Gà nhà bạn đang bị tiêu chảy phân lẫn máu, ăn yếu, chậm chạp và chết đột ngột? Bạn không biết đó là triệu chứng của căn bệnh gì và cần điều trị như thế nào? Đó chính là dấu hiệu rõ nét của gà bị viêm ruột hoại tử. Và bài viết dưới đây của Traichomeo.com sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị căn bệnh này cực kỳ hiệu quả.
Cơ chế phát sinh bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Trong cơ thể gà có một loại vi khuẩn tên là Clostridium Perfringens ký sinh trong cơ thể chúng. Nhưng loại vi khuẩn này không gây bệnh; bởi đây là một loại vi khuẩn có lợi, giúp quá trình lên men tiêu hóa của gà nhanh chóng và gà phát triển khỏe mạnh nhờ nó.
Tuy nhiên, khi gà bị đói, bị rối loạn tiêu, các căn bệnh đường ruột… hoặc có sự thay đổi quá lớn về thức ăn, nước uống, chuồng trại… khiến gà chưa thể thích nghi kịp. Điều đó khiến cho vi khuẩn có điều kiện phát sinh nhanh chóng. Đồng thời phá vỡ thế cân bằng các vi khuẩn có lợi.
Chính vì thế, cấu trúc niêm mạc ruột bị phá vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào lông mao niêm mạc ruột. Đó là cơ chế gây xuất huyết hoại tử ruột.
Không dừng ở đó, chúng lại tiếp tục vào đường huyết. Điều này đã gây nên hiện tượng nhiễm trùng máu.
Nhưng chúng không thể tồn tại được lâu trong môi trường chảy máu nên xác chết của chúng được phân hủy. Từ đó, giải phóng ra nội độc tố. Các nội độc tố này sẽ làm cho gà chết nhanh hơn.
Nguyên nhân gà bị bệnh viêm ruột hoại tử
Gà bị viêm ruột tiêu chảy hay viêm ruột hoại tử là do vi khuẩn Clostridium perfringens type C (Gram +) gây ra. Thường thì căn bệnh này ở gà xuất hiện sau khi gà được 3 tuần tuổi trở lên.
Bào tử vi khuẩn này thuộc loại chịu nhiệt. Chúng được tìm thấy trong đất, bụi, phân, trong chất nền ruột và có trong thức ăn chăn nuôi, chất thải gia cầm. Loại vi khuẩn này chúng có thể sống trong nước sôi trong vòng 2 giờ.
Clostridium perfringens yếm khí sống trong đường ruột nhưng ít gây bệnh. Chỉ khi các yếu tố bất lợi như: Cầu trùng, rối loạn tiêu hóa, thức ăn bị ôi thiu, giun sán, thay đổi thức ăn đột ngột…thì mới khiến gà bị viêm ruột hoại tử.
Những triệu chứng của viêm ruột hoại tử ở gà
Để nhận biết gà nhà bạn có phải bị viêm ruột hoại tử hay không; thì bạn cần dựa vào các triệu chứng như sau:
- Gà bị bệnh sẽ giảm ăn, chậm chạp.
- Phân gà ỉa ra khô màu đen, có khi lẫn máu và nhầy. Điều này gần giống triệu chứng bệnh cầu trùng.
- Gà hay nằm sấp gục đầu xuống, xã cánh ra
- Gà bị bệnh sẽ không thể tự đứng và không thể đi lại được.
- Tỷ lệ chết ở gà nằm trong khoảng 5 – 25%.

Gà bị viêm ruột hoại tử có thể xảy ra với thể cấp tính hoặc thể mãn tính.
- Nếu gà bị viêm ruột tiêu chảy ở thể cấp tính thì tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết sẽ rất cao. Căn bệnh viêm ruột hoại tử trên gà gây này có khi gây ra hiện tượng xuất huyết qua thành ruột.
- Nếu nó thuộc thể mãn tính thì các triệu chứng lâm sàng không điển hình. Gà chậm lớn, giảm cân, nhưng tỷ lệ chết không cao. Nó vẫn ăn uống nhưng ăn ít. Từ đó chết do gầy.
- Nếu gà bị viêm ruột hoại tử mà có tính dịch địa phương thì nó thường sẽ xảy ra ở đàn gà thịt 4 – 8 tuần tuổi.
Xem thêm:
Gà Có Lỗ Tai Không? 4 Tác Dụng Của Lỗ Tai Gà
Gà Đen Tây Bắc: Đặc Điểm & Cách Nuôi Chuẩn Kỹ Thuật
Phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho gà
Phòng bệnh hơn chữa bệnh và để gà không bị viêm ruột hoại tử thì cần có những biện pháp phòng tránh như sau:
- Chuồng trại, thức ăn, nước uống… của gà phải được vệ sinh sạch sẽ. Diệt cầu trùng khi 3 – 5 ngày tuổi theo quy trình an toàn sinh học.
- Hạn chế thay đổi thức ăn, nước uống, chuồng trại của gà thường xuyên.
- Bổ sung các vitamin, axit amin, khoáng… cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho gà.
- Hạn chế gây căng thẳng, stress cho gà.
- Hòa nước điện giải Gluco K-C, vitamin cho gà uống để chống nắng nóng.
- Sử dụng khẩu ăn cho gà phần chứa hàm lượng protein thấp hoặc khẩu phần có nguồn protein dễ tiêu hóa. Khẩu phần này cần kết hợp với các enzyme, men vi sinh, chế phẩm sinh học sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong đường ruột.
- Những thức ăn có kích thước hạt khác có độ đồng đều không cao, thức ăn bị nhiễm nấm mốc và sản sinh độc tố… thì không nên cho gà ăn.
Phương pháp trị gà bị viêm ruột hoại tử

Những con gà bị viêm ruột hoại tử cần có phương pháp điều trị hiệu quả để hạn chế tổn thất kinh tế. Để trị bệnh cần:
- Cho đàn gà của mình ăn những thức ăn dễ tiêu hóa.
- Trộn thức ăn của gà với các chất như Oxytetracycline dehydrated (OTC 50%) hoặc Doxycycline Hydrochloride, Amoxicillin…
Người nuôi gà cũng nên tham khảo một số phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử như sau:
- Phác đồ 1: Trộn vào thức ăn của gà LINCO 25% theo liều lượng: 1g/4 lít nước uống thì tương đương với 1g/15 – 20 kg thể trọng; kết hợp bổ trợ bù nước và điện giải trong 3 – 5 ngày bằng điện giải Gluco K-C 2 g/lít nước tương đương 100g/50 kg thức ăn
- Phác đồ 2: Trộn vào thức ăn của gà CHLOTETRA liều 1 g/4 – 6 kg thể trọng; hoặc trong 3 – 5 ngày, bạn có thể hòa nước uống 1 g/ 1 lít nước uống kết hợp hòa Gluco K-C 2 g/lít nước.
- Phác đồ 3: Trộn vào thức ăn của gà SULFATRIMIX 1 g/2 lít nước uống; tương đương 3 – 4 kg thể trọng + Gluco K-C liều 2 g/lít nước uống tương đương 1 g/6 – 8 kg thể trọng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh gà bị viêm ruột hoại tử và cách phòng – chống gà bị viêm ruột hoại tử. Hy vọng qua bài viết trên của Traichomeo.com, bạn đã có thể điều trị cho đàn gà của mình căn bệnh này tại nhà.