Gà Mổ Lông Nhau: Nguyên Nhân & Biện Pháp Khắc Phục

Trong quá trình nuôi gà, bệnh gà mổ lông nhau xảy ra rất thường xuyên. Biểu hiện của bệnh này chúng ta có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Những con gà mổ trụi lưng nhau, nặng hơn là mổ thủng phao câu con khác. Vậy nguyên nhân của bệnh này là gì, và cách khắc phục gà mổ lông nhau là gì? hay cũng Trại Chó Mèo tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gà mổ lông nhau

Nói đến tại sao gà mổ lông nhau thì có rất nhiều nguyên nhân, chúng ta có thể kể đến như sau:

  • Do bản năng sinh tồn vốn có của gà: Chúng luôn muốn trở thành người đứng đầu trong đàn. Cũng như con người luôn muốn làm người đứng đầu để được hưởng lợi ích nhiều hơn. Vậy nên trại nuôi gà nào cũng sẽ xảy ra hiện tượng gà mổ lông nhau.
  • Mật độ: số lượng gà quá đông có thể dẫn đến việc gà bị stress.
  • Thời tiết: khi nhiệt độ xung quanh quá nóng cũng có thể khiến gà bị stress, khi stress gà rất hay cắn nhau để giải tỏa.
  • Trời mưa thường xuyên cũng là một trong những lý do. Vì đây là mô hình gà nuôi thả vườn nên khi mưa gà sẽ không thể ra ngoài được, nếu bị nhốt trong chuồng thời gian dài sẽ dẫn đến cắn nhau.
  • Không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển sẽ thay đổi về nhu cầu nên gà sẽ tự kiếm thức ăn, cạnh tranh nhau.
  • Thiếu rau xanh và chất xơ: đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạnh mẽ. Trong giai đoạn mọc lông ống gà cần bổ sung nhiều loại dưỡng chất, nếu không đủ thì gà sẽ tự đi kiếm thức ăn và dẫn đến chúng trở thành thức ăn của nhau.
  • Thích thức ăn tanh: những loại như giun, dế, cá, tép,… luôn được gà ưa thích. Cùng như những thứ có mùi thanh, máu và vết thương cũng có sức hấp dẫn đặc biệt với chúng.
  • Thích màu đỏ: gà có tính tò mò kinh khủng. Chúng luôn dùng cái mỏ của mình để tìm hiểu mọi thứ, nhất là những thứ nhỏ xinh hoặc có màu đỏ thì chúng không thể cưỡng lại.
  • Gà bị ngứa: do vấn đề vệ sinh không đảm bảo nên sẽ sinh ra rận, giun sán,… gây ngứa cho gà và dẫn đến mổ nhau.
  • Bệnh trĩ ở gà: bệnh này hay xuất hiện ở gà đẻ. Vì phải đẻ nhiều nên phần hậu môn lòi ra ngoài. Phần thịt đỏ này lại rất thu hút những con gà bên cạnh.
Hình ảnh gà mổ lông nhau
Hình ảnh gà mổ lông nhau

Các biện pháp điều trị bệnh gà mổ lông nhau

Qua phân tích trên ta có thể thấy rằng, rất nhiều nguyên nhân sẽ dẫn đến bệnh gà mổ lông nhau. Vậy nên không có một phương pháp cụ thể nào có khả năng trị dứt điểm bệnh này hết. Việc chúng ta cần làm bây giờ là vận dụng nhiều các trị bệnh khác nhau để tạo ra một công thức tổng hợp, hiệu quả cao nhất để làm cho đàn gà không cắn nhau nữa.

Qua nhiều lần tìm hiểu và tiếp nhận nhiều kinh nghiệm, chúng tôi có thể tổng hợp lại một công thức để dễ dàng hạn chế tình trạng mổ nhau. Dưới đây là các bước cụ thể của phương pháp:

Biện pháp 1: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Để đảm bảo tốt nhất bà con nên nuôi gà ở trên nền cát, không những tránh được rận, mạt mà còn dễ dàng cho việc quét dọn, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng ở gà. Bên cạnh đó, chi phí làm nền cát khá mềm và còn có thể làm chỗ chơi lý tưởng cho gà, giảm tình trạng stress. Một số trang trại lớn đã áp dụng hình thức này như: Dabaco, Lê Gia,…

Xem thêm:

Kĩ Thuật Chăn Nuôi Gà Hiệu Quả & Lớn Nhanh

Quá Trình Phát Triển Của Trứng Gà Như Thế Nào?

Biện pháp 2: Làm chuồng đậu cho gà hình thang

Chuồng đậu hình thang sẽ tạo điều kiện cho gà leo trèo, chi phí làm sạp cũng rất rẻ so với những loại chuồng khá. Bên cạnh đó, đây có thể được xem là chỗ đậu ngủ mà không ảnh hưởng đến những con khác, khi đó tình thần của gà sẽ được cải thiện. Một tác dụng nữa của chuồng đậu hình thang là gà không thể cắn lông và hạn chế mổ nhau.

Sạp này rất tiết kiệm không gian mà còn cho gà nhiều chỗ để đậu hơn vì có nhiều bậc thang, khi đó bà con có thể tăng mật độ gà trong chuồng nuôi lên đến 30%. Ngủ trên cao sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh cho gà vì không bị lạnh chân. Lông cũng trở nên mượt hơn vì chúng không phải đè lên nhau để ngủ.

Chuồng hình thang cho gà
Chuồng hình thang cho gà

Biện pháp 3: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho gà

Cho gà ăn rau xanh sẽ tốt hơn là cho ăn bột cám rất nhiều. Bà con nên chú ý thời điểm gà bắt đầu mọc lông ống, đây là thời kì cần tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.

Biện pháp 4: Đeo kính cho gà

Đây là cách  cuối cùng mà chúng tôi muốn mang đến cho bà con để ngăn chặn tối đa nhất bệnh gà mổ lông nhau. Có phải mọi người đang thắc mắc là tại sao không phải là cắt mỏ hay uống thuốc ức chế mà lại là đeo kính đúng không?

Đó chính là bởi, gà là một loại động vật tò mò, chúng còn rất thích màu đỏ và máu tanh, vậy nên phương pháp cắt cụt mỏ sẽ không hữu dụng trong trường hợp này, gà vẫn sẽ đánh nhau, mổ vào những vết thương,… Không những thế, cắt mỏ còn dẫn đến việc giá gà sẽ bị giảm trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến doanh thu.

Ở các nước phương tây tiên tiến, họ cũng đã và đang tiến hành phương pháp đeo kính cho gà. Với đặc điểm cấu tạo và phương pháp vận hành đơn giản thì đeo kính sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu mà chúng ta đưa ra để trị bệnh cho gà. Sử dụng kính có màu đỏ sẽ làm cho gà bị mù màu, không nhìn được vào vết thương của những con khác.

Đeo kính vào cho gà có nghĩa là bà con đang  che chắn tầm nhìn phía trước của gà lại, khi chúng nhìn những vật chuyện động phía trước sẽ kém đi rất nhiều. Những vật cố định, đứng yên trong chuồng trại sẽ như bình thường và không bị ảnh hưởng một chút nào. Vậy nên, đeo kính cho gà là biện pháp cuối cùng trong chuỗi công thức tổng hợp hiệu quả để trị dứt điểm hiện tượng gà mổ lông nhau.

Đeo mắt kính cho gà
Đeo mắt kính cho gà

Gà mổ lông nhau là một bệnh rất khó chữa và còn không có thuốc đặc trị nên chúng ta phải áp dụng phương pháp tổng hợp trên. Trại Chó Mèo hy vọng bà con đã có cho mình những kiến thức bổ ích trong việc trị bệnh cho gà cũng như trong chăn nuôi.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...