Con Dúi như thế nào, giá bao nhiêu 1 kg? Có đắt không?

[row]

[col span__sm=”12″ border=”2px 2px 2px 2px”]

Dúi Giống Miền Tây

Địa chỉ 1: bến xe buýt Hưng Long, đường Đoàn Nguyễn Tuấn, Hưng Long, Bình Chánh TPHCM

Địa chỉ 2: Tân Xuân, Tân Kim, Long An, Long An 850000

SDT: 0961 248 195

Website: https://cungcapduithit.blogspot.com/

FanPage: https://www.facebook.com/duigiongduithittphcm/

[/col]

[/row]

Có lẽ con Dúi là một trong những loài động vật không quá xa lạ với những người dân ở các khu vực miền núi, cao nguyên hay những khu vực có rừng tre bát ngát. Hiện nay loài Dúi được khá nhiều người nuôi để làm thực phẩm cũng như làm những món nhậu được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến con Dúi là con gì? Nó sống ở đâu? Ăn gì? Hay con Dúi giá bao nhiêu 1 kg? Có đắt không?

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Trại Chó Mèo giải đáp một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

1. Tìm hiểu chi tiết về loài Dúi

Để hiểu rõ hơn về loài Dúi, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin liên quan tới loài này như: Dúi là con gì, đặc điểm ngoại hình, loại Dúi, sinh sản, giá cả… Cụ thể:

1.1. Con Dúi là con gì?

Dúi hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như như chuột dúi, chuột tre, chuộc lách, chuốt nứa hay con nui… Chúng thuộc họ gặm nhấm và phân bố phổ biến ở những vùng cao, rừng rậm, nhiều tre nứa… Chúng được nhiều người xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng hay là một loại đặc sản. Bởi thức ăn của chúng thường là rau củ, cây cối, rễ tre, măng tre, hạt… nên thịt của chúng rất chắc và thơm ngon.

1.2. Dúi sống ở đâu?

Tại Việt Nam, chúng ra có thể dễ dàng tìm thấy loài gặm nhấm này tại các khu vực vùng cao, nơi có nhiều cánh rừng rậm, đặc biệt là rừng tre. Bởi thức ăn yêu thích nhất của loài này đó là rễ tre và thân tre.

Tại các tỉnh thành có lượng Dúi tự nhiên sinh sống nhiều như: Các tỉnh ở vùng Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu), Đông Bắc (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái), các tỉnh ở dọc rừng Trường Sơn và các tỉnh thuộc Tây Nguyên.

>>>Xem thêm: Rùa Sa Nhân giá bao nhiêu? Sống ở đâu? Nuôi thế nào?

1.3. Đặc điểm hình dáng của con Dúi

Dúi thuộc nhóm động vật gặm nhấm, chúng sở hữu một thân hình khá mũm mĩm, tròn và luôn có một lớp lông dày bao quanh thân hình của chúng. Đặc biệt nổi bật của giống động vật này là có một đôi mắt nhỏ, lồi, lông có màu nâu đen, mỏ và răng tương đối giống với loài thỏ và đặc trưng của loài gặm nhấm. Răng của chúng rất sắc, thế nên chúng có thể cắn đứt gốc gây tre một cách nhanh chóng.

Dúi có 4 chân với móng vuốt rất sắc bén, cùng đôi tai nhỏ. Một con Dúi trưởng thành sẽ có kích thước từ 25-35 cm và có đuôi dài từ 7 – 12 cm. Một con dúi nặng trung bình từ 7 lạng đến 3 kg/con.

Hiện nay, nhiều người thắc mắc con Dúi nặng nhất bao nhiêu kg? Thì theo như tìm hiểu của chúng tôi, một con dúi trưởng thành sẽ có cân nặng từ 0.7-3kg. Tuy nhiên, ở ngoài tự nhiên người ta vẫn có thể bắt được những con Dúi với cân nặng lên đến 4-5 kg. Tuy nhiên với cân nặng này thì khá hiếm.

1.4. Phân loại Dúi phổ biến hiện nay

Tại Việt Nam, hiện nay số lượng người chăn nuôi Dúi để bán làm thực phẩm là khá nhiều. Do đó số lượng giống Dúi cũng được tăng lên khá nhiều, bởi mỗi loài Dúi lại mang đến một ưu điểm riêng trong quá trình chăn nuôi. Tuy nhiên, phổ biến nhất cũng là 3 loài Dúi như:

  • Dúi má đào hay còn gọi là Dúi Lào

Dúi má đào hay dúi má vàng (Rhizomys sumatrensis) là một loài gặm nhấm trong họ Spalacidae. Dúi má đào là loài dúi lớn nhất, cân nặng trung bình từ 3- 4 kg. Dúi má đào thường phân bố ở khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, giống dúi má đào đã được thuần hóa trở thành vật nuôi đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình

  • Dúi Trắng

Đây là loại dúi hiếm gặp nhất. Thường thì loài dúi không có màu trắng do độ biến gen mới có. Chúng thường đươc nuôi làm cảnh có tiền cũng chưa chắc mua được.

  • Dúi mốc lớn

Mỗi loại Dúi sẽ mang lại thu nhập kinh tế khác nhau. Do đó khi có nhu cầu tìm mua giống Dúi để về nuôi số lượng lớn, thì người mua cần tìm hiểu kỹ càng về từng loại dúi khác nhau. Từ đó cân nhắc và lựa chọn loài giống phù hợp với nhu cầu chăn nuôi của mình.

1.5. Tập tính sinh sản của con Dúi

Dúi là loài gặm nhấm và chúng thường đào hang để sống dưới mặt đất. Chúng thường đào hàng rất sâu, dài và có nhiều lối ra. Khu vực chúng chọn để đào hang thường là nơi có nhiều tre nứa, cây củ… bởi chúng sẽ dễ dàng kiếm được nguồn thức ăn hơn. Dúi là loài gặm nhấm ngủ ngày và kiếm ăn vào ban đêm.

Mùa sinh sản của Dúi rơi vào từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch, mỗi năm một cặp dúi sẽ sinh sản từ 2-3 lứa, mỗi lần để 2-4 con. Và đặc biệt, loài dúi rất mắn đẻ, thế nên dúi con khi được 8-10 tháng đã có thể sinh sản và cho ra nhiều đưa con Dúi hơn. Dúi là một loài thường sống theo cặp hoặc bầy đàn, có số ít con thích sống một mình, chỉ khi đến mùa giao phối mới đi tìm bạn tình.

1.6. Tuổi thọ của con Dúi bao nhiêu?

Hiện nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, thì con Dúi có thể sống được từ 5-7 năm trong môi trường tự nhiên, đây là một loài gặm nhấm có tuổi thọ khá cao hiện nay. Trong môi trường nuôi nhốt tuổi thọ của chúng có thể dài hơn, nếu được chăm sóc đúng cách, chuồng trại đảm bảo cũng như có lượng thức ăn thích hợp cho chúng. Loài Dúi có tuổi càng cao thì thịt càng dai và ngon hơn Dúi non rất nhiều.

1.7. Cách phân biệt con dúi đực và dúi cái, cách chọn con giống khoẻ mạnh.

Dúi là loài đông vật có vú nên việc phân biết dúi đực và dúi cái khá là đơn giản:

  • Dúi đực: Bộ phận sinh dục của dúi nhất là con dúi đực sẽ có 2 tinh hoàn tương tự như của chó, và không có vú. Chọn con dúi đực khỏe mạnh, không dị tật, không bị bất kì bệnh nào có trọng lượng tương đương hoặc to hơn dúi cái. Một con dúi đực có thể cho phối giống với 4 – 5 con dúi cái nên người nuôi luôn xem xét dúi cái nào đến mùa phối mà cho ở chung với một con đực duy nhất để cho việc sản sinh dúi con trở nên nhiều hơn và chất lượng hơn.
  • Dúi cái: chỉ cần nhìn phần bụng sẽ thấy 2 hàng vú ở hai bên sườn nhìn khá giống với con heo do vú heo cũng có hai hàng vú như vậy. Dúi cái có sức khoẻ sẽ có ngoại hình to vừa, không quá nhỏ, lông mượt, có hàng vú đều hai bên, chạy tốt.

2. Con Dúi giá bao nhiêu 1 kg? Nuôi dúi đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao.

Hiện nay, Dúi được nuôi để làm thực phẩm đang ngày càng gia tăng, do đó nhu cầu mua Dúi giống về nuôi cũng như Dúi thịt ngày càng lớn. Và để giúp các bạn giải đáp được thắc mắc con Dúi giá bao nhiêu, chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây:

2.1. Giá con Dúi Giống

Dúi giống người ta thường sẽ bán theo cặp và tính tiền theo độ tuổi, theo lứa do đó mức giá một cặp Dúi giống thường sẽ dao động từ:

+ Dúi chuẩn bị bước với thời kỳ sinh sản đầu tiên sẽ có giá từ 800.000 vnđ/cặp
+ Dúi bố mẹ có giá từ: 1.400.000 vnđ/cặp
+ Dúi mẹ đang mang thai, chuẩn bị sinh từ 1.600.000 vnđ/cặp
+ Dúi con từ 3 tháng trở lên có giá từ 750.000 vnđ/cặp
+ Dúi còn từ 4-5 tháng sẽ có giá từ 1.300.00 vnđ/cặp
+ Dúi con từ 6-8 tháng sẽ có mức giá từ 1.700.000 vnđ/cặp

Tuỳ thuộc vào thời điểm cũng như loài giống mà mức giá này có thể thay đổi. Do đó bạn nên liên hệ trực tiếp địa chỉ bán Dúi để biết chính xác giá Dúi.

2.2. Giá Dúi thịt

Giá thịt dúi thương phẩm hiện nay đang ở mức giá cao, dao động từ 600.000 – 650.000 vnđ/kg. Tuy nhiên mức giá này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào quy cách chăn nuôi, kỹ thuật nhân giống hay loài dúi.

Hiện nay, nhiều người thắc mắc con Dúi rừng giá bao nhiêu 1 kg thì câu trả lời đó là: Giá thịt Dúi rừng luôn đắt hơn giá thịt Dúi nuôi khá nhiều. Một 1kg thịt Dúi rừng có giá dao động từ khoảng 800.000 – 900.000 vnđ/kg. Mức giá này cũng tùy thuộc nhiều vào loại Dúi to nhỏ, lâu năm hay còn non.

3. Thịt con Dúi nấu món gì ngon?

Dúi hiện nay có thể được xem là một trong những loại đặc sản của nhiều địa phương hiện nay. Thịt của Dúi có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Đặc biệt, khi có cơ hội, bạn có thể chế biến thịt dúi thành các món ăn đặc trưng như:

  • Thịt Dúi xào sả ớt.
  • Thịt Dúi nướng truiThịt.
  • Dúi nấu giả cầyThịt Dúi hấp…

Đây được xem là những món ngon được chế biến từ thịt Dúi và được nhiều người sành ăn đánh giá cao hiện nay.

4. Nuôi dúi làm kinh tế cần chú ý những gì

4.1. Chuẩn bị chuồng nuôi dúi.

Dúi sống ở nhiều vùng Đông Nam Á là chủ yếu cho nên chúng thường sống gần bụi tre dày, những nơi có hàng tre nhiều là chủ yếu. Có thể chịu được nhiệt độ nóng bình thường. Còn trong chăn nuôi thì người chăn nuôi có thể nuôi dúi ở trong những cái ngăn bằng gạch men để nuôi. Xây bờ tường cao khoảng 700cm, nên ở trong một trang trại yên tĩnh, ít tiếng ồn, cần có mái che không nên để mưa văng vào hay dột mái, không được để nơi có ánh sáng trực tiếp như vậy sẽ làm hại chúng, nên lắp quạt tản nhiệt không để ở nơi có nhiệt độ quá cao để có thể nuôi dúi trong điều kiện tốt nhất.

4.2. Thức ăn cho dúi

Chuỗi thức ăn của dúi khá đa dạng và cũng rất ít tốn chi phí cho người chăn nuôi như là rễ và củ (hay gọi là măng) của các loại là cây họ như tre, trúc, nứa, mía, cỏ voi và củ quả tươi của các loại là cây như sắn, ngũ cốc, khoai,… ngoài ra thì chúng cũng ăn được một số loại khác như rau xanh như là rau muống, cây bụi hay rau cần.

Nếu nuôi dúi thương phẩm thì còn có thể bổ sung thêm nhiều loại thức ăn tinh hỗn hợp và các thức ăn động vật như là ốc, côn trùng, giun đất và các thức ăn bổ sung chất khoáng khác.

4.3. Một số bệnh ở dúi và cách chữa trị

Việc mà mọi người nuôi dúi quan tâm đó là dúi có bệnh hay không và khi bệnh sẽ phải làm như thế nào, có cách điều trị ra làm sao. Trại chó mèo chia sẽ đến các bạn các bệnh thường gặp ở dúi để các bạn dựa vào đây mà chăm sóc dúi hiệu quả hơn.

Bệnh ngoài da: Bệnh ngoài da của dúi thường là ghẻ lở hay là nấm da thường xuất hiện ở dúi khi dúi sống trong môi trường chuồng trại khá bẩn, hoặc là vết thương không xử lý kĩ làm lở loét. Thường là những con dúi cắn nhau gây ra các vết thương nhỏ nhưng dần dần vết thương sẽ lớn hơn và gây ra ngứa, chảy máu nếu dúi cứ gãi ở bết thương đó nên cần người nuôi lưu ý mà chăm sóc dúi hợp lý.

Chữa bệnh phổi ho khò khè: Bệnh bên trong dúi thường là viêm phổi nên người nuôi cần chuẩn bị lincomycin và tiêm với liều lượng 0,5 cc vào bắp đùi của dúi là được nhưng cần lưu ý đến việc dùng thuốc này do kháng sinh vô cùng mạnh cần con dúi có trọng lượng và thể trạng tốt mà tiêm thuốc kháng sinh vào dúi an toàn.

Bệnh về mắt: Dúi thường chỉ quen ánh sáng tán xạ chứ không chói sáng như ánh sáng từ mặt trời nên với điều kiện ánh sáng trực diện rọi thẳng vào chuồng dúi sẽ khiến dúi dễ bị đau mắt. Vì thế người nuôi nên che chắn chuồng trại tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chuồng.

4.4 Vệ sinh chuồng trại

Việc vệ sinh chuồng trại vô cùng quan trọng và đây cũng là cách để phòng bệnh của dúi. Cần người nuôi vệ sinh chuồng bằng cách lấy chổi quẹt nhẹ phân của dúi ra, sau đó ở vùng có nước tiểu thì lấy giấy thấm. Tuyệt đối không được dùng các chất khác nhau có mùi hay có vị nào đó làm cho dúi hít phải ảnh hưởng đến sức khoẻ của dúi.

  • Như vậy, qua những thông tin mà Trại Chó Mèo đã chia sẻ trên đây, chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài Dúi cũng như giải đáp được thắc mắc con Dúi giá bao nhiêu 1 kg? Chúng ăn gì? Hay sống ở đâu? Nếu có đóng góp hay còn thắc mắc liên quan tới con Dúi, bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp một cách nhanh chóng.

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.