Gà bị viêm kết mạc mắt là căn bệnh thường gặp khiến chủ nuôi phải đau đầu. Vậy viêm kết mạc mắt là gì, nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề đó qua bài viết của Trại Chó Mèo nhé.
Nguyên nhân gà bị viêm kết mạc mắt
Biểu hiện
Khi gà bị viêm kết mạc mắt, chúng sẽ có biểu hiện bị đục ở một hoặc cả hai mắt, nhìn vào thấy các đốm trắng bên trong.
Sau khi tiến triển nặng hơn, gà bắt đầu chảy nước mắt, đồng tử gà bị dãn dài ra hoặc có hình thù kỳ lạ. Gà cũng sợ ánh sáng hơn khiến chúng khó mở mắt khi ở ngoài trời.
Bạn cũng có thể nhận ra gà bị viêm kết mạc khi xung quanh mắt gà có màng mờ, tiết ra dịch màu vàng hoặc xanh và ít nhận thức được chuyển động xung quanh, phản ứng chậm chạp.
Các loại bệnh thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến gà bị đau mắt, trong đó có thể kể đến một vài loại bệnh thường gặp như:
CRD: viêm đường hô hấp mãn tính – một căn bệnh “ác mộng” với gia cầm nói chung và gà nói riêng.
Đậu mùa: không chỉ người mới mắc bệnh đậu mùa mà gà cũng có thể bị bệnh đậu mùa dẫn đến viêm mắt.
Newcastle: có tên dân gian là bệnh gà rù – một căn bệnh truyền nhiễm ở gia cầm với tỷ lệ lây lan, mắc bệnh và tử vong cao.

Các tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn
Một loại vi khuẩn có tên khoa học là Salmonella thường được biết đến là tác nhân gây ra bệnh viêm mắt ở gà. Chúng khiến gà xuất hiện triệu chứng đau mắt, mắt bị viêm nhiễm và có thể mưng mủ.
Gà bị viêm kết mạc do vi khuẩn có thể lây sang cho những con gà cùng chuồng, vì vậy cần được phát hiện sớm để cách ly cá thể bệnh.
Do virus
Virus tồn tại khắp nơi trong môi trường và có thể gây nên nhiều bệnh tật cho gà, một trong số đó là thủy đậu. Thủy đậu sẽ gây ra các đốm nước mọc khắp người của các chú gà, lây lan nhanh với tốc độ chóng mắt.
Nếu mụn nước lây nhanh đến phần đầu và mắt, chúng sẽ ngăn trở tầm nhìn của gà và thậm chí để lâu dài có thể khiến gà mất thị giác vĩnh viễn. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh thủy đậu có thể điều trị được và gà sẽ khôi phục thị giác dần dần.
Do nấm
Nấm Aspergillus là một trong những tác nhân gây ra bệnh về mắt cho gà. Chúng khá nguy hiểm khi tấn công đường hô hấp và tiến dần đến thần kinh trung ương. Nếu lan đến nhãn cầu sẽ tạo ra các màng vàng bao bọc xung quanh mắt gà.
Cũng tương tự như vi khuẩn, nấm có thể khiến gà mất thị lực vĩnh viễn. Môi trường ẩm ướt, lót chuồng không được thay mới sẽ tạo nên ổ nấm lây lan rất nhanh.
Do thương tật
Triệu chứng viêm kết mạc có thể xuất hiện khi gà bị thương do yếu tố khách quan như đánh nhau, bị gió, cát thổi vào mắt. Khi bị thương, vi khuẩn trong môi trường sẽ tấn công mắt gà và khiến chúng bị đau mắt, chảy nước mắt cũng như bị viêm nhiễm.

Cách trị đau viêm kết mạc mắt ở gà
Sử dụng thuốc đặc trị
Bạn cần chẩn đoán đúng bệnh của gà để sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Ví dụ gà bị viêm kết mạc mắt do bênh CRD thì phải sử dụng thuốc trị CRD mới hiệu quả.
Một vài loại kháng sinh thường được sử dụng trong công tác chữa bệnh là: Erythromycin, Tilmycosin hoặc Doxy 75/ Doxy 50….
Nếu nguyên nhân khiến gà bị đau mắt là giun tròn thì nhỏ thuốc Gentamycin kèm Ivemectin liều lượng 2 đến 3 giọt một lần, thực hiện đều đặn hai ba lần một ngày.
Trong một tuần tiếp theo, chủ nuôi nên bổ sung các chất điện giải như Super ADE hay Gluco KC để tăng sức đề kháng cho gà.
Nếu tác nhân gây viêm mắt là giun thì phải tiến hành xổ giun bằng Menbedazol. Bạn có thể trộn thuốc vào khẩu phần ăn với liều lượng theo như chỉ dẫn.
Bồi bổ dinh dưỡng
Sau khi bị bệnh và được điều trị, sức khỏe của gà chắc chắn sẽ giảm sút đáng kể nên chủ nuôi cần bổ sung một lượng chất dinh dưỡng phù hợp. Khẩu phần ăn của gà cần được đảm bảo cân bằng giữa thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi cung cấp protein và vitamin.
Bạn cũng có thể bổ sung trực tiếp Gluco C vào thức ăn, nước uống của gà với liều lượng vừa đủ liên tục trong 3 đến 5 ngày thì gà sẽ khỏe mạnh hơn.
Vệ sinh khử khuẩn chuồng trại

Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, vi rút thì bạn cần đảm bảo công tác vệ sinh chuồng trại để tận diệt ổ bệnh. Do gà chủ yếu được chăn nuôi bầy đàn trong không gian hẹp, nên nếu chất độn chuồng bị ẩm mốc thì cũng có thể tạo thành ổ lây nhiễm cho toàn bộ đàn.
Đối với các bệnh có thể lây truyền, sau khi trị khỏi và xuất chuồng thì bạn cần đảm bảo khử khuẩn triệt để trước khi nhập bầy mới. Tốt nhất bạn nên để trống chuồng trong 1 tháng.
Trên đây là thông tin tổng hợp xung quanh việc gà bị viêm kết mạc mắt bao gồm nguyên nhân và cách điều trị. Nếu cảm thấy thông tin trong bài hữu ích, hãy follow Trại Chó Mèo để đọc thêm các bài viết khác nhé