Gà Ta Thả Vườn: Đặc Điểm & Kỹ Thuật Nuôi “Không Bệnh”

Để nuôi gà ta thả vườn thì không khó, tuy nhiên làm sao để nuôi gà ta đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì sẽ đòi hỏi bà con phải có sự chịu khó, tìm hiểu các kỹ năng chăn nuôi. Dưới đây là một vài kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườnTrại Chó Mèo muốn các bạn tham khảo.

Gà ta là gì?

Gà tà được hiểu như một từ ngữ chung dùng cho các giống gà bản địa ở Việt Nam. Ta có thể dễ dàng thấy được nhiều giống gà khác nhau ở Việt Nam như: gà tre, gà ri, gà Đông Tảo, gà chọi,…

Những giống gà ta này nuôi khá chậm lớn, khối lượng nhẹ nhưng khi bán ra thị trường thì giá lại không cao. Vì lý do đó mà những bà con chăn nuôi gà ta thả vườn hiện nay lại cố gắng phát triển giống gà ta lai nhiều hơn để phát triển năng suất và hiệu quả thu nhập.

Dù những giống gà ta lai có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với gà ta nhưng chúng vẫn còn kém so với các con gà công nghiệp. Chất lượng thịt mà giống gà này mang lại cũng khá cao, đôi khi còn bị nhầm lẫn với gà ta thuần chủng vì hình dạng cũng rất giống nhau. Cung vì thế mà số lượng gà ta thuần trên thị trường kha ít.

So sánh gà ta thả vườn và gà ta công nghiệp

Gà sống

  • Mỏ gà:

Gà ta thả vườn: mỏ cùn, không sắc nhọn vì gà thường hay mổ đất, đá để tìm thức ăn.

Gà ta công nghiệp: được cho ăn và nuôi trên đệm lót bằng trấu nên gà không cần mổ đất để kiếm thức ăn, mỏ sắc hơn.

  • Chân gà:

Gà ta thả vườn: Chân và móng có màu đen vì gà thường xuyên phải xới đất để tìm thức ăn.

Gà ta công nghiệp: Chân gà không bị đen do không cần phải xới đất để tìm thức ăn, hơn nữa được nuôi trên đệm lót nên không có đất để bới.

  • Độ lanh lợi:

Gà ta thả vườn: mắt chúng rất lanh, phản ứng nhanh khi có người đụng vào.

Gà ta công nghiệp: Không nhanh nhẹn lắm.

Gà đã qua chế biến

  • Mề gà:

Gà ta thả vườn: mề gà to vì phải co bóp để tiêu hóa các loại thức ăn cứng, hoạt động nhiều nên mề gà (mề gà mái sẽ rộng khoảng 5cm).

Gà nuôi công nghiệp: mề gà bé vì được cho ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, không mất nhiều sức đề nghiền thức ăn (mề gà mái khoảng 3cm).

  • Da và thịt: Nếu bóp thấy thịt chắc thì đó là gà thả vườn, thịt nhão là gà công nghiệp.
  • Khi đã nấu:

Gà ta thả vườn thịt dài, chắc và thơm hơn.

Gà ta công nghiệp thịt mềm và không thơm bằng.

Xem thêm:

Top 4+ Loại Gà Rừng (Mái, Lai, Rặc, Châu Phi) Nhất Định Phải Biết

Gà Hồ: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Gà Hồ Đông Cảo

Hình ảnh gà ta thả vườn

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều giống gà ta khác nhau, dưới đây là một số hình ảnh về gà ta thả vườn  mà mọi người có thể tham khảo:

Các loại gà thả vườn

Gà ri là loại gà ta thả vườn được chăn nuôi phổ biến hiện nay. Khả năng tự kiếm mồi và nuôi con rất khéo. Thịt gà tre cũng được đánh giá rất cao.

Giống gà ác thả vườn

Gà ác hay còn gọi là gà đen, giống gà này đem đi hầm thuốc bắc rất tốt cho sức khỏe. Trọng lượng gà ác khá nhỏ, khoảng 0.7Kg/con.

Các loại gà thả vườn

Gà mía và thời xưa được xem là giống gà quý để tiến vua, vì thế mà thịt chúng rất thơm ngon. Bên cạnh đó, giống gà này có trọng lượng lớn, chỉ trong vòng 4 tháng mà chúng có thể nặng tới 1.9 – 2.3 kg/con.

Giống gà hồ thả vườn độc đáo

Gà hồ là giống gà được đưa vào danh sách  bảo tồn. Thịt của gà được đánh giá là mềm, dai và thơm. Giá của loại gà này trên thị trường khá đắt, chủ yếu được dùng làm quà để biếu, tặng.

Kinh nghiệm nuôi gà ta nhốt ít bệnh, hiệu quả kinh tế cao

Chuẩn bị về các điều kiện nuôi:

Chuồng trại: cần được gia công phù hợp với quy mô nuôi, có rèm cho, máy sưởi, máng ăn, uống. Tất cả cần được khử trùng trước 5 – 7 ngày khi chuẩn bị đưa vào sử dụng. Ngoài ra chuồng cần đảm bảo thoáng mát vào ngày hè và tránh gió lạnh vào ngày đông. Phải xây đúng kĩ thuật để chuồng dễ thoát nước. Nền chuồng cần được lót trấu dày 5 – 10 cm. Bố trí các loại chuồng khác nhau phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau như chuồng gà đẻ, chuồng úm gà con, giàn đậu cho gà,…

Kỹ thuật nuôi gà ta, chăm sóc:

Nên cho gà con ra tắm nắng sớm hoặc chiều mát, tránh những lúc thời tiết xấu. Đưa gà con vào chuồng úm và cho uống nước pha với vitamin C, chỉ cho gà ăn bắp nhuyễn hoặc tấm nấu trong vòng 2 ngày. Ngày thứ 3 thì tăng lượng thức ăn công nghiệp hoặc các thức ăn tự trộn.

Rửa máng ăn uống sạch sẽ, khử trùng để tránh bệnh tật. Nếu thấy con nào có tình y trạng nhiễm bệnh cần phải cách ly ngay để theo dõi. Dùng loại bóng đèn tròn 75W, tùy theo tình trạng thời tiết mà ta có thể tăng giảm nhiệt độ đèn. Nên thắp đèn sáng suốt đêm để tránh chuột, mèo và để gà chủ động ăn lúc đói.

Vì gà thường uống nước cùng lúc ăn nên cần đặt máng ăn và máng nước ở gần nhau. Thường xuyên thay nước uống, không nên để gà uống nước bẩn trong vườn. Nếu nuôi gà để thịt thì không cần cắt mỏ, gà đẻ thì nên cắt mỏ để tránh tình trạng mổ nhau (chỉ cần cắt phần sừng của mỏ) khoảng tuần 6 – 7.

Trong khoảng thời gian gà đẻ, chỉ nên sử dụng kháng sinh khi gà bệnh. 6 tháng sau khi đẻ, sử dụng vacxin chống dịch tả, nhiễm trùng, gumboro cho đàn gà.

Vệ sinh môi trường sống của gà ta:

Vấn đề vệ sinh luôn rất được chú trọng từ trước đến nay. Phải sát trùng định kì, không để ao tù nước đọng trong vườn thả, chuồng nuôi,… Tiêm kháng sinh phòng bệnh cho gà. Quanh chuồng phải được phát quang.

Trên đây là một số nguồn thông tin hữu ích cho bà con khi muốn chăn nuôi gà ta thị trường. Trại Chó Mèo hy vọng mọi người có thể vận dụng thật tốt những kinh nghiệm trên để nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 0 / 5. Tổng lượt vote: 0

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *