Gà Mía Lai: Đặc Điểm & Cách Nuôi Gà Mía “Chuẩn” Nhất

Gà mía lai hiện đang được đông đảo người tiêu dùng ưa thích nhờ đặc điểm thịt dai ngon, ít mỡ và đặc biệt phù hợp với cách chăn nuôi thả vườn của bà con vì sức đề kháng cao. Nếu bạn đang tìm hiểu về đặc điểm, cách chăm sóc gà mía lai thì đừng bỏ qua bài viết bên dưới đây của Trại Chó Mèo nhé!

Gà mía là gà gì?

Trước khi tìm hiểu về loài gà mía lai, hãy cùng tìm hiểu xem giống gà mía là gà gì. Gà mía là một giống gà xuất hiện từ lâu đời tại khu vực tỉnh Hà Tây.

Phân biệt gà mía bằng màu lông: giống gà mía này có 3 màu lông chính phối với nhau là đỏ sẫm, đen và một ít sắc xanh biếc viền cánh của chúng. Màu lông này được các chuyên gia đánh giá là khá đặc trưng, dễ dàng phân biệt với các giống gà khác.

Nhờ những đặc điểm nổi trội như thịt ngon, sức khỏe tốt, giống gà này dần trở nên phổ biến với cộng đồng. Tuy nhiên, để tăng thêm phần khỏe mạnh cho gà, người dân ở mỗi khu vực khác nhau sẽ lai chúng với những giống gà khác để tăng tối đa sức khỏe và cải thiện cả về mặt sản lượng cũng như chất lượng thịt.

Gà mía thuần chủng
Gà mía thuần chủng

Gà mía lai có bao nhiêu loại?

Dù gọi chung là gà mía lai nhưng chúng có thể được lai từ nhiều giống gà khác với gà mía. Hiện nay có hai loại gà mía phổ biến nhất và được đề cập ở ngay bên dưới:

Gà mía lai với gà lương phượng

Giống gà mía lai với lương phượng có đặc điểm tạo ra thế hệ gà sau có kích thước và trọng lượng to hơn, giúp tối đa hóa doanh thu cho người chăn nuôi.

Không chỉ có kích thước to hơn gà mía thuần, gà mía lai lương phượng còn có các đặc điểm nổi trội như tỉ lệ sinh và sống sót cao (đạt từ 95-97%). Sức khỏe của giống gà này cũng được đánh giá khá cao, ít bệnh tật hơn.

Thịt gà mía lai lương phượng thơm ngon và dai giòn, ít mỡ nên rất được ưa chuộng. Nói chi tiết hơn, thịt giống gà này chứa hàm lượng vitamin B1, B2 cũng như tỉ lệ nạc cao giúp bạn có thể chế biến được nhiều món ngon chỉ từ 1 chú gà. Thịt gà mía cũng hỗ trợ giảm cân, tăng cơ tốt nhờ hàm lượng protein cao (đương nhiên nếu ăn thịt gà để tập gym thì các bạn cần lọc bỏ da).

>> Xem Thêm : Gà Tân Châu: Kỹ Thuật Nuôi Gà Tân Châu Đuôi Dài & Đẹp

Gà mía lai với gà Sơn Tây

Sơn Tây chính là nguồn gốc ban đầu của giống gà mía, nhưng trải qua thời gian, nông dân chăn nuôi cũng bắt buộc phải sử dụng việc lai tạo để tăng tỉ lệ kháng bệnh, trọng lượng gà. Vì vậy, giống gà mía lai Sơn Tây ra đời với chất lượng thịt tăng, ít bệnh tật hơn hẳn giống gà mía thuần chủng.

Cân nặng trung bình của gà mía lai là bao nhiêu?

Gà mía lai có cân nặng trung bình từ 1 ký 6 đến 2 ký 2 – đây là cân nặng khá phù hợp cho một gia đình sử dụng phục vụ cho một bữa ăn.

Tuy nhiên đây là cân nặng của gà sau 4-5 tháng, một con gà hoàn toàn trưởng thành có thể đạt 3-4kg tùy trống mái nhưng gà mía lai chỉ phù hợp nuôi bán lấy thịt nên không nhất thiết phải để chúng tăng trưởng đến thể trọng trên.

Gà mía lai bao lâu thì bán được?

Thời gian tăng trưởng của gà mía lai khá nhanh giúp nông dân có thể tối đa hóa lợi nhuận. Cụ thể, một con gà mía lai chỉ cần mất 4-5 tháng là có thể giết thịt bởi đây là thời điểm thịt gà mía lai đạt độ thơm – dai tốt nhất.

Trường hợp bạn muốn nuôi gà mía lai lấy trứng thì phải mất thêm 2-3 tháng nữa. Dù vậy, tỉ lệ đạt trứng ở gà mía lai chỉ dao động từ 60-70%, vì vậy khuyến khích nông dân nên chăn nuôi thả vườn lấy thịt hơn là lấy trứng.

Cách chăn nuôi, chăm sóc gà mía lai đúng kỹ thuật

Gà mía lai vốn có sức đề kháng tốt nên bạn có thể chăn nuôi thả vườn, tuy nhiên cũng cần lưu ý những điểm sau.

Về việc lựa con giống: do gà là mô hình chăn nuôi chuồng trại chung nên bạn cần hết sức cẩn thận trong khâu chọn con giống, chọn nhầm con giống yếu, bệnh có thể khiến cả đàn bị bệnh theo và gây ra việc gà chết hàng loạt.

Về chuồng trại, cũng như bất cứ loại chuồng chăn nuôi gà khác, bạn phải xây dựng sao cho cao ráo để tránh ẩm ướt gây bệnh cho gà. Bạn cũng cần vệ sinh chuồng gà thường xuyên để hạn chế mầm bệnh.

Về thức ăn: Gà mía lai nên được bổ sung thêm các loại thóc, rau nghiền nhỏ hay thức ăn hoang dã nói chung bên cạnh cám để thịt gà đạt độ ngon cao nhất.

Trang bị thêm bể tắm cát cho gà mía lai: giống gà này có đặc điểm thích tắm cát nên chủ nuôi cũng cần trang bị bể tắm cho gà. Đồng thời có thể rải sỏi, gà mía lai ăn sỏi sẽ giúp tốt cho hệ tiêu hóa của chúng.

Trang bị dàn đậu cho gà mía lai: gà có tập tính ngủ đậu trên cao để tránh chân bị ẩm ướt cũng như tránh được các loài săn mồi. Vì vậy bạn cần trang bị dàn đậu có chiều cao rơi vào tầm nửa mét và đặt thưa ra để gà có không gian thoải mái.

Trang bị đèn cho chuồng: chuồng 100 con gà thì nên được trang bị 2 đèn sưởi ấm 75W.

Về cách chăn thả: là giống gà khỏe, ít bệnh nên bạn có thể nuôi gà mía lai theo hình thức thả vườn – sáng cho gà được hoạt động ngoài trời, tối lùa về chuồng. Tất nhiên bạn cần phải trang bị rào chắn sao cho các loài động vật ăn thịt không tìm được lối vào chuồng.

Mật độ chăn nuôi thích hợp: 8-10 con gà trên 1 mét vuông.

>> Xem Thêm : Gà Tây Huba Là Gì? Đặc Điểm, Kỹ Thuật Nuôi Giống Gà Tây

Giá gà mía lai là bao nhiêu?

Gà mía lai là giống gà ngon, dễ nuôi nên giá của chúng cũng không quá cao. Con giống có giá dao động từ 12 nghìn đến 18 nghìn đồng. Còn gà trưởng thành, qua tay buôn lái đến người mua sẽ có giá trên dưới 180 nghìn đồng.

Dù vậy, nếu mua số lượng lớn thì giá gà mía có thể giảm còn 120 nghìn đồng.

Trên đây là bài viết tổng hợp của Trại Chó Mèo về gà mía lai, bao gồm các đặc điểm giống loài và cách chăn nuôi phù hợp. Nếu bạn đang tìm cẩm nang chăm sóc gà mía lai để tự tạo mô hình chăn nuôi thì nhớ lưu bài viết lại nhé.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...