Con Càng Đước là con gì? Tất cả kiến thức về loài vật quý hiếm này

Con Càng đước hay còn được biết đến với tên gọi là Rùa răng hay Rùa đầu vàng. Môi trường sinh sống của càng đước là các sông, rạch, kênh, ao nước ngọt và ruộng ngập nước chảy chậm. Được biết Càng đước nằm trong danh sách những loài động vật quý hiếm, chúng ta hãy cùng Trại chó mèo tìm hiểu tất cả những kiến thức về loài vật thú vị này nhé!

Con càng đước như thế nào?

Càng đước hay còn gọi rùa răng thường sinh sống ở Đông Nam Á, phân bố rải rác ở các vùng thuộc như: Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lào, các vùng phía bắc bán đảo Malaysia và miền nam Miến Điện. Con rùa răng này thuộc nhóm động vật quý hiếm. Trong môi trường sống bản đại của Càng đước, nó được xem là có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Càng đước sinh sống ở khu vực châu Á

Con càng đước nổi bật với cái đầu màu vàng hoặc cam, có các đốm đen. Trán, hàm và cổ của Càng đước có màu vàng với các dải sẫm màu hơn. Hàm trên của nó có hai hình chiếu hoặc chóp nhọn. Mai của nó có màu xám đậm, khá mịn và có hình vòm mạnh mẽ với chiều dài có thể đạt 470mm. 

Yếm hai mặt với hình dạng khác nhau: Bờ trước lồi, bờ sau khuyết, bờ bên phần sau lại thẳng, giúp chúng trong như được mặc một bộ giáp  to lớn và mạnh mẽ. Bàn chân của loài rùa này khá lớn và có màng cứng. Càng đước là loài có kích thước cơ thể lớn với chiều dài cơ thể trung bình khoảng từ 50 – 53cm, trọng lượng từ 5 – 10kg. Càng đước trưởng thành có thể đạt tới 15kg. Thức ăn chủ yếu của loài Càng đước là thực vật dưới nước. 

Môi trường sinh sống của càng đước ngoài tự nhiên

Khu vực sinh sống của rùa răng thường là ao, hồ, đầm lầy, ruộng lúa,…  khu vực có nguồn nước chảy chậm, đây có thể coi là đặc điểm đặc trưng  của các loài trong họ rùa đầm.

Đặc biệt ở Việt Nam Rùa Răng hay Càng đước được phát hiện nhiều ở các khu vực như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau,.. nơi có những khu đầm phá, hồ và kênh rạch chằng chịt. Chúng thường ưa thích những nơi trũng, nước chảy chậm và có nguồn thức ăn dồi dào. Cùng xem loài vật như càng đước sẽ ăn gì trong môi trường tự nhiên nhé

Thức ăn của càng đước

  • Trong môi trường tự nhiên: Cần đước là loài động vật ăn tạp tương đối giống với các loài rùa khác. Chúng ăn các loại thực vật, rau củ, và các giáp xác nhỏ trong nước
  • Trong môi trường nuôi nhốt: Loại thức ăn yêu thích nhất của chúng là chuối, mít chín, xoài chín, tép, rau muống,…

Tuổi thọ con càng đước là bao nhiêu?

Theo số liệu thống kê, trong môi trường nuôi nhốt càng đước sống được hơn 35 năm. Tuy nhiên ở mỗi cá thể càng đước sẽ khác nhau tùy thuộc vào môi trường nơi càng đước sinh sống, khả năng miễn dịch của mỗi cá thể mà có thể tuổi thọ sẽ tăng hoặc giảm.

Có thể nuôi con càng đước được không?

Càng đước là loài động vật ăn tạp sống nơi nước chạy chậm. Bạn hoàn toàn có thể nuôi chúng nếu đáp ứng được những điều kiện về thức ăn và môi trường sống như trên.

Vì ăn tạp nên thức ăn của chúng tương đối dễ kiếm và có giá thành không cao, mô hình chuồng trại cũng không quá khắt khe nhưng vẫn phải đảm bảo những yếu tố nhất định về vị trí, diện tích, nguồn nước

Con Càng đước là động vật có trong sách đỏ bạn nên tham khảo một vài đĩa chỉ quy trình cấp phép được nuôi nhé
Con Càng đước là động vật có trong sách đỏ bạn nên tham khảo một vài đĩa chỉ quy trình cấp phép được nuôi nhé

Càng đước là một loài tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên khi nuôi càng đước cần chú ý tới các vấn đề như thức ăn, nguồn nước để mang lại hiệu quả cao nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu những lưu ý về việc nuôi càng đước hay rùa răng đúng cách nhé!

Chuồng nuôi càng đước

Chuồng trại là một trong những yếu tố cần được quan tâm khi nuôi càng đước. Tuy dễ nuôi nhưng nếu chuồng trại không đảm bảo về vệ sinh, nguồn nước sẽ làm cho càng đước chậm lớn và khó sinh sản.

Khi xây dựng hệ thống cho càng đước cần chú ý những vấn đề sau:

  • Vị trí bể nuôi: Thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Có hệ thống thoát nước để đảm bảo thuận tiện cho việc thay nước thường xuyên.
  • Bể nên được xây bằng xi-măng chắc chắn, rào lưới ở phía trên.
  • Diện tích hay độ rộng của bể phải đủ lớn để đảm bảo rằng đủ diện tích cho càng đước di chuyển thuận tiện.

>>>Xem thêm: Ốc mượn hồn hay cua ẩn sĩ

Thức ăn cho càng đước khi nuôi nhốt

Như đã nói ở trên càng đước là loài ăn tạp. Chủ yếu là thực vật. Thức ăn yêu thích của chúng là mít chín, xoài, chuối, rau muống, một số loài giáp xác nhỏ như: tép,.. Nhìn chung thức ăn của càng đước khá dễ kiếm và giá thành cũng không cao so với thức ăn của các loài khác. Nên việc tìm nguồn thức ăn cho chúng khi nuôi nhốt là một điều khá dễ dàng.

Cách nuôi càng đước sinh sản đem hiệu quả kinh tế cao

Càng đước hay Rùa răng là một loài động vật quý hiếm vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà nó mang lại và số lượng càng hiếm ngoài tự nhiên do bị săn bắt quá nhiều. Hơn nữa thức ăn và chuồng trại cho việc nuôi càng đước không quá cao nên hiệu quả kinh tế của loài vật này là rất lớn.

Cách nuôi càng đước sinh sản đạt hiệu quả kinh tế cao. Ảnh tư liệu

Tuy là loại vật dễ nuôi nhưng nếu không được chăm sóc kỹ càng, càng đước rất khó sinh sản. Sau đây là những cách nuôi càng đước sinh sản đem lại hiệu quả kinh tế cao:

  • Cần thay và xử lý nước thải, kiểm tra thức ăn để tránh các bệnh khiến càng đước chậm lớn
  • Trong trường hợp nếu như càng đước bị thương ngoài da nên sử dụng nước sạch hoặc bột khô, có thể dùng nước muối sinh lý loại 0,9% và cồn dưới 70 độ để làm sạch vết thương bên ngoài
  • Nhằm đảm bảo quá trình sinh sản và duy trì nòi giống tốt hơn. Càng đước  thường đẻ trứng từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Vì vậy, cần chú ý chăm sóc sức khỏe rùa mẹ trước mùa sinh sản thật tốt như thức ăn, nguồn nước, vệ sinh, nghỉ ngơi,..
  • Càng đước đẻ trứng, trung bình một con sẽ đẻ được 3-6 trứng, sau 4-5 tháng ấp trứng sẽ nở ra con, nếu thời tiết lạnh thì sẽ kéo dài 6-7 tháng. Nên cần chú ý về nhiệt độ để đảm bảo trứng trong điều kiện tốt nhất để nở
  • Bên cạnh đó nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bằng cách thay đổi khẩu phần ăn thêm vào một số loại có chất dinh dưỡng như đậu hà lan, dâu tây, cà chua trộn thêm tép, tốt nhất tất cả thức ăn nên là còn tươi 
Càng đước là loài  khó sinh sản nên cần nuôi đúng cách  
Càng đước là loài  khó sinh sản nên cần nuôi đúng cách

Cách chọn con càng đước đực và cái khoẻ mạnh ghép đôi

Vì đặc điểm khó sinh sản nên việc chọn con giống cũng khá quan trọng. Chọn được con giống tốt sẽ giúp cho chất lượng con giống đạt hiệu quả kinh tế cao.

Cách chọn con càng đước khỏe mạnh để ghép đôi:

  • Càng đước nên là con to, khỏe mạnh
  • Không bị các bệnh về da
  • Đang trong giai đoạn phát triển, hạn chế chọn càng đước đã quá lớn tuổi

Một số bệnh thường gặp ở càng đước và cách trị bệnh

Nếu như nguồn nước bị ô nhiễm, hay thức ăn có vấn đề như không tươi, đồ rã đông sẽ làm cho càng đước dễ mắc bệnh, chậm ăn và chết đột ngột, và các bệnh về da, gây tình trạng lở loét.

 Cách trị bệnh này như sau:

  • Kiểm tra thay nước mỗi ngày 
  • Thức ăn nên là đồ tươi sống
  • Thay đổi khẩu vị, bổ sung thêm các món cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết như đậu hà lan, dâu tây, tép,…
  • Nên sử dụng nước sạch hoặc bột khô, có thể dùng nước muối sinh lý loại 0,9% và cồn dưới 70 độ để làm sạch vết thương bên ngoài. 
  • Không nên: không nên sử dụng nước muối hoặc cồn >70 độ để rửa vết thương của rùa vì như thế sẽ làm cho các tế bào xung quanh bị mất nước và teo tế bào, khiến cho phần vết thương bị hoại tử.

Giá con càng đước bán bao nhiêu? mua ở đâu

Giá của càng đước có thể nói là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đây là loài động vật quý hiếm, hơn nữa nằm trong danh sách được bảo tồn, do đó các hoạt động về buôn bán, đánh bắt đều bị nghiêm cấm. Hơn nữa loài càng đước này có ý nghĩa lớn về y học nên giá thành của chúng rất cao.

Giá càng đước được chia như sau: 

  • Càng đước thương phẩm: Càng đước loại này có giá 400.000 vnđ/ con; giao động tầm 1-1,5 kg. Nhưng giá này chỉ có khi mua với số lượng lớn ở trang trại, nếu mua ngoài thị trường mức chênh lệch có thể là từ 100,000 – 200.000 vnđ/ con.
  • Càng đước giống: giống đực có giá giao động là 600.000 vnđ/con; càng đước cái có giá giao động là 800.000 vnđ/con.
  • Càng đước con mới nở: Loại này có giá cao nhất là 1,000,000đ/con

Trên là giá của càng đước tùy vào mục đích của mình mà bạn sẽ chọn loại cần đước phù hợp. Chú ý nên chọn những con nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có tuổi thọ thấp để có thể tăng khả năng sinh sản tốt nhất 

Bạn phải chú ý chỉ những cơ sở đươc co quan chức năng cấp phép mới được buôn bán Càng Đước

Hiện tại việc buôn bán càng đước  đang bị nghiêm cấm, vì vậy để mua được loài rùa này bạn cần tìm đến các cơ sở, trang trại nuôi rùa giống để đặt hàng trước. Thông thường sẽ là các trang trại lớn tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

Lời kết

Trên đây là tất cả những kiến thức thú vị về con càng đước – một loài rùa độc đáo. Cũng như những thông tin về cách nuôi càng đước, những bệnh lý thường gặp, cách chọn giống và cả giá bán. Mong rằng sau bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài vật đặc biệt này cũng như có được những thông tin hữu ích cho mình!

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.