Con bọ ngựa sát thủ máu lạnh ăn thịt đồng loại và cả bạn tình

Con bọ ngưa có tên khoa học là Mantodea là một bộ thuộc Liên bộ Cánh lưới Dictyoptera.Pray Mantid, được đặt tên theo hành vi của nó. Để cầu nguyện có nghĩa là cầu nguyện bởi vì họ đứng như thể họ đang cầu nguyện. Chúng có gai ở chân trước, là vũ khí để bắt và giữ con mồi. Đầu có thể xoay 180 độ, giúp chúng có tầm quan sát rộng mà không cần di chuyển cơ thể. Bọ ngựa săn mồi chủ yếu bằng thị giác nên chúng chỉ hoạt động vào ban ngày. Cùng Trại cho mèo tìm hiểu về loại côn trùng này nhé!

con bọ ngựa

Nguồn gốc và tên gọi của con bọ ngựa

Bọ ngựa là 1 loài côn trùng có nguồn gốc rất cổ sưa xuất hiện hơn 20 triệu nắm trước, chúng là loại côn trùng khi trưởng thành có kích thước khá lớn trung bình từ 40 đến 80cm. Tên gọi của bọ ngựa ở một số nước châu Âu và một số nước khác còn có nghĩa là cầu nghuyện, vì 2 chân trước của chúng thực ra là vũ khí săn mồi và tự vệ lúc nào cũng có xu hướn co lại giống như động tác chắp tay cầu nguyện ở người.

Con bọ ngựa

Đặc điểm hình dáng màu sắc con bọ ngựa

Bọ ngựa là loài côn trùng có cánh khi trưởng thành, hai cánh trước và 2 cánh sau rất rộng giúp chúng bay rất linh hoạt. Cánh của bọ ngựa thường có màu xanh lá cây bên trong có màu hồng nhạt. Giống như hầu hết các loại côn trùng khác cơ thề chúng được chia làm 3 phần rõ rệt là đầu mình(thân) và bụng. Bọ ngựa có 4 chân và 2 chân trước tiền hóa thành càng vũ khí giúp chúng tự về và săn môi rất hiệu quả.

  • Đầu bọ ngựa: có hình tam giác (cảnh báo nguy hiểm) như đã nói ở trên với khả năng xoay đầu 180 độ (rất hiếm) cùng với đôi mắt to và 2 sợi râu cảm biến trên đầu giúp cho bọ ngựa có khả năng quan sát rất tuyệt vời trong môi trường sống của chúng, để có thể tránh kẻ thù và săn mồi hiệu quả. Mắt bọ ngựa được ghép bởi nhiều tế bào thị giác khác nhau giúp chúng có thể nhìn từ khoảng cách rất xa.

  • Mình(thân) bọ ngựa: Đốt ngực trước dạng ống kéo dài và ở phía trong các xư­ơng chậu của đôi chân trước có 1 chấm đen, thường với một điểm nâu sáng ở chính giữa. Đôi chân trước có dạng l­ưỡi kiếm, bờ trong có răng, dùng để bắt mồi và chiến đấu với kẻ thù. Con cái thường lớn hơn con đực (Cái 48 – 76 mm; đực 40 – 61 mm). Màu sắc thay đổi theo màu của nơi ở (nhất là khi rình mồi): màu thường xuất hiện xanh lá cây, màu cỏ úa hoặc vàng, nâu.
  • Bụng bọ ngựa: Thường có màu xanh hơi nhạt so với thân có các ngấn đường nét rõ dàng, bụng của chúng thường có dạng bầu dục, ở con đực thì nhỏ hơn so với con cái.

Thức ăn của con bọ ngựa

Bọ ngựa là loại côn trùng ăn thịt, chúng ăn bất cứ sinh vật nào mà chúng bắt được thậm chí ăn cả thịt đồng loại của nó. Trong tự nhiên thức ăn của chúng gồm ruồi, muỗi, dán, sâu, bướm, cào cào…v..vv. Bọ ngựa là loài rất hung hạn trong từ nhiên chúng có thể tấn công con mồi to hơn chúng nhiều lần.

[wpcc-iframe title=”Võ Sĩ – Sát Thủ Tí Hon Bọ Ngựa | Tấn Công Cả Chim Và Rắn Để Ăn Thịt (Thuyết Minh)” width=”1020″ height=”574″ frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen data-src=”https://www.youtube.com/embed/pOo-K1ZzJGU?feature=oembed” class=”lazyload”]

Tập tính săn mồi của bọ ngựa

Tất cả các loài bọ ngựa đều có 1 cặp càng to và có răng cưa để kẹp chặt con mồi và cũng như tự vệ trước kẻ thù. Nó ở phía trước ngực. Chúng là loài săn mồi theo kiểu mai phục. Nhờ cơ thể có màu xanh giống màu cỏ cây nó ngụy trang và đứng yên kiên nhẫn chờ con môi vào tầm phục kích, việc còn lại là bất ngờ tung 1 đòn dùng 2 càng chắc khỏe kẹp cứng con mồi với những chiếc răng cưa trên càng và lực kẹp thì cơ hội của con mồi chạy thoát là bằng không.

Con bọ ngựa
Bọ ngựa ngụy trang đợi con mồi

Lúc này con mồi như “cá nằm trên thớt” việc còn lại là nhâm nhi con mồi và tiêu hóa với đôi hàm răng sắc khỏe. Tuy nhiên cũng có 1 số bọ ngựa săn mồi dưới mặt đất thì chúng chủ động đuổi theo con mồi để bắt.

Trong tự nhiên bọ ngựa có kẻ thù không?

Bọ ngựa trong tự nhiên chúng cũng có kẻ thù, đặc biệt là khi chúng mới nở còn chưa có nhiều khả nặng tự vệ, chúng thường bị các loài chim bắt làm thức ăn, hay chúng ăn thịt lẫn nhau…vv. Vì vậy số lượng sống đến tuổi trưởng thành là rất ít.

Tập tính sinh sản của bọ ngựa

Bọ ngựa thường giao phối và sinh sản vào mùa xuân. Bọ ngựa cái thường có kích thước lớn hơn bọ ngựa đực. Trong quá trình giao phối này bọ ngựa đực sẽ bị chính bạn đời của mình nhai đầu mất mạng, chỉ 1 số ít con đực có thể thoát được. Nhưng việc này cũng bổ xung cho lượng protein trong trứng con cái đẻ ra rất tốt duy trì nòi giống sau này.

[wpcc-iframe loading=”lazy” title=”Bọ Ngựa Con Được Sinh Ra Như Thế Nào | Vi Sinh Tivi” width=”1020″ height=”574″ frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen data-src=”https://www.youtube.com/embed/RdiEcGGvTAs?feature=oembed” class=”lazyload”]

Trứng của bọ ngựa được con cái đẻ ra được bao phủ bằng 1 lớp dịch có màu nâu sẩm kết dính lại tạo cứng nhất định, bên trong là hàng trăm quả trứng. Khoảng 1 tháng sau các con non phá kén chui ra. Bọ ngựa là loài côn trùng hung hãn khi nở ra được vài giờ chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau đễ sinh tồn và phát triển. Tuổi thọ của bọ ngựa sống được khoảng 1 năm.

[wpcc-iframe loading=”lazy” title=”Bọ Ngựa đực giao phối xong bị con cái ăn thịt BBC” width=”1020″ height=”765″ frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen data-src=”https://www.youtube.com/embed/T1444Vd4g5c?feature=oembed” class=”lazyload”]

Bọ ngựa là côn trùng có lợi hay có hại?

Bọ ngựa là loài có ích cho nông nghiệp vì thức ăn ưa thích của chúng là những loài côn trùng nhỏ như sâu bọ, dế, châu chấu và bướm. Bọ ngựa dùng chân để giao tiếp với nhau. Chúng có xu hướng sống một mình trong phần lớn thời gian và chỉ kết đôi vào mùa sinh sản. Tại Trung Quốc, người ta đã quan sát bọ ngựa săn mồi và từ đó nghĩ ra môn Đường lang quyền (đường lang trong tiếng Trung nghĩa là bọ ngựa).

Con bọ ngựa

Hơn nữa một số người còn có sở thích nuôi bọ ngựa làm thú cưng cũng thật độc đáo. Hơn thế nữa bọ ngựa còn dùng để làm thuốc theo đông y Công dụng: Cả con bọ ngựa được dùng chữa viêm họng, trĩ, kinh phong. Ngày uống 6 – 12 g được liệu đã chế biến. Có thể dùng ngoài, lấy bột thổi vào họng hoặc đắp

Có bao nhiêu loài bọ ngựa trên thế giới

Bọ ngựa là loài côn trùng sống thích nghi được với hầu hết các loại khí hậu, thậm chí cả những nơi khô cằn nhất, chúng chỉ không sống được trong thời tiết băng giá lạnh. Nhưng dù sống ở đâu chúng cũng thường tìm đến các bụi rậm và cây cối. Bọ ngựa là loài rất dễ bị kích thích và hiếu chiến.

[wpcc-iframe loading=”lazy” title=”Top những loại bọ ngựa độc lạ nhất hành tinh” width=”1020″ height=”574″ frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen data-src=”https://www.youtube.com/embed/z1HIT7izRM4?feature=oembed” class=”lazyload”]

Bộ Bọ ngựa Mantodea hiện có 15 họ sinh tồn và 1 họ hóa thạch, và có hơn 2000 loài bọ ngựa, và tất cả họ đều khác nhau hoàn toàn từ mỗi khác về màu sắc và phong cách sống. Họ hàng gần gũi của bọ ngựa là mối và gián, và đôi khi cả ba loài này thậm chí còn được sắp xếp theo cùng một thứ tự hơn là xếp chúng vào một thứ tự con. Đây vẫn là một chủ đề tranh luận của các nhà sinh vật học.

Lời kết

Bọ ngựa có thể không mấy gần gũi với con người, nhiều bạn trẻ trên các thành thị thậm chí chỉ biết chúng qua sách vở, hình ảnh. Chúng là 1 phần tạo hóa của tự nhiên tồn tại trên trái đất rất lâu rồi. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ về bọ ngựa. Thực tế chúng quá nhỏ bé và không đáng sợ với chúng ta thay vì như trên các bộ phim khoa học viễn tưởng lấy cảm hứng từ những con bọ ngựa phải không các bạn.

Có thể bạn nên xem

Bệnh bại liệt ở chó – Dấu hiệu và cách chữa trị

Chó là một loài động vật đáng yêu, trung...

Bệnh kiết lỵ ở chó -Tình trạng nguy hiểm ở cún

Bệnh kiết lỵ ở chó là một trong những...

Nên tiêm vaccine gì cho chó để chó khỏe mạnh?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chó....

Bệnh Leptospira ở chó có nguy hiểm không?

Bệnh Leptospira, một trong những căn bệnh nguy hiểm...

Mắt chó bị sưng húp – Nguyên nhân, cách điều trị

Mắt chó bị sưng húp không chỉ là dấu...