liệu có sẵn xung quanh gia đình như tre, nứa, gỗ cây, lá cây,… làm chuồng nuôi gà với số lượng gà khoảng 5 – 7 con/m2 là hợp lý.

Sạp treo có thể làm bằng sắt hoặc tre nứa với độ cao cách mặt đất khoảng 40 – 50 cm so với mặt đất. Phần nền của chuồng nuôi gà nên được tráng bằng xi măng hoặc gạch, sau đó rau một lớp trấu hoặc cát mỏng ở phí trên, để dễ dàng dọn phân gà tránh bẩn, ẩm ướt.

Xây chuồng ở nơi cao ráo, hướng về phía Đông Nam. Nên nghiên cứu làm chiếc mái che chắc chắn, cách vách tường khoảng 1 mét để tránh được mưa nắng hắt vào chuồng. Hoặc quây vải bạt xung quanh chuồng. Về phần sân vườn thả gà, các chủ nuôi có thể rải ít cát hoặc trồng ít cỏ. Gà nên được thả vườn, khi đó thịt sẽ ngon hơn.

Mật đồ gà với số lượng khoảng 100 đến 1000 con

Đối với trường hợp này, chuồng gà nên được làm theo kiểu thông thoáng. Chiều cao hợp lý tầm 3m, nên chia thành từng ngăn để đảm bảo khoảng cách mật độ của đàn gà từ 100 đến 200 con. Phân tán đều số lượng gà ra toàn bộ chuồng để tránh tình trạng xô đẩy, vấn đề ăn uống được đều và dễ quản lý số lượng gà hơn.

Mái của chuồng nên được làm bằng tôn lạnh, mặc dù giá cao hơn so với các loại tôn thường nhưng chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí làm mát chuồng vào những ngày nóng. Nền cũng nên được tráng xi măng để dễ dàng dọn rửa.

Nếu thả gà trong vườn thì nên vây rào lưới để gà không chui ra ngoài. Diện tích sân không cần quá rộng, khoảng 3 con/m2 là đủ, thả rộng sẽ khó kiểm soát.

Mật độ gà với số lượng lớn (từ 1000 con gà trở lên)

Với số lượng gà lớn như vậy, chúng ta cần chú trọng nhiều đến vấn đề vệ sinh, nếu vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến các bệnh cúm và đường tiêu hóa của gà. Chúng ta cần phải phân chia ô một cách rõ ràng để dễ quản lý và giảm thiếu một số rủi ro.

Phải có hố sát trùng ở trước cửa ra vào của chuồng để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh. Vì số lượng rất nhiều nên chỉ cần một vài con bị ốm sẽ dễ dàng lây lan cho cả đàn, đến lúc đó sẽ phát sinh nhiều chi phí chữa bệnh.

Bản thiết kế cách làm chuồng gà
Bản thiết kế cách làm chuồng gà

Một số vấn đề cần biết khi xây dựng chuồng gà

Cách làm chuồng gà đơn giản, chắc chắn trong ngày mưa bão

Dù chuồng được thiết kế đơn giản đến đâu thì vẫn phải xây dựng cột, trụ chắc chắn để chống chịu qua những cơn gió to bão lớn. Thiên tai là điều không thể tranh nên các chủ nuôi nên chủ động chuẩn bị thật tốt. Cập nhật thông tin về dự báo thời tiết để có các biện pháp cụ thể.

Xây dựng chuồng trong những ngày mưa dầm

Mưa dầm lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, ẩm mốc phát sinh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của gà. Do đó, nên chú ý đến vấn đề thoát nước mưa, tuyệt đối không để nước chảy vào chuồng. Trong ngày mưa dài, gà không thể ra ngoài, ta nên rải một lớp trấu để tiện cho việc vệ sinh của gà. Khoảng 3 ngày thay lớp trấu 1 lần.

Làm chuồng gà có trụ bê tông chắc chắn
Làm chuồng gà có trụ bê tông chắc chắn

Xây dựng chuồng tránh nóng ngày hè

Theo các cách làm chuồng gà thông thường, mái thường được lợp bằng tôn hoặc ngói vì giá thành rẻ và dễ kiếm. Nhưng loại này sẽ có những nhược điểm rất hơn, đó là chúng không hỗ trợ cách nhiệt. Nhất là vào những ngày hè, trời nứng to, gà sẽ dễ bi say nắng chỉ nằm thở, không ăn và dẫn đến chết.

Để giải quyết vấn đề này, ta có thể trồng thêm các loại cây leo quanh tường hoặc tưới nước lên tường vào mái để làm giảm nhiệt độ trong chuồng. Nhưng nếu muốn tiết kiệm chi phí thì nên trồng cây leo, nó có thể sống tới 5 năm, tán lá dày, lớn có thể che chắn tốt cho chuồng.

Nếu có nguồn vốn lớn thì bà con có thể lợp mái bằng tôn lạnh, ngày nay giá thành cũng không còn đắt như ngày trước, còn khoảng 130k/m2.

Bên trên là những thông tin cần thiết cho chủ nuôi về cách làm chuồng gà đơn giản và thẩm mỹ cao. Chỉ cần áp dụng đúng những kinh nghiệm trên, chắc chắn bà con sẽ thành công trong quá trình là chuồng gà của mình. Trại chó Mèo hy vọng mọi người có thể áp dụng và thành công khi làm chuồng gà nhé!

Có thể bạn nên xem

Top 5 giống chó Pháp đẹp nhất trên thị trường

Khi nhắc tới các giống chó đẹp thì chắc...

Gợi ý một số cách dạy chó con nghe lời của mình

Trong cuộc sống ngày nay, nhiều người chọn nuôi...

Nguồn gốc, đặc điểm của giống chó vện Tennessee

Nếu bạn là một người có cá tính mạnh...

Bệnh xà mâu ở chó – Mối lo ngại của con sen

Bệnh xà mâu ở chó có lẽ là cơn...

Tổng hợp 5 bệnh ở chó nguy hiểm đến tính mạng

Trong thời đại hiện nay, chó có thể coi...