Nuôi thỏ cảnh làm thú cưng – Nên hay không, cần lưu ý những gì?

Nuôi thỏ cảnh thay vì nuôi chó hoặc mèo làm thú cưng đã quá quen thuộc. Nay bạn lại thích nuôi một bé thỏ cảnh với bộ lông mềm mại cùng đôi tai dài đáng yêu. Hiện nay, việc nuôi thỏ cảnh làm thú cưng chưa thực sự phổ biến. Vậy có nên chọn thỏ làm thú cưng trong nhà?

Bạn hoàn toàn có thể chọn một chú thỏ kiểng để nuôi trong nhà. Nhưng hãy lưu ý rằng việc chăm sóc cho thỏ cần nhiều công sức hơn rất nhiều so với việc chăm lo cho một chú mèo hay một chú chó. Người nuôi cũng cần lưu ý không ít vấn đề để có thể nuôi một con thỏ khỏe mạnh. Cùng Trại chó mèo tìm hiểu sâu về vấn đề này nhé!

Cách chọn thỏ cảnh khỏe mạnh

Thỏ là động vật dễ thương và đáng yêu với bộ lông mềm mại cùng vẻ ngoài mũm mĩm. Tuy nhiên việc chăm sóc lại không hề đơn giản. Bởi vậy, ngay khi chọn mua thỏ cảnh, bạn cần chọn những bé thỏ khỏe mạnh, đồng thời phải có kiến thức chăm sóc thỏ cảnh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thú cưng của mình.

Phân biệt thỏ rừng và thỏ nhà nuôi cảnh

Đầu tiên, bạn cần phân biệt được thỏ rừng và thỏ nhà để chọn mua một em thỏ như ý.  Đặc biệt, để nuôi thỏ là thú cưng trong nhà thì bạn cần chọn một chú thỏ nhà thay vì thỏ rừng. Bởi thỏ rừng sẽ rất khó thích nghi được với điều kiện nuôi trong nhà, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và tâm lý cho thỏ. 

Thỏ rừng sống ở trong rừng, tách biệt với con người chúng có vẻ ngoài to lớn hơn thỏ nhà, với thân mình và đôi tai dài hơn. Thỏ rừng con vừa sinh ra đã mở mắt và có lông ở trên người. Thỏ rừng sống một mình và có tập tính đào hang để chú ẩn. Mặc dù to lớn hơn thỏ nhà nhưng thỏ rừng lại rất nhút nhát. Chúng thoắt ẩn, thoắt hiện và không sẵn sàng giao tiếp với con người.

Còn thỏ nhà có vóc dáng nhỏ gọn hơn và thân thiện hơn khi tiếp xúc với con người. Thỏ nhà lanh lợi, thông minh và gần gũi. Trái ngược với thỏ rừng thì thỏ nhà lại thích sống theo bầy đàn và không đào hang. Khi mới sinh, thỏ nhà chưa mở mắt và trên người không có lông. Vì những đặc tính trên nên chúng 1 phần được nuôi làm thỏ cảnh thay vì nuôi làm thịt.

Cả thỏ rừng và thỏ nhà đều là động vật gặm nhấm với đôi răng cửa dài. Về cơ bản không có quá nhiều điểm khác biệt về ngoại hình giữa hai giống thỏ này. Có một lưu ý nhỏ là thỏ rừng và thỏ nhà không thể giao phối với nhau.

>> Xem Thêm : Chuột Chinchilla giá bao nhiêu? Cách nuôi như thế nào?

Cách chọn thỏ cảnh khỏe mạnh

Khi chọn mua thỏ cảnh làm thú cưng, bạn cần lưu ý đến 8 điều sau:

  • Chọn thỏ cảnh có mắt sáng, không mờ đục, linh động, không có gỉ mắt.
  • Chọn những con thỏ có bộ lông sáng bóng, mượt mà, không bị xơ rối
  • Chọn thỏ có phần mũi khô ráo, không dịch nhầy
  • Chọn thỏ có ngoại hình sạch sẽ, đặc biệt phần tai, bụng và mông của thỏ  không có vết bẩn. Không chọn thỏ có mùi lạ trên người.
  • Chọn những chú thỏ cảnh có phản xạ tốt với các âm thanh, hình ảnh.
  • Chọn những chú thỏ linh hoạt, năng động, di chuyển nhanh với dáng đi chắc chắc, không xiêu vẹo
  • Chú ý phần phân của thỏ. Những chú thỏ có phân tròn, đóng khuôn và không bị nhão sẽ không bị mắc các bệnh về đường ruột.
  • Hãy quan sát kỹ để chắc chắn rằng chú thỏ cảnh của bạn không bị có vết thương hoặc dấu vết lạ nào trên người. Hãy chọn những con thỏ có đủ râu, đủ lông và mạnh mẽ.

Những lưu ý khi nuôi thỏ cảnh nhất định phải biết

Khi quyết định nuôi một chú thỏ cảnh, bạn cần tìm hiểu thông tin để chắc chắn rằng mình có đủ những kiến thức cơ bản về loài động vật này. Từ đó, có thể chăm sóc cho thú cưng của mình một cách tốt nhất. Khi nuôi thỏ, bạn nhất định phải chú ý những điều sau:

Tuổi thọ của thỏ cảnh là từ 8 đến 12 năm

Tuổi thọ trung bình của những chú thỏ nhà nuôi làm cảnh là từ 8 đến 12 năm tuổi. Vậy nên, khi nuôi bạn cần chắc chắn rằng mình có thể chăm sóc tốt cho thú cưng của mình trong suốt thời gian đó. Việc bỏ rơi thỏ hoặc thả thỏ đã được chăm sóc ra ngoài tự nhiên khiến chúng không thể thích nghi với môi trường mới và có thể tử vong.

Tuỳ từng bé thỏ mà chúng có thể thành thục tính dục từ khi 3 – 4 tháng tuổi. Bởi vậy, nếu bạn nuôi thỏ theo cặp thì nên chú ý tránh để thỏ cắn xé hoặc giao phối tự do với nhau. Bởi lẽ, việc đó có thể dẫn đến việc rối loạn sinh sản ở thỏ.

Thỏ cảnh không thực sự thích hợp với trẻ em

Chắc chắn đa số mọi đứa trẻ đều yêu thích sự đáng yêu cùng vẻ ngoài dễ thương của thỏ. Nhưng nếu để cho trẻ em nuôi thỏ thì điều đó không thực sự tốt cho cả trẻ và thú cưng. Bởi lẽ, thỏ không dễ chăm sóc như chó và mèo. Đặc biệt, việc trẻ nựng thỏ sai cách có thể khiến thỏ cảm thấy khó chịu và có những phản ứng tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu cho thỏ và trẻ. 

Bởi vậy, nếu để một đứa trẻ nuôi thỏ, người lớn cần chú ý quan sát để đảm bảo an toàn cho cả trẻ và thỏ.

Thỏ cảnh cần được tập thể dục và chạy nhảy

Do những đặc tính giống loài, thỏ rất thích được chạy nhảy. Việc nhốt thỏ trong lồng chật hẹp suốt cả ngày trong thời gian dài có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý cho thú cưng. 

Đặc biệt, với thỏ nhà là loài động vật xã hội, thích sống theo bầy đàn, chúng cần được chạy nhảy tự do ít nhất là vài giờ mỗi ngày.

Nuôi thỏ cảnh không cần tắm

Bản năng của thỏ vốn không thích nước. Ngoài ra, thỏ cũng rất dễ bị cảm cúm nếu bị ướt lông trong thời gian dài hoặc tiếp xúc với nước không đủ ấm. Bởi vậy, nếu chú thỏ cảnh của bạn trông vẫn sạch sẽ thì không cần phải tắm đâu. Trung bình một tháng thỏ được tắm một vài lần là đủ.

Thỏ thường bị bẩn ở một vài bộ phận trên cơ thể như: tai, mũi, chân… Bạn có thể dùng khăn ấm ẩm lau sạch những nơi bị bẩn rồi sấy khô cho thỏ là được. Không cần phải tắm cho cả người thú cưng. Điều này vừa giúp chú thỏ cảnh của bạn trông luôn sạch sẽ, vừa đảm bảo sức khỏe cho thỏ.

Thỏ không cần nhiều cà rốt như bạn nghĩ

Có một thực tế rằng thỏ nói chung và thỏ cảnh nói riêng, chúng không cần nhiều cà rốt như chúng ta vẫn tưởng. Việc ăn quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến tình trạng ứ trệ đường tiêu hoá, đe doạ tính mạng thỏ.

Để những chú thỏ cảnh được khỏe mạnh, bạn cần cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với nhiều nhóm chất khác nhau. Đồng thời, hãy cung cấp cho chúng một thực đơn lành mạnh.

>> Tham Khảo : Kiến thức về chuột hamster, Giá bán bao nhiêu, nuôi thế nào?

Thỏ cảnh cũng cần được cắn – để mài răng

Thỏ là loại động vật gặm nhấm với đôi răng cửa dài. Răng của chúng cần được cắn, gặm để mài bớt đi. Đây là một hành động hết sức bình thường và bản năng của loài thỏ. Bởi vậy, khi nuôi thỏ cảnh, bạn cần cho phép thú cưng của mình dành nhiều thời gian để cắn vật gì đó. Nếu không, chúng sẽ vô cùng khó chịu đó

Tìm thú y cho thỏ cảnh không dễ 

Hiện nay, thỏ cảnh chưa phải là một thú cưng thực sự phổ biến. Khác với chó, mèo – bạn có thể tìm thấy bác sĩ thú ý một cách dễ dàng, nếu chú thỏ cảnh của bạn bị bệnh thì có thể việc tìm nơi chữa bệnh không nhanh chóng. 

Bởi vậy, khi quyết định mua thỏ cảnh để nuôi, hãy chuẩn bị tâm lý và tìm sẵn những nơi có thể chữa bệnh cho thú cưng của mình, phòng khi cần thiết.

Nuôi thỏ cảnh cần triệt sản/thiến

Thỏ được mệnh danh là “cỗ máy giao phối” với khả năng sinh sản vô cùng mạnh. Nếu bạn không muốn đàn thỏ cảnh của mình gia tăng một cách mất kiểm soát thì nên đưa thú cưng của mình đi triệt sản/thiến để đảm bảo có thể chăm sóc tốt cho thú cưng.

Nếu đến tuổi mà không được thiến/triệt sản trước đó thì thỏ cảnh dễ xuất hiện những biểu hiện như: phun nước tiểu, hung hăng, phá hoại… Ngoài ra, nếu không được triệt sản/thiến, thỏ cũng dễ mắc các vấn đề như u ung thư tinh hoàn, ung thư tử cung…

Những điều cần chuẩn bị khi nuôi thỏ cảnh

Trước khi bắt đầu nuôi một thú cưng nào đó, hãy đảm bảo rằng bạn có thể chăm sóc tốt nhất cho vật nuôi của mình. Thỏ là một loài động vật nhạy cảm. Đặc biệt là thỏ cảnh, vậy nên hãy chuẩn bị tốt cho việc chăm sóc chúng.

Chuẩn bị chuồng nuôi thỏ cảnh

Việc chuẩn bị chuồng nuôi cho thỏ là điều bắt buộc. Chuồng nuôi thỏ cảnh sẽ là ngôi nhà để thú cưng sinh hoạt, gắn bó trong phần lớn cuộc đời mình. Chuồng nuôi của thỏ có thể làm từ bất kỳ loại vật liệu nào như: inox, nhựa, gỗ… nhưng hãy đảm bảo rằng chuồng đủ rộng rãi để thỏ có thể sinh hoạt thoải mái.

Chuồng nuôi thỏ cảnh

Chuẩn bị đồ lót chuồng và hộp vệ sinh

Đồ lót chuồng là điều vô cùng cần thiết, gắn liền với chuồng nuôi. Đồ lót chuồng có thể là gỗ nén hoặc một  loại vật liệu nằm đó có tác dụng hút ẩm, khử mùi cho chuồng. Đồ lót chuồng sẽ giúp bạn vệ sinh chuồng nuôi thuận tiện và giữ chuồng được sạch sẽ, thơm tho hơn rất nhiều.

Bên cạnh đồ lót chuồng thì bạn cũng cần chuẩn bị hộp vệ sinh để thỏ có thể đi vệ sinh vào đó.

Chuẩn bị máng ăn và bình nước cho thỏ cảnh

Thức ăn cần được để vào máng ăn/ bát ăn để đảm bảo vệ sinh cho thỏ. Thay vì bát đựng nước, bạn cần chuẩn bị bình nước để thỏ cảnh uống nước từ bình. Bởi việc uống nước từ bát như chó, mèo có thể khiến thỏ bị sặc.

Chuẩn bị sữa tắm khô cho thỏ cảnh

Như đã đề cập trong phần trên của bài viết, thỏ không phải là động vật ưa tiếp xúc với nước. Việc bị dính nước có thể khiến thú cưng của bạn bị cảm. Để giữ cho chú thỏ cảnh luôn sạch sẽ và khỏe mạnh, bạn nên chuẩn bị sữa tắm khô để tắm rửa cho vật nuôi.

Chuẩn bị gỗ mài răng cho thỏ cảnh gặm nhấm

Là động vật gặm nhấm và cần mài răng nên cần thiết việc chuẩn bị cho chú thỏ cảnh một miếng gỗ mài răng. Việc mài răng vừa có lợi cho sức khỏe thể chất lại có lợi cho sức khỏe tinh thần của loài thỏ.

Chế độ dinh dưỡng của thỏ cảnh

Nuôi thỏ cảnh bạn cần chuẩn bị loại thức ăn riêng cho động vật này. Khác với chó hay mèo, thỏ không thể ăn cơm hay các loại thức ăn của con người. Đồ ăn của thỏ cảnh cũng cần luôn khô ráo để tránh gây hại cho đường tiêu hoá. Vậy chế độ dinh dưỡng cho thỏ như thế nào là hợp lý?

Bạn có thể cho thỏ cảnh ăn các loại thức ăn khô được chế biến dành riêng cho thỏ cảnh theo định lượng được ghi trên bao bì của từng loại. Đó có thể là: cám dinh dưỡng, các loại hạt dinh dưỡng, vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng… Hoặc, bạn có thể làm đa dạng thực đơn cho vật nuôi với các loại thực phẩm như rau xanh: rau lang, rau muống, cỏ mồm, cỏ mần trầu, cỏ voi, củ cải, bí đỏ, bắp cải…; các loại cỏ khô; trái cây: táo, quýt, chuối… Các loại củ, hạt cũng rất tốt trong việc bổ sung năng lượng, dưỡng chất cho thỏ như: lúa, ngô, khoai, sắn, tấm..

Với các loại rau, khi cho ăn cần được cắt ngắn từ 20 – 30cm để thỏ dễ ăn. Cần đảm bảo rằng những ngọn rau đó đủ tươi và không quá già. Bên cạnh đó, không để rau bị ướt khi cho thỏ ăn.

Với các loại củ, nên sắt nhỏ với độ dày khoảng từ 5 – 8mm. Còn với các loại thức ăn hạt, bạn có thể xay nhuyễn hoặc cho thỏ ăn nguyên hạt. Tuy nhiên, với những loại hạt cứng, nên ngâm nước cho mềm hoặc ngâm cho nảy mầm (với ngô, lúa, đậu…) cũng rất thích hợp cho thỏ cảnh

Việc sử dụng đa dạng loại thức ăn sẽ giúp cung cấp đủ nhóm dưỡng chất đồng thời làm tăng khẩu vị và khả năng tiêu hoá cho thỏ. Hãy cân bằng đủ để tránh việc thú cưng bị mất cân bằng dinh dưỡng.

 Hướng dẫn nuôi và chăm sóc thỏ cảnh

Thỏ cảnh rất dễ hòa đồng và có khả năng thích nghi nhanh. Bởi vậy, việc thỏ làm quen với môi trường mới không mất nhiều thời gian. Khi thỏ đã quen với môi trường sống, bạn rất dễ để huấn luyện thỏ trở thành một người bạn tâm giao của mình.

Khi thỏ cảnh mới về nhà

Khi mới mang thỏ cảnh về nhà, hãy tạo cho thỏ một không gian thoải mái nhất. Có thể có rất nhiều bỡ ngỡ khi phải xa môi trường sống cũ, điều này sẽ khiến thỏ trở nên nhút nhát hơn. Bởi vậy, hãy nhẹ nhàng và kiên trì khi tiếp xúc với thỏ.

 Khi thỏ cảnh còn nhỏ

Nhiệt độ thích hợp cho thỏ con là từ 15 – 27 độ C. Thỏ con không chịu được ở trong môi trường nóng, ở nhiệt độ từ 35 độ C, thỏ không thể chịu đựng được lâu. Bởi vậy, hãy đảm bảo rằng chuồng của thỏ con luôn được đặt ở nơi mát mẻ vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông.

Một lưu ý quan trọng là thỏ con rất sợ tiếng ồn, bởi vậy hãy đặt thỏ con ở những nơi yên tĩnh.

Với thỏ cảnh con mới sinh, thời gian để chúng có thể mở mắt là khoảng 12 ngày. Sau khi thỏ chào đời khoảng 14 – 15 giờ, hãy cho chúng bú mẹ để được cung cấp dinh dưỡng. Trong 18 ngày đầu của cuộc đời, nguồn dinh dưỡng của thỏ được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ. Sau 18 ngày đó, thỏ cảnh có thể ăn kèm thức ăn bên cạnh việc ăn sữa mẹ. Từ ngày thứ 27 trở đi, thỏ con có thể được cai sữa. Trong giai đoạn này, bạn cần cho thỏ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá.

Khi thỏ cảnh đã lớn

Khi thỏ đã lớn, việc chăm sóc thỏ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn của thỏ cảnh. Để thỏ được vui chơi, chạy nhảy và giao tiếp với con người để hoạt bát, năng động hơn.

Giá mua thỏ cảnh và nơi bán thỏ cảnh uy tín

Tuỳ vào giống thỏ cảnh và độ tuổi mà chúng có thể có mức giá khác nhau. Giá một chú thỏ cảnh trung bình dao động trong khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Bạn có thể mua thỏ tại các cửa hàng thú cưng trên cả nước, hoặc có thể tìm mua thỏ cảnh tại các chợ online, từ người bán tự phát có nhu cầu tìm người mua.

Dù là mua thỏ cảnh ở đâu thì hãy luôn kiểm tra sức khỏe của thỏ. Hãy đảm bảo rằng chú thỏ cảnh của bạn đủ khỏe mạnh, không bị mắc bệnh. Như vậy, việc chăm sóc sau này sẽ trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn rất nhiều.

Lời kết

Thỏ là một loài vật vô cùng đáng yêu. Tuy nhiên, công chăm sóc cũng không hề ít. Một chú thỏ cảnh trong nhà sẽ giúp bạn có thêm nhiều niềm vui hơn. Hi vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã có đủ kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho thú cưng của mình.

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.