Mèo từ lâu đã là người bạn đồng hành, là một loài động vật khá thân thiết gần gũi với con người. Khi nuôi mèo, chúng ta mới biết loài động vật này có thể gặp những vấn đề liên quan đến cảm xúc hay tâm lý. Vấn đề mèo bị stress chắc cũng không còn gì quá xa lạ đối với các con sen. Vậy căn bệnh này là gì? Có nguy hiểm gì tới sức khoẻ của mèo không? Cùng traichomeo tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến mèo bị stress là gì?
Căng thẳng, lo lắng ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu thêm về căn bệnh này ở thú cưng thì hãy cùng tham khảo các nguyên nhân sau nhé.
- Khi gặp các tiếng ồn quá lớn như: pháo hoa, máy hút bụi, sấm chớp,… cũng có thể khiến mèo dễ dàng trở nên sợ hãi và lo lắng.
- Khi có người lạ hay trẻ em hoặc có vật nuôi mới đến nhà.
- Cát vệ sinh thường dùng bị thay đổi
- Khi mèo không được di chuyển đến một vị trí nào đó trong nhà. Có thể hiểu đây là nỗi sợ liên quan đến không có khả năng trốn thoát
- Mất đi chủ nhân hoặc rời xa chủ nhân, về ở với chủ khác
- Khay vệ sinh cho mèo quá bẩn, lâu được lau dọn
Trên đây đều là những nguyên nhân cơ bản có thể khiến mèo dễ dàng rơi vào trạng thái stress. Ngoài ra ngay cả những lúc mèo già nua, ốm yếu, bệnh tật cũng có thể khiến chúng trở nên buồn chán và sinh ra trầm cảm. Do đó bạn hãy luôn quan tâm, chú ý tới bé mèo nhà mình nhé.
Những dấu hiệu của mèo khi bị stress
Mèo là một loài vật có thể che giấu cơn đau của mình khá tốt. Chúng sẽ không thể hiện ra mình quá đau đớn khi bị thương. Nhưng khi chúng căng thẳng hay lo lắng lại có thể rất dễ để nhận ra. Các dấu hiệu này cũng thường được chia thành 2 loại: thể chất và hành vi
1. Dấu hiệu về thể chất
- Mèo bị nôn: Khi mất cân bằng các hoocmon mèo có thể gặp tình trạng khó tiêu. Dẫn tới thức ăn không tiêu hóa hết, mèo sẽ thường xuyên nôn trớ. Nôn quá nhiều cũng dẫn tới tình trạng mất nước nên bạn cần chú ý bổ sung thêm nước cho chúng nhé
- Chán ăn: Đây là một dấu hiệu stress quá rõ ràng ở mèo. Khi lo lắng và sợ hãi quá mức mèo sẽ không còn tâm trí để nhớ tới ăn uống. Trường hợp chúng bỏ bữa hoàn toàn thì bạn cần nhanh chóng đưa chúng tới bác sỹ thú y nhé.
- Tiêu chảy: Stress khiến mèo sản sinh ra các hoocmon để có thể giúp chúng chống lại các tác động.Từ đó khiến hệ tiêu hóa bị tàn phá, gây tiêu chảy nghiêm trọng.
- Chảy nước mũi hay nước mắt: Khi bị sợ hãi lo lắng trong một thời gian dài dễ dẫn tới tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Khiến mèo dễ bị nhiễm các bệnh mặt, dễ bị virus xâm nhập gây ra hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi.
- Sụt, tăng cân một cách bất thường: Tăng cân là do stress khiến chúng không còn thích hoạt động nhiều nữa. Còn sụt cân là do khi quá lo lắng cũng sẽ không thể ăn uống đầy đủ, ngon miệng nên rất dễ dẫn tới tình trạng sụt cân.
2. Dấu hiệu về hành vi
- Thay đổi hành vi: Mèo luôn là một loài động vật tình cảm, vui vẻ, thích chơi đùa. Nhưng khi stress có thể chúng sẽ trở nên xa cách, hung giữ thậm chí là chống đối.
- Trở nên hung hăng: Khi căng thẳng mèo sẽ luôn trong trạng thái phòng bị và cảnh giác. Chúng có thể sẵn sàng tấn công khi thấy có kẻ xâm phạm.
- Cào móng nhiều: Móng là vũ khí của mèo giúp chúng chống lại phần nào những tác động. Việc cào móng nhiều có nghĩa là chúng đang mài sắc vũ khí để chuẩn bị đối mặt với mọi tình huống.
- Đi vệ sinh không đúng chỗ: Mèo là loài khá ưa gọn gàng sạch sẽ nên chúng thường chôn vùi chất thải của mình. Do đó khi bạn bắt gặp mèo đi vệ sinh bừa bãi không đúng chỗ thì có thể chúng đang có nguy cơ bị stress.
Cách làm giảm căng thẳng cho mèo
1. Chơi với mèo thường xuyên.
Có lẽ đây chính là cách tốt nhất để giúp mèo giảm stress. Khi bạn chơi đùa, quan tâm tới chúng chúng sẽ cảm thấy an toàn hơn. Việc này có thể giúp chúng phân tán được những âu lo, làm giảm stress. Đồng thời việc này còn giúp xây dựng, vun đắp mối quan hệ tuyệt vời với mèo nhiều năm về sau. Tuy nhiên, mèo rất thông minh nên trò chơi với mèo phải thật thú vị để mèo không nhàm chán.
2. Hạn chế những thay đổi bất ngờ, đột ngột
Mèo là một loài vật không thích những sự thay đổi. Những thay đổi đột ngột như chuyển nhà, đổi chủ, thay đổi thói quen… Những việc đó rất dễ dẫn đến tình trạng stress và lo lắng ở mèo. Do đó nếu muốn thay đổi một điều gì đó cho bé mèo nhà bạn thì bạn nên thay đổi từ từ, từng chút một. Để chúng có thể thích nghi từng chút một. Ở giai đoạn này bạn cần thấu hiểu và đồng cảm với tâm trạng của mèo để chăm sóc mèo tốt hơn trong thời gian này.
3. Chuẩn bị cho mèo một chỗ đi vệ sinh phù hợp.
Mèo rất ưa sạch sẽ, gọn gàng nên nếu chỗ đi vệ sinh của chúng cũng cần phải sạch. Bạn có thể chuẩn bị cho chúng các khay vệ sinh vì an toàn, dễ sử dụng, hạn chế nguy cơ vương bẩn. Ngoài ra, việc đi vệ sinh cũng là lựa chọn giúp mèo rũ bỏ mọi căng thẳng để thư giãn tuyệt đối. Vậy nên, đây có thể là việc đầu tiên bạn nên làm để giảm stress cho mèo. Bạn cũng đừng quên dọn dẹp sạch sẽ sau khi mèo “xong việc”.
4. Mua thức ăn ngon cho mèo
Cũng như con người, mèo có tâm hồn ăn uống khá tốt. Chúng rất thích cảm giác được nuông chiều bằng thật nhiều món ăn ngon và đa dạng hương vị. Do đó thức ăn ngon cũng là một phương thuốc trấn an khi mèo hoảng loạn, lo lắng.
5. Cho mèo uống đủ nước mỗi ngày
Mèo là loài vật không quá thích nước nhưng khi chúng bị stress, sẽ dễ bị mất nước. Do đó bạn cần chuẩn bị nước cẩn thận cho chúng nhé. Để bất cứ lúc nào thấy khát chúng có thể uống ngay.
6. Tham khảo các ý kiến của chuyên gia thú y
Mèo là loài không giỏi phàn nàn về điều khiến chúng khó chịu nên càng khiến tình trạng lo lắng, căng thẳng nặng hơn. Các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiêu chảy, nôn thường gặp ở mèo bị căng thẳng. Cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn. Nếu bạn chưa biết chắc chắn mình phải làm gì trong các trường hợp đó thì bạn nên đưa chúng tới gặp bác sĩ. Trường hợp mèo bị căng thẳng nặng, mọi biện pháp hầu như không có hiệu quả. Thì bác sĩ có thể căn cứ và tình hình để kê alprazolam và clorazepate để giảm stress cho mèo.
Tổng kết
Tình trạng mèo bị stress đôi khi cũng sẽ khiến bạn bồn chồn và lo lắng theo. Thế nhưng sau khi tham khảo bài viết này của chúng tôi, chắc là bạn đã có thể an tâm khi bé mèo cưng nhà mình gặp tình trạng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của traichomeo. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo của chúng tôi.