Gà Bị Cúm Chân – Gà Bị Bại Liệu: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Cúm chân là một trong những bệnh đặc biệt nguy hiểm ở gà và để lại hậu quả rất nghiêm trọng ngay cả ghi gà đã được chữa khỏi bệnh. Bài viết này Trại Chó Mèo xin gửi tới bạn những thông tin xoay quanh căn bệnh hay gặp này ở gà và cách đối phó khi gà bị cúm chân nhé!

Gà bị cúm chân là như thế nào? Nguyên nhân?

Gà chọi khi bị cúm chân  thì sẽ gặp hiện tượng bàn chân bị co quắp không duỗi thẳng được giống hệt như khi ta co tay không duỗi thẳng được.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân của gà bị co quắp như vậy. Nhưng cơ bản sẽ có những lí do như sau dẫn tới bệnh này ở gà:

  • Do bẩm sinh gà đã bị vậy, khi chúng phải vận động quá nhiều hoặc có thể xảy ra ngay lúc chúng đang chiến với những con gà chọi khác.
  • Sau khi gà bị ốm , bị co cơ, bại liệt cũng có thể chân bị cúm.
  • Gà còn non về kinh nghiệm nhưng đã phải ra trận chiến đấu.
  • Gà chọi có thể bị cúm chân khi trên chân nó có những viết thương nhưng không được điều trị kịp thời gây ra nhiễm trùng lâu dần thành cúm chân.
  • Viêm da, nhiễm độc hay gân hóa ở gà chọi cũng dẫn tới tình trạng này.
  • Do thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình phát triển và nuôi dưỡng.
  • Trong một số trường hợp gà bị cúm chân có thể là biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng, đi ỉa phân trắng phân xanh..

Những cách đối phó khi gà bị cúm chân và cách phòng bệnh

Xem thêm : Gà Bị Chảy Nhớt Miệng – “Mách Bạn” Cách Điều Trị Hiệu Quả

Cách đối phó khi gà đã bị cúm chân

Đây là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi vì rất khó chữa lành. Vì vậy nếu là đã gặp hiện tượng bị cúm chân thì bạn nên giải quyết bằng những cách sau:

  • Đối với trường hợp gà bị bẩm sinh thì hoàn toàn không có cách nào cứu chữa được. Bạn nên loại bỏ chúng hoặc có thể nuôi cho chúng lớn để lấy thịt. Những con gà tốt thì có thể giữ lại làm giống để phát triển đàn gà.
  • Còn với những con gà gặp hiện tượng này sau khi ốm dậy thì chúng rất có khả năng đã bị nhiễm bệnh bại liệt. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu cách chữa bệnh bại liệt để chữa cho gà nhà bạn.
  • Gà bị cúm chân do bệnh tụ huyết trùng thì nếu chữa xong gà vẫn có thể đi lại khó khăn và chân của chúng cũng không thể nào duỗi co như bình thường được. Bạn nên cho gà thời gian hồi phục và tăng cường độ tập luyện dần dần để cũng có thể co duỗi chân lại được.
  • Khi gà bị thương trong lúc thì đấu, đứt gân, đứt dây thần kinh thì bạn nên dùng trận đấu lại và ngau lập tức nẹp chân gà lại bằng băng dính để cố định lại vết thương. Sau trận đấu bạn nên kiểm tra lại và quan sát thật kĩ cũng như bổ sung dinh dưỡng cho gà mau hồi phục.
  • Gà bị cúm chân trong lúc vần thì nên dừng lại và ngâm chân vào trong nước lạnh khoảng tầm 15 phút sau đó vệ sinh thật sạch sẽ cho gà bằng cách bổ sung canxi và các loại vitamin như B1, B6, B12 cho gà cũng như thuốc bại liệt. Khi gà vẫn còn run rãy thì bạn phải tiêm thêm thuốc viên khớp cho chúng.
  • Kết hợp vật lí trị liệu cho gà cũng như xoa bóp bằng những vật liệu nguồn gốc thiên nhiên dễ dàng tìm kiếm như là muối, nghệ hoặc gừng. Khi xoa bóp bằng những vật liệu này giúp gà săn cơ, tiêu mỡ rất tốt cho sự phát triển của gà chọi
  • Khi tiêm cần tiêm vào má lườn của gà và không được tiến quá sâu vào nội tạng của chúng. Nếu như tiêm bằng phương án đó lâu tan thì bạn có thể tiêm chéo qua đùi của gà cũng được và cần lách mũi tiêm cẩn thận để không chạm vào chân của gà.

Cách phòng tránh gà bị cúm chân

Bạn có thể phòng tránh cho gà bằng những cách sau để gà không bị gặp hiện tượng cúm chân trong hoạt động rèn luyện và huấn luyện chúng:

  • Nên cho gà chạy riêng trong lồng để tránh gây tổn thương cho gà bởi việc cho chúng chạy trong lồng sẽ giúp gà chọi ra tăng cơ bắp một cách từ từ.
  • Nhốt hai con gà có cùng khả năng chiến đấu ở gần nhau, một phần giúp chúng ngày càng hăng hái chiến đấu đồng thời vì không trực tiếp giao tranh nên sẽ không gây tổn thương lẫn chúng.
  • Phơi nắng chúng mỗi ngày khoảng 20 phút với những ngày ít nắng hoặc mưa thì nên thắp đèn vàng.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử khuẩn thường xuyên.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cho gà sinh hoạt và tập luyện một cách khoa học.
  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ, bổ sung thêm những loại thuốc bổ và vitamin cho gà.
  • Khi gà có những biểu hiện đầu thì cần cách li và tìm ra phương án sơ cứu gấp tránh để gà bị nặng.

Hi vọng những thông tin mà Trại Chó Mèo nếu trên đã đem lại những thông tin hữu ích cho bà con khi gà ở gà gặp những hiện tượng này. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại vào những bài viết tiếp theo của chúng tôi.

>> Xem Thêm : Cách Chữa Bệnh Bại Liệt Ở Gà – Nguyên Nhân & Triệu Chứng

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...