Gà Bị Khô Chân – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Gà bị khô chân là một trong những căn bệnh thường gặp và rất phổ biến trong chăn nuôi. Tuy rằng tỉ lệ chết không quá cao nhưng chúng làm giảm năng suất và gây ra rất nhiều những di chứng cho gà sau này. Trong bài viết này Trại Chó Mèo xin gửi tới bạn ”tất tần tật” những thông tin về căn bệnh này của gà

gà bị khô chân
Gà bị khô chân là một bệnh dễ gặp ở gà bị bị mất nước

Thế nào là gà bị khô chân?

Trước tiên để kết luận gà bị khô chân thì chúng phải có một trong những biểu hiện sau:

  • Gà bị khô chân thường hay đứng yên, mắt nhắm nghiền không mở được, vận động kém và rất biếng ăn. Gà luôn trong trạng thái mệt mỏi g chuầy ốm, do không ăn được nhiều nên chúng rất gầy và xù lông hết lên với tỉ lệ tử vong lên tới 30%.
  • Bà con cũng có thể nhìn thấy gà rất hay bị đi ngoài, hen khẹc và gà rù.
  • Hai chân thì teo lại và co quắp vào với nhau. Đúng như tên của loại bệnh này thì chân của chúng rất khô và teo tóp quắp dần lại theo thời gian nếu như không chữa trị kịp thời thì chân của chúng có thể bị hỏng vĩnh viễn.
  • Do chân bị khô nên không thuận tiện cho việc di chuyển chính vì lí do ấy mà lườn của chúng cũng bị teo dẫn tới triệu chứng nặng hơn là xệ cánh.

Ngoài những dấu hiệu dễ dàng nhận biết bên ngoài thì có những triệu chứng chỉ khi mổ khám mới có thể nhận ra được như:

  • Xác gà nhẹ và lông bị xù.
  • Diều trống rỗng không có thức ăn.
  • Lòng đỏ không tiêu và bụng rất nặng.
  • Ruột chúng bị quắt lại và bị viêm cát tới xuất huyết,
  • Đối với các bộ phận cơ quan nội tạng khác thì không có biểu hiện gì khác lạ.

Xem thêm

Gà Bị Sưng Mắt Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao?

Gà Bị Trúng Gió Liệt Chân Và Cách Chữa Trị

Nguyên nhân dẫn đến gà bị khô chân

gà bị khô chân
Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh khô chân ở gà đó là không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng gà bị khô chân đó là do cơ thể của chúng bị mất nước. Thông thường có 2 giai đoạn chính gà hay dính bệnh đó là giai đoạn gà mới nở và lúc chúng khoảng trên 1kg. Tùy vào từng giai đoạn mà chúng sẽ gặp những nguyên nhân bị bệnh khác nhau như sau:

Giai đoạn gà vừa mới nở:

  • Khi gà vừa mới nở ở trang trại ấp hoặc khi chúng còn ở với gà mẹ thì rất khi khi mắc bệnh. Bệnh chỉ thường bị mắc khi trong quá trình vận chuyển về khu vực nuôi mà không đảm bảo được kĩ thuật chăn nuôi mới khiến chúng dễ bị mắc bệnh.
  • Trong giai đoạn úm gà, do mật độ chăn nuôi gà quá cao và nhiệt độ môi trường cũng cao dẫn tới gà bị mất nước nên dẫn tới bị khô chân.
  • Một nguyên nhân khác cũng dẫn tới tình trạng gà bị mất nước đó là không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho gà hoặc máng để nước không phù hợp kiến gà không uống được nước.
  • Khi gà bị mắc những bệnh khác dẫn tới đường ruột yếu đi ngoài cũng có thể dẫn tới bị khô chân.

Giai đoạn gà có trọng lượng hơn 1 kg:

  • Gà bị thiếu hụt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng trong quá trình phát triển,
  • Chúng không được cho uống đủ lượng nước và bị thiếu nước.
  • Khi cho chúng ăn quá nhiều thức ăn hữu cơ chăn nuôi có thể gây hiện tượng bị nghẽn đường ruột, bị nấm diều cũng có khả năng cao dẫn tới khô chân.

Gà bị khô chân cũng là một trong những triệu chứng của cách loại bệnh khác như thương hàn, bệnh tụ huyết trùng, bạch ly ở gà con,… Vì vậy cần phải đặc biệt lưu ý, dưới đây bà con hãy cùng xem tiếp về cách phòng và trị bệnh khô chân này nhé!

gà bị khô chân
Là một bệnh dễ gặp nhưng cũng rất dễ chữa trị nếu được phát hiện kịp thời

Cách phòng tránh và điều trị bệnh bị khô chân ở gà

Gà bị khô chân là do thiếu hụt nước trong cơ thể gà vì vậy phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho gà. Đối với bệnh bị khô chân ở giai đoạn gà còn nhỏ thì cách chữa rất đơn giản là chỉ cần cung cấp đủ nước cho chúng là được. Một khi gà đã vào giai đoạn phát triển trưởng thành thì tùy vào nguyên nhân bị bệnh mà đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.

  • Quan sát triệu chứng, nhận ra những biểu hiện khác lạ của gà càng sớm càng tốt.
  • Khi thấy những con gà có biểu hiện lạ thì cần phải cách li ngay chúng với đàn để tiện theo dõi và điều trị.
  • Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, máng nước phải được bố trí hợp lí thuận tiện cho việc sinh hoạt ăn uống của gà.
  • Với những con gà khỏe mạnh chưa có biểu hiện gì lạ thì cần cho chúng uống đủ nước và cần tăng cường sức để kháng cho chúng bằng cách pha thêm chất điện giải vào nước uống hằng ngày.
  • Đối với những con gà đã có biểu hiện lạ cách li thì cần cho dùng thuốc kháng sinh để tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
  • Khi gà có những chuyển biến tiêu cực thì cân ghi nhớ bởi khô chân có thể chỉ là một trong những triệu chứng nhỏ của những căn bệnh khác.
  • Dùng thuốc kháng sinh Dezavis – Plus 2g/lít nước và kết hợp các loại kháng sinh khác sử dụng trong 5 ngày để tránh tình trạng vi khuẩn bội nhiễm.

Bài viết trên hi vọng đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích trong việc điều trị bệnh khô chân ở gà. Trại Chó Mèo cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi và hẹn gặp lại bạn vào những bài viết tiếp theo!!

 

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 0 / 5. Tổng lượt vote: 0

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *