Ốc nerita như thế nào? Hướng dẫn chăm sóc ốc nerita trong bể thủy sinh

Đối với những người sử dụng bể thủy sinh thì việc hạn chế rêu, tảo bám vào thành bể là rất quan trọng. Một trong những giải pháp hữu hiệu đó là sử dụng ốc nerita. Vậy ốc nerita là gì? Qua nội dung sau đây Trại chó mèo sẽ chia sẽ đến bạn đọc cách nuôi và chăm sóc ốc nerita trong bể thủy sinh. 

Ốc nerita là gì?

Ốc Nerita còn được gọi là ốc Nerita hay ốc ngựa vằn, là một trong những loài ốc thủy sinh nước ngọt rất phổ biến. Đây là loài ốc có thể thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, chúng có thể sống cả trong môi trường nước lợ, nước mặn hay nước ngọt.

Nguồn gốc xuất xứ ốc nerita

Ốc Nerita thuộc họ Neritidae, có tên khoa học là Neritina natalensis. Đây là loài ốc có thể sinh sống trong nhiều môi trường. 

Những con ốc nerita sống trong môi trường nước ngọt đa phần có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Đông Phi. Còn ốc nerita sống trong nước mặn thường có nguồn gốc từ vùng Caribbean và Thái Bình Dương. 

Ốc nerita có thể thích nghi và sống tốt trong môi trường nước ngọt. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể nuôi loại ốc này trong các bể thủy sinh.

Tuổi thọ của ốc nerita 

Trong điều kiện môi trường sống lý tưởng, tuổi thọ của ốc nerita trung bình từ 1 – 2 năm. Đôi khi ốc nerita có thể chết trong một tuần hoặc lâu hơn sau khi được thêm vào bể thủy sinh. Nếu ốc chết ngay sau khi được thêm vào bể thì có thể là do quá trình vận chuyển quá rung sốc. Hoặc sự thay đổi đáng kể của các thông số môi trường của bể không lý tưởng cho ốc.

Nếu Ốc Nerita chết, hãy đưa chúng ra khỏi bể thủy sinh nhanh chóng vì ốc bị phân hủy có thể làm tăng đột biến Amoniac trong nước. Bạn có thể nhận biết một con ốc chết khi thấy chúng không bám vào kính hoặc bất kỳ bề mặt cứng nào. Chúng thường nằm dưới đáy bể, đôi khi lộn ngược và bất động. 

Đặc điểm của ốc nerita

Có 2 đặc điểm nổi bật khi tìm hiểu về ốc nerita mà bạn cần phải nắm được đó là về kích thước và màu sắc của ốc. Chúng có những đặc điểm khác biệt so với các loài ốc khác mà có thể bạn vẫn chưa biết.

Đặc điểm kích thước ốc nerita

Kích thước của ốc nerita khá nhỏ, kích thước trung bình của loài ốc này là từ 1 – 2cm. Một số con ốc to sống lâu năm thì có thể đạt được kích thước 3 cm. Ngoài ra kích thước của ốc nerita còn phụ thuộc vào từng loài ốc khác nhau.

Tuy có kích thước nhỏ nhưng ốc ngựa vằn lại có hình dáng tròn rất đáng yêu. Rất thích hợp để bạn nuôi trong các bể thủy sinh. Và đây là cũng một lợi thế để ốc nerita có thể bò đến mọi ngóc ngách trong bể thủy sinh. Chúng có thể ăn rêu, tảo mọi nơi trong bể thủy sinh để phát triển. 

>>>Xem thêm: Hồ thuỷ sinh rất cần ốc táo vàng

Đặc điểm màu sắc ốc nerita

Ốc nerita có màu sắc rất bắt mắt, bạn có thể bắt gặp những con ốc nerita có những vệt sọc trên lưng với các màu nâu và đen. Hoặc bạn cũng có thể thấy các con ốc nerita với những màu sắc khác. 

Với màu sắc đa dạng và khá nổi bật nên ốc nerita ngoài việc được nuôi để làm sạch môi trường thủy sinh. Thì chúng còn được nuôi với mục đích làm cảnh, giúp cho bể thủy sinh thêm phần sinh động. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho bể. 

Ốc nerita sống trong điều kiện nào?

Ốc nerita có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và nước mặn, chúng có khả năng thích ứng với môi trường sống khác nhau rất tốt. Môi trường nước lý tưởng để ốc nerita sinh sống và phát triển là có độ PH từ 6,5 – 8, đặc biệt phù hợp từ 7, 1 – 7,5. Nhiệt độ nước thích hợp dao động từ 22 – 26 độ C. 

Ốc nerita có thể sống cả trong môi trường nước ngọt và nước mặn

Người nuôi cần chú ý theo dõi về nhiệt độ cũng như độ PH của bể thủy sinh để có những điều chỉnh kịp thời. Tránh để nhiệt độ bể quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến cho ốc khó tồn tại, đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến các sinh vật khác trong bể thủy sinh.

Tập tính sinh sống của ốc nerita

Ốc nerita thường không hoạt động nhiều, chúng là những sinh vật rất lành tính, không làm ảnh hưởng đến các loài cá hay tôm trong bể thủy sinh. Loài ốc này thường di chuyển chậm xung quanh thủy sinh để tiêu thụ các loại tảo, rêu tại mọi nơi. Có những lúc quan sát bạn nhận thấy con ốc nerita sẽ bị lật người chúng lên trên.

Tuy nhiên bạn không phải quá lo lắng bởi phần chân cơ của chúng rất linh hoạt và sẽ có thể tự lật lại. Giấc ngủ của ốc ngựa vằn thường theo chu kỳ từ 2 – 3 ngày, chúng sẽ có khoảng 7 lần ngủ trong khoảng thời gian từ 13 – 15 giờ. Sau đó chúng sẽ hoạt động liên tục trong khoảng 30 giờ tiếp theo.

Ốc nerita thường đẻ trứng trên gỗ, lúa, đá. Đối với môi trường thủy sinh thì chúng hay đẻ trứng trên các loại cây thủy sinh như rêu, tảo…

Nếu bạn quan sát kỹ trong bể thủy sinh sẽ quan sát thấy những đốm trắng nhỏ trên thành bể hay trên các nhánh cây thủy sinh. Đây chính là trứng của ốc nerita. Quan sát kỹ bạn sẽ thấy trứng ốc có hình bầu dục, nằm rải rác khắp nơi. Khi sờ vào trứng ốc bạn sẽ cảm nhận chúng khá cứng và chắc. 

Các loại ốc nerita được ưa chuộng hiện nay

Ốc nerita có nhiều loại khác nhau mà bạn có thể lựa chọn mua để trong bể thủy sinh. Dưới đây là một số loại ốc nerita phổ biến đang được bán trên thị trường: 

Một số loại ốc nerita phổ biến trong bể thủy sinh 

  • Ốc nerita ngựa vằn: đặc điểm của loài ốc này thường có các đường kẻ sọc nằm trên vỏ của chúng. Các sọc này thường có màu đen và vàng, tuy nhiên họa tiết có thể có sự khác nhau. 
  • Ốc nerita tiger: có ngoại hình tương tự như ngựa vằn, ngoại trừ chúng có màu cam nổi bật hơn. Các sọc của ốc nerita tiger cũng có nhiều răng cưa hơn. Điều này mang lại cho mỗi con ốc nerita ngoại hình khác nhau.
  • Ốc nerita olive: đây là loài ốc thường được nuôi trong bể cá. Chúng thường có màu sắc trên vỏ vàng nhạt và không có hoa văn. Các đường sọc màu đen và màu vàng sẽ tạo ra hình bắt mắt và thu hút người nhìn về loại ốc này. 
  • Ốc nerita sừng: loài ốc này sẽ có một chút khác biệt so với ba con ốc trên. Đó là chúng có các sọc đen, vàng và dọc theo các sọc trên thân ốc là một loạt các phần sừng màu đen.

Bên cạnh một số loại ốc nerita phổ biến thì bạn có thể bắt gặp một số loại ốc nerita khác như: Ốc vằn nâu, Tracked Nerite Snails, Ruby Nerite Snails, Zebra Snails, Plain Zebra Snails, Marble Nerite Snails…

Thức ăn của ốc nerita

Ốc nerita rất dễ nuôi, chúng không ăn các thực vật được trồng trong bể thủy sinh. Thông thường ốc thường ăn các cặn bã từ thực vật bằng các xúc tu để. Chúng chủ yếu ăn các loại tảo, rêu được hình thành trên các bề mặt trong môi trường nước như đá và san hô. 

Nếu lượng tảo, rêu trong bể thủy sinh không phát triển đủ nhanh thì bạn nên đưa thêm các thực phẩm khác vào cho chúng ăn thêm các loại rau xanh như: rau chân vịt, rau diếp… Tuy nhiên bạn chỉ cho ốc ăn thêm rau khi lượng rêu, tảo trong bể không đủ. Bạn không nên cho ốc nerita ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của ốc. 

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nerita sinh sản

Ốc nerita là loài sinh sản rất nhanh với số lượng lớn. Tuy nhiên điều quan trọng là người nuôi phải nắm được những kiến thức cơ bản, phù hợp về kỹ thuật nuôi ốc.

Ốc nerita là loài sinh sản cực nhanh

Cũng như những loài ốc khác, ốc nerita có khả năng sinh sản rất nhanh. Chỉ cần số lượng ốc từ 5 – 10 con trong bể là chúng đã có thể bắt cặp và sinh sản nhanh chóng.

Trứng của ốc nerita sẽ nở rất nhanh và nhiều, nên đôi lúc người chơi bể thủy sinh sẽ phải dọn dẹp bớt trứng của ốc. Nếu số lượng trứng ốc quá lớn có thể làm cản trở đến sinh hoạt của các loài thủy sinh khác trong bể.

>> Xem Thêm : Ốc mượn hồn loại ốc đặc biệt. Cách nuôi ra sao, hiệu quả kinh tế như thế nào?

Tạo bể cho ốc nerita

Bể thủy sinh phù hợp cho ốc nerita không cần quá to, phải có sự yên tĩnh. Bạn có thể nuôi loài ốc này với nhiều loại cá nhỏ khác nhau. Tuy nhiên không được nuôi trong bể với cá lớn bởi chúng có thể ăn ốc. 

Bạn cần hạ thấp mức nước trong bể nuôi xuống khoảng 2 – 5cm để giúp cho chúng có thể leo lên trên cạn trong thời gian ngắn khi cần. Ngoài ra bạn cũng cần phải trang bị thêm nắp đậy cho bể thủy sinh để tránh ốc bò ra bên ngoài.

Hướng dẫn gây để ốc nerita sinh sản

Để gây giống cho ốc nerita sinh sản, bạn cần phải thả vào bể thủy sinh ít nhất 5 con ốc. Nên đặt chúng gần những khối gỗ nhỏ và có tảo xanh hoặc rêu để làm thức ăn cho chúng. Đây cũng là các vị trí lý tưởng để cho ốc đẻ trứng.

Nhiệt độ cho ốc nerita sinh sản thích hợp nhất là từ 24 – 26 độ C, do đó người nuôi cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Bạn cần thay nước cho bể thủy sinh khoảng 3 ngày 1 lần, lưu ý không thay hết nước, chỉ cần thay khoảng 60 – 80% nước là được.

Cách diệt trứng ốc nerita trong bể

Khi ốc nerita sinh sản quá nhanh, có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sinh khác thì bạn chỉ cần tăng nhiệt độ hoặc giảm nhiệt độ của bể sẽ khiến ốc ngừng sinh sản. 

Ngoài ra một điểm bạn cần biết là trứng ốc nerita không thể nở trong môi trường nước ngọt. Nên dù có đẻ nhiều trứng thì chúng cũng không thể nở ra và hoạt động trong bể thủy sinh. 

Người nuôi có thể diệt hết trứng của ốc nerita bằng tay. Sử dụng tay hoặc dùng dao cạo rêu để cạo đi. Khi trứng ốc bám trên gỗ, cành cây thủy sinh chúng ta có thể dùng tay hoặc nhíp để gảy chúng ra. 

Giá của ốc nerita hiện nay bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Giá thành của ốc nerita lả một vấn đề mà nhiều người muốn mua thả bể thủy sinh rất quan tâm. Ngoài ra địa chỉ mua uy tín cũng là thông tin mà người mua cần tìm đến để mua được ốc khỏe mạnh, không bị bệnh.

Giá bán ốc nerita

Giá bán ốc nerita sẽ có 2 loại là: ốc nerita diệt rêu thườngvà ốc nerita diệt rêu gai

  • Giá ốc Nerita diệt rêu thường: 3.000 đồng/con
  • Giá ốc Nerita diệt rêu gai: 15.000-17.000/con

Lưu ý đây là giá mua lẻ, còn khi mua ốc nerita với số lượng lớn từ 10 con, 20 con, hay 100 con, khách hàng sẽ nhận được những mức giá ưu đãi rất hấp dẫn.

Địa chỉ mua ốc nerita

Tùy từng nơi sống mà bạn có thể lựa chọn địa chỉ mua ốc nerita uy tín. Như tại Hà Nội bạn có thể qua các shop như: Hến Aquarium, Mây Aquarium. Tại Hải Phòng là: Cá cảnh Hiền Phương, Aqua Ngọc Linh. Tại Đà Nẵng là: Cá cảnh Tuấn Khôi. Tại TP. Hồ Chí Minh là: Shop cá cảnh Hồ Chí Minh. Đây là những shop bán ốc nerita uy tín được nhiều dân chơi ghé mua.

Với những người mới mua ốc nerita lần đầu nên tham khảo ý kiến của những người chơi trước để có được địa chỉ mua ốc uy tín, đảm bảo được giống tốt. 

Lời kết

Qua nội dung bài viết bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc ốc Nerita là gì, cũng như cách nuôi loại ốc này trong bể thủy sinh. Hãy cùng tham khảo và lựa chọn giống ốc nerita phù hợp để không gian bể thủy sinh của bạn thêm sinh động và sạch sẽ hơn nhé.!

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.