Mèo bị đau chân sau – Dấu hiệu, cách chữa trị

Mèo là một loài động vật có cấu tạo đầy đủ tứ chi, do đó chúng cũng có thể mắc một số bệnh các bệnh về xương khớp. Một trong những bệnh phổ biến về xương của mèo, đó là tình trạng mèo bị đau chân sau. Vậy bạn đã biết nguyên nhân, biểu hiệu, hướng điều trị khi mèo bị bị như thế này chưa? Theo dõi bài viết dưới đây, hãy cùng traichomeo tìm hiểu thêm về loại bệnh này nhé.

Nguyên nhân khiến mèo bị đau chân sau

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ở mèo có khá nhiều và đa dạng. Bạn có thể tham khảo các nguyên nhân sau:

Mèo bị đau chân sau do bị chấn thương.

Mèo bị chấn thương có thể do các tai nạn như rơi từ cao hoặc va chạm mạnh. Từ đó làm tổn thương cột sống, dây thần kinh và cả xương khớp nữa. Với những chấn thương này mèo có thể bị mất khả năng di chuyển của chân sau, dẫn tới sự yếu đuối cho cơ thể.

Bị mắc bệnh xương khớp

Đây cũng là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mèo đau chân sau. Các bệnh thường gặp như là viêm khớp, thoái hoá, hay các bệnh liên quan khác. Khi bệnh tình nghiêm trọng sẽ dẫn tới xương khớp bị ăn mòn, gây đau đớn, suy giảm sức khoẻ và độ linh hoạt của mèo.

Do bệnh di truyền

Mèo có thể bị bệnh di truyền từ bố, mẹ của nó. Nếu một trong hai bố mẹ của mèo bị bệnh liên quan đến xương khớp. Thì chắc chắn là mèo con cũng sẽ bị di truyền.

Do tuổi tác của mèo

Nếu mèo có số tuổi lớn thì cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới đau  xương, khớp. Mèo già có thể sẽ bị suy yếu ở chân sau do quá trình lão hoá đang diễn ra. Khiến mèo trở nên yếu đuối và mệt mỏi vô cùng.

Thiếu canxi

Đây là một nguyên nhân không thể thiếu. Mèo bị thiếu canxi khiến cho xương ở chi yếu đi, gây khó khăn trong di chuyển. Và tình trạng này có thể diễn ra ở chân trước hoặc sau của mèo.

Có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị đau chân sau
Có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị đau chân sau

Những dấu hiệu của mèo khi bị đau chân sau

Tình trạng này sẽ tuỳ vào các nguyên nhân khác nhau. Do vậy sẽ dẫn tới những dấu hiệu cũng khác nhau. Tuy nhiên mèo thường hay che dấu tình trạng của mình với chủ nên bạn cần chú ý quan sát hơn. Nếu mèo có các biểu hiện sau thì có thể mèo đang bị đau chân sau nhé.

Mèo bị di chuyển khó khăn hơn mọi ngày

Đây là một dấu hiệu phổ biến và cũng dễ nhận biết nhất khi mèo bị đau hai chân sau. Mèo có thể bước chân khập khiễng, hay lảo đảo khi đi. Chúng thường có xu hướng chỉ di chuyển bằng hai chân trước và kéo lê hai chân sau.

Không còn năng động, vui vẻ như mọi ngày

Thay đổi trong hành vi cũng là một dấu hiệu đáng chú ý để nhận ra mèo của bạn đang gặp vấn đề ở chân sau. Chúng có thể trở nên ít hoạt động hơn, không muốn chơi đùa, hoặc thậm chí trở nên tức giận và khó chịu.

Phản ứng gay gắt khi bạn đụng vào chân

Bất kỳ là loài động vật nào khi bị đau đều sẽ thể hiện sự đau đớn và khó chịu dù là ít hay nhiều. Loài mèo cũng thế chúng sẽ tỏ ra khó chịu để ra liệu với bạn. Nếu bạn chạm vào chân sau hoặc cột sống của nó bạn sẽ thấy biểu hiện rõ ràng nhất.

Mèo sẽ khó chịu nếu đau chân sau
Mèo sẽ khó chịu nếu đau chân sau

Cách để xác định chính xác mèo bị đau chân sau

Để có thể xác định căn bệnh nào đó một các chính xác thì chắc chắn bạn cần phải đưa chúng đến với bác sĩ. Trải qua một loạt các kiểm tra sàng lọc là có thể biết được bệnh tình của mèo rồi. Các bước khám sàng lọc sẽ có:

Khám lâm sàng: Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra tình trạng cơ thể tổng quát, kiểm tra các vết thương, dấu hiệu viêm nhiễm hay sưng tấy.

  • Chụp X-quang: Khi trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ thú y có thể yêu cầu xét nghiệm X-quang hoặc siêu âm. Điều này giúp bác sĩ thú y xem xét xương, cơ, dây chằng và các cơ quan nội tạng của mèo để tìm kiếm bất thường.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể chỉ ra các chỉ số sinh hóa, chẳng hạn như mức độ viêm nhiễm hoặc tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể. Đồng thời cũng có thể giúp bác sĩ thú y tìm hiểu về chức năng gan và thận của mèo.
  • Chụp CT, MRI: Trường hợp khi chụp X-quang không thể tìm ra nguyên nhân . Thì bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT– MRI để tìm ra những nguyên nhân tiềm ẩn sâu ở trong cột sống và não của mèo.

Cách điều trị cho mèo khi bị đau chân sau

Việc điều trị căn bệnh này ở mèo còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ quan trọng của bệnh. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Bạn có thể cho mèo uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc nhé. Sẽ có tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sức khoẻ của mèo đó.
  • Bổ sung thêm dinh dưỡng cho mèo. Đau xương cũng là biểu hiện của việc thiếu canxi. Do đó bạn bần bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ xương khớp như: canxi, glucosamine và chondroitin. Đây là nhóm chất có thể giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và cơ bắp của mèo.
  • Bạn cũng có thể áp dụng các liệu pháp vật lý để chữa trị cho mèo. Có thể mát xa, điều trị nhiệt, tập luyện. Và các phương pháp khác có thể được áp dụng để tăng cường sức mạnh cơ và cải thiện cơ động của mèo.
  • Phương pháp cuối cùng là phẫu thuật nếu các liệu trình trên đều không có quá nhiều tác dụng với mèo cưng của bạn. Phẫu thuật có thể được thực hiện để sửa chữa các vấn đề cơ xương hoặc xử lý các tổn thương nội tạng.
Đưa mèo đi bác sĩ thú y là cách điều trị tốt nhất cho mèo khi bị đau chân sau
Đưa mèo đi bác sĩ thú y là cách điều trị tốt nhất cho mèo khi bị đau chân sau

Tổng kết

Như vậy việc điều trị, chăm sóc mèo bị đau chân sau đòi hỏi bạn cần quan tâm, chăm sóc và để ý đến mèo của mình. Trên đây là bài viết mà traichomeo muốn chia sẻ tới bạn. Sau khi tham khảo bài viết này, có lẽ bạn cũng đã biết phải xử lý thế nào khi mèo của mình gặp trường hợp này. Là một người yêu mèo thì hãy thường xuyên quan tâm đến bé cưng của mình nhé.

Có thể bạn nên xem

Mèo bị dị ứng – Tại sao mèo mắc bệnh này?

Mèo bị dị ứng là căn bệnh thường xuyên...

Dấu hiệu khiến mèo bị sa trực tràng là gì?

Nếu ai nuôi mèo chắc hẳn đã từng nghe...

Top 4 bệnh nguy hiểm ở mèo mà bạn nên biết

Mèo là một trong những loài thú cưng thường...

Những giống mèo dễ thương ưa chuộng hiện nay

Mèo là một trong những giống thú cưng được...