Rùa Sa Nhân giá bao nhiêu? Sống ở đâu? Nuôi thế nào?

Nếu bạn đang quan tâm tới loài rùa Sa Nhân, muốn biết cách nuôi rùa Sa Nhân như thế nào? Rùa Sa Nhân bao nhiêu tiền? Sống ở đâu? Thì bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên một cách chi tiết và cụ thể nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!!!

1. Giới thiệu rùa Sa Nhân

Rùa Sa Nhân có thể là một trong những cái tên còn khá xa lạ đối với nhiều người, bởi đây là một trong những loài rùa trên cạn thuộc hàng quý hiếm nhất hiện nay. Và để hiểu rõ hơn về loài rùa quý này, mời các bạn cũng theo dõi những chia sẻ của chúng tôi sau đây.

1.1. Nguồn gốc của rùa Sa Nhân

Rùa Sa Nhân có tên khoa học là Cuora Mouhoti, là một loài rùa trên cạn vô cùng quý hiếm thuộc họ rùa đầm Emydidae và bộ rùa Testudinata. Chúng là một loại rùa nước ngọt có kích thước trung bình và được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước như Trung Quốc, Đông Ấn Độ, Lào và Việt Nam.

Ở Việt Nam, loài rùa Sa Nhân được tìm thấy chủ yếu ở vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Ngày trước, loài rùa Sa Nhân còn được tìm thấy với một số lượng khá ít ở các khu vực như Bảo Hà – Lào Cai, Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Ba Vì – Hà Nội, Quan Hoá – Thanh Hoá, Tân Kỳ – Nghệ An hay ở Hoà Bình, Ninh Bình. Tuy nhiên, hiện nay ở những khu vực này loài rùa này hầu như đã bị tuyệt chủng hoặc vô cùng hiếm.

1.2. Đặc điểm của rùa Sa Nhân

Là một loài rùa cạn quý hiếm, nên hầu như các đặc điểm bên ngoài của loài rùa Sa Nhân đều tương đối khác biệt so với các loại rùa khác hiện nay. Cùng với đó, loài rùa Sa Nhân có kích thước trung bình, không quá to cũng không quá nhỏ.

+ Rùa Sa Nhân khi trưởng thành sẽ có chiều dài đạt từ 14-18cm, trọng lượng từ 400-800g, phần lưng mai sẽ có 3 gờ nối sẵn, một gờ nối ở giữa bụng và 2 gờ còn lại sẽ chạy từ vảy 1 đến vảy 4 của mai.
+ Rùa Sa Nhân thường có màu nâu sáng hoặc vàng ở trên mai, còn màu xám hoặc đen nhạt ở phần bụng. Phía sau phần mai rùa có hình dáng như răng cưa, tuy nhiên không sắc nhọn.
+ Yếm của rùa Sa Nhân thường hẹp hơn độ mở của mai rất nhiều, cùng với đó là đường nối tấm cánh tay gần bằng với đường nối tấm họng, còn đường nối tấm bụng là dài nhất.
+ Loài rùa Sa Nhân thường thì con đực sẽ có đuôi dài hơn đuôi con cái, đuôi có màu nâu sẫm và gốc đuôi có những hạt nhỏ nổi lên.
+ Rùa Sa Nhân có kích thước đầu trung bình, mõm ngắn hơn mắt, mắt có màu đỏ, da đầu có nhiều tấm vảy lớn, chỉ trước có 5 ngón, chi sau có 4 ngón, các ngón có màng mỏng.

>> Xem Thêm : Rùa tai đỏ có ăn được không? Có độc không? Giá bao nhiêu?

1.3. Rùa Sa Nhân sống ở đâu?

Môi trường sống ưa thích của loài rùa Sa Nhân thường là các vùng rừng rậm, nơi có độ ẩm cao và chúng thích ẩn mình dưới các lớp lá mục, cỏ khô hay các khúc gỗ mục, nơi chúng có thể lẩn tránh kẻ thù của mình. Ở Việt Nam thì loài rùa Sa Nhân chủ yếu còn được tìm thấy ở vườn Quốc gia Cúc Phương. Thức ăn của loài rùa Sa Nhân chủ yếu là các loại thực vật nhỏ, trái cây rụng và chúng cũng có thể bắt và ăn thịt các loài động vật nhỏ như ốc, giun, cá nhỏ, tôm…

Loài rùa Sa Nhân thường tiến hành ghép cặp, giao phối vào mùa hè hoặc mùa xuân, lúc này nhiệt độ sẽ ấm áp và có nhiều thức ăn hơn. Ngoài ra, hiện nay loài rùa Sa Nhân còn được nhân giống để phục vụ quá trình bảo tồn. Vào năm 2012 thì các chuyên gia đã ấp thành công 7 cá thể rùa Sa Nhân con, đây là một điều đáng mừng để giúp duy trì và gia tăng số lượng rùa Sa Nhân ở nước ta hiện nay.

2. Tình trạng rùa Sa Nhân hiện nay

Rùa Sa Nhân hiện nay là một loài động vật quý hiếm, có giá trị về khoa học, sinh thái… Nhưng hiện nay loài rùa Sa Nhân đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do quá trình săn bắt quá mức và khiến chúng dần trở nên khan hiếm.

Hiện nay, loài rùa Sa Nhân đã được liệt vào danh sách những loài động vật đang bị đe dọa và có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Do đó, với số lượng rùa Sa Nhân ngày càng suy giảm trên thế giới, thì con người cần có ý thức bảo vệ, bảo tồn nhằm giúp loài rùa Sa Nhân có thể phát triển và duy trì số lượng của chúng. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến cho số lượng loài rùa Sa Nhân suy giảm là do nạn phá rừng và săn bắt quá mức, gây ảnh hưởng tới môi trường sống, nguồn thức ăn của chúng, khiến cho số lượng rùa Sa Nhân bị giảm mạnh.

>>>Xem thêm: Con Càng Đước là con gì? Tất cả kiến thức về loài vật quý hiếm này

3. Cách nuôi rùa Sa Nhân hiệu quả

Việc nuôi và nhân giống loài rùa Sa Nhân là một điều vô cùng cần thiết và cấp bách giúp duy trì số lượng của loài vật này hiện nay. Ngoài ra, hiện nay có nhiều chuyên gia cũng đang bỏ công sức ra để nghiên cứu phương pháp nuôi dưỡng loài rùa Sa Nhân một cách hiệu quả nhằm bảo tồn và cải thiện số lượng của chúng. Và trong số đó thì việc nhân giống và nuôi chúng trong môi trường tốt nhất là điều cần thiết. Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi rùa Sa Nhân mà bạn có thể tham khảo.

3.1. Chuồng nuôi, con giống

Do là một loài rùa quý hiếm và số lượng khá ít thế nên việc bạn tìm kiếm được nguồn giống thì bạn có thể đăng ký với trạm kiểm lâm để được hướng dẫn cách nuôi cũng như tránh gặp phải những rắc rối không đáng có khi nuôi loài rùa quý hiếm này. Tuy nhiên, loài rùa thường không cần quá khắt khe trong khâu chọn giống, chỉ cần bạn có đủ rùa đực và cái là được.

Còn đối với việc xây dựng chuồng nuôi rùa Sa Nhân, thì bạn nên dựa vào tập sinh sinh hoạt ngoài tự nhiên của loài rùa mà xây dựng chuồng cho phù hợp. Bạn nên sử dụng các lớp xơ dừa, lá khô để làm chuồng và là nơi cho rùa trú ngụ. Ngoài ra, nên xây dựng thêm những chiếc hang nhân tạo cho rùa ẩn nấp. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho rùa phát triển cũng như giúp chúng dễ dàng giao phối, đẻ trứng và ấp.

3.2. Thức ăn cho rùa Sa Nhân

Thức ăn của loài rùa Sa Nhân trong quá trình nuôi nhốt cũng không quá phức tạp, bạn có thể cho chúng ăn rau củ tươi, hoa quả hay chó chúng ăn thêm các loại thức ăn tươi như giun, ốc, tôm, cá nhỏ… Tuy nhiên, bạn nên thay đổi nhiều loại thức ăn cho loài rùa Sa Nhân không cảm thấy nhàm chán, có thể thay đổi bằng nhiều loại trái cây khác nhau như xoài, chuối, ổi, táo… Hoặc bổ sung thêm các loại mầm cây tươi. Tuy nhiên loài rùa Sa Nhân lại không ăn rau.

4. Rùa Sa Nhân giá bao nhiêu?

Hiện nay, việc tìm mua một chú rùa Sa Nhân cũng tương đối khó, bởi số lượng của loài rùa này khá ít. Tuy nhiên, có một số địa chỉ bán loài rùa Sa Nhân với mức giá dao động từ 300.000 – 650.000 vnđ/con trưởng thành, với kích thước đạt từ 12 – 17cm. Bạn có thể tìm mua loài rùa Sa Nhân tại các cửa hàng bán rùa giống trên địa bàn TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Tuy nhiên là một loài rùa quý hiếm, số lượng ít nên bạn nên chú ý thật kỹ để tránh mua phải loại rùa khác mà không phải rùa Sa Nhân.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Trại Chó Mèo đã chia sẻ với các bạn về những thông tin liên quan tới Rùa Sa Nhân giá bao nhiêu? Sống ở đâu? Nuôi thế nào? một cách chi tiết và cụ thể. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất về loài rùa Sa Nhân. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và giải đáp sớm nhất. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!!!

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.