Nuôi gà bằng đệm lót sinh học trong những năm gần đây trở lên rất phổ biến. Đệm lót sinh học hiện nay được đánh giá là một trong những mô hình chăn nuôi sáng tạo, khoa học. Sử dụng mô hình chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học được đánh giá cao trong vấn đề an toàn vệ sinh. Nhờ có đệm lót sinh học mà các khu vực chuồng trại chăn nuôi gà luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn. Cùng Traichomeo.com tìm hiểu về mô hình chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học trong bài viết dưới đây.
Nuôi gà bằng đệm lót sinh học?

Nuôi gà bằng đệm lót sinh học là sử dụng hỗn hợp trộn các chất có thể là trấu, mùn cưa, lõi ngô, dăm bào… kết hợp với các loại vi sinh vật có lợi dùng để lót nền chuồng trong chăn nuôi. Hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy nước tiểu và phân, hạn chế mùi hôi, khí thối. Bên cạnh đó đệm lót sinh học còn giúp ức chế và tiêu diệt sự phát triển của vi sinh vật có hại. Riêng phân gà sau khi làm sạch đệm lót có thể dùng bón cây cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cây.
Đệm lót nền chuồng gà được xử lý, bảo dưỡng tốt có thời hạn sử dụng từ 6 – 12 tháng tùy thuộc vào các yếu tố: Vật liệu làm đệm lót, độ dày đệm lót, cách xử lý, bảo trì …
Kỹ thuật làm đệm lót nuôi gà

Khi những đàn gà được nuôi trong chuồng có kết hợp đệm lót sinh học, người chăn nuôi sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ việc tăng trưởng nhanh chóng của đàn gà đó. Sử dụng đệm lót sinh học để chăn nuôi gà là giải pháp chăn nuôi khử mùi hôi hiệu quả nhất hiện nay. Vừa tiết kiệm chi phí, giảm công lao động lại vừa giải quyết được mùi hôi gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp nuôi gà bằng đệm lót sinh học làm từ trấu
Làm nệm dày 30-50m cho nền chuồng theo các bước sau:
- Bước 1: Trải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm rồi thả gà vào.
- Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà thịt, 2-3 ngày đối với gà nuôi thả, quan sát trên bề mặt chuồng, khi thấy phân phủ kín thì dùng cào cào bề mặt đệm (cần úp gà sang một bên để tránh làm xáo trộn đàn).
- Bước 3: Sau khi tiến hành cào lớp bề mặt, rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt đệm lót, tiếp tục dùng tay xoa đều bề mặt để lớp men được phân tán đều.
Cách làm chế phẩm đệm lót nuôi gà: 1 lít chế phẩm EM Pro-1 trộn với 3kg cám gạo, thêm 19 lít nước sạch, Khuấy đều, để trong thùng 24 giờ (có thể sục khí càng tốt).
Xem thêm:
Gà Ba Máu Là Gà Gì? Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chuẩn
Gà Bị Chướng Diều Đầy Hơi – Cách Chăm Sóc Chuẩn
Phương pháp nuôi gà bằng đệm lót sinh học bằng mùn cưa kết hợp với trấu.
Làm đệm lót 30 – 50m nền chuồng theo các bước sau:
- Bước1: Rải một lớp mùn cưa dày khoảng 15cm lên nền chuồng (nếu dùng trấu thì rải 8cm trấu, sau đó rải 7cm mùn cưa).
- Bước 2: Nếu mùn cưa đã khô thì phun nước sạch phun đều lên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% (dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa đã ngấm ẩm nhưng còn lỏng lẻo). Tiến hành thả gà vào chuồng sau khi đã rải mùn cưa. Chú ý: xịt nước đều như mưa và một lúc sau đó dùng tay xoa đều.
- Bước 3: Sau 7-10 ngày đối với gà thịt, 2-3 ngày đối với gà nuôi thả, quan sát trên bề mặt chuồng khi thấy phân phủ kín thì dùng cào cào lên bề mặt đệm lót nhẹ nhàng, không nên cào sát xuống sàn gạch. Khi đó hãy bắt đàn gà sang một khu chuồng khác để tiến hành cào xới.
- Bước 4: Rắc men nở đã chuẩn bị sẵn lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Và cuối cùng là dùng tay thoa đều lên mặt để men phân bố đều.
Một số lưu ý khi nuôi gà bằng đệm lót sinh học

- Thời gian nuôi gà bằng đệm lót sinh học tốt nhất là 6 – 12 tháng. Đệm lót sinh học trong nuôi gà được đầu tư càng dày thì theo đó thời gian sử dụng càng cao. Bên cạnh đó cũng tùy thuộc vào chế độ xử lý cũng như bảo dưỡng lớp độn để đệm lót sử dụng được lâu hơn.
- Nên dọn dẹp sạch sẽ chuồng trại sau mỗi lứa gà dù cho thời gian sử dụng đệm lót khá lâu. Khi bắt đầu nuôi đàn gà mới, gà con sẽ có hệ miễn dịch kém vì vậy nếu giữ lại đệm lót cũ gà sẽ dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh.
- Xới tơi mặt đệm lót 2 – 3 ngày một lần. Điều này sẽ giúp đậm lót tơi xopps hơn, phân gà sẽ được phân hủy nhanh nhất có thể. Xới tơi lớp đệm 3 ngày/lần đối với gà nuôi ở chuồng 2 tầng. chỉ cần xới nhẹ nhàng trên bề mặt đệm lót.
- Tránh làm ẩm ướt đệm lót vì vậy cần chuẩn bị mái che cho chuồng nuôi gà bằng đệm lót. Luôn đảm bảo giữ cho đệm lót được khô ráo, thoáng mát để phân được phân hủy tốt.
- Đệm lót sinh học được lên men, trong đó có sự phân hủy vi khuẩn có hại một cách tự nhiên. Vì vậy người chăn nuôi không cần phun thuốc định kỳ lên mặt đệm, điều này dễ gây ẩm ướt bề mặt. Ngoài ra thuốc phun còn vô tình tiêu diệt cả những vi sinh vật có lợi làm giảm hiệu quả của đệm lót sinh học
- Khi đệm lót sinh học xuất hiện mùi hôi, khai của nước tiểu. Cần xới đệm thường xuyên để chuồng trại được thông thoáng. Có thể sử dụng lớp đệm lót mỏng để thường xuyên thay rửa vào mùa nắng nóng.
Lời kết
Hiện nay mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi rất được Bộ Nông nghiệp và nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Với nhiều ưu điểm mà nó mang lại thực sự rất giúp ích cho người chăn nuôi. Mang lại một môi trường chăn nuôi gà sạch sẽ tránh được những mầm bệnh không mong muốn.
Xem thêm các bài viết hữu ích tại Trại Chó Mèo nhé!