Top 5 loài rắn không có độc phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều loại rắn, trong đó có những loài rắn độc, rắn cực độc và những loài rắn không có độc. Những loài rắn không có độc đa số đều vô hại với con người. Vậy có những loài rắn không có độc nào phổ biến hiện nay, tất cả sẽ được Trại Chó Mèo chia sẻ một cách chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Top 5 loài rắn không có độc phổ biến hiện nay

Nếu bạn đang quan tâm cũng như tìm hiểu về những loài rắn không có độc phổ biến hiện này, thì có thể tham khảo ngay bài viết sau đây để hiểu hơn về những loài rắn này nhé.

1.1. Rắn nước

Rắn nước là một trong những loài rắn không có độc phổ biến nhất hiện nay. Loài rắn này chủ yếu sống ở khu vực đồng ruộng, sông hồ và thức ăn chủ yếu của chúng là cá, ếch, nhái… Một con rắn nước trưởng thành có thể đạt kích thước từ 80-120cm. Rắn nước thường có màu nâu nhạt, xám hoặc đen mờ còn ở dưới bụng thường có màu trắng hoặc vàng nhạt.

Loài rắn này khá hiền đối với con người, tuy nhiên nếu như bị tấn công hoặc bị đe doạ thì chúng vẫn có thể tấn công, gây chảy máu. Tuy nhiên chúng không có nọc độc nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Hiện nay, loài rắn nước này được nhiều người săn bắt hoặc nuôi dưỡng để làm thức ăn cho loài khác hoặc cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn làm thực phẩm. Mức giá của loài rắn nước có thể dao động từ 250.000-300.000 vnđ/kg.

Rắn không có độc - Rắn nước

1.2. Rắn ráo

Rắn ráo là một trong những loài rắn không có độc khá phổ biến tại việt nam lẫn trên thế giới hiện nay. Chúng thường có màu oliu và những cái vảy sẫm màu khi chúng còn nhỏ và nhạt dần khi chúng lớn lên. Một trong rắn ráo trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 100-170cm.

Rắn ráo thường sống tại khu vực rậm rạp, rừng núi nhiều cây cối, bụi cỏ và đôi khi chúng còn chui vào nhà của con người. Chúng là một loài rắn có khả năng leo trèo, bơi lội rất giỏi. Chúng thường đi săn mồi vào buổi sáng, thức ăn của chúng có ếch, nhái, cá…

Loài rắn ráo có mùa sinh sản từ tháng 4-8 tháng hằng năm, mỗi lần đẻ chúng sẽ để từ 10-12 trứng và sau 20-25 ngày thì trứng sẽ nở thành những con non. Hiện nay, loài rắn ráo thường được nhiều người sử dụng để ngâm rượu chung với các loài rắn độc khác như rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia… Ngoài ra chúng còn được sử dụng để làm các món nhậu khá hấp dẫn.

Rắn không có độc - Rắn ráo

Đọc thêm: Rắn lục cườm có độc không?

1.3. Rắn hổ trâu

Rắn hổ trâu hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như rắn ráo trâu, rắn hổ mèo, rắn hổ vện.. Chúng có tên khoa học là Ptyas Mucosa. Một con rắn hổ trâu trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 1.5 – 2m và có rất nhiều con có độ dài hơn 2m. Trưởng thành chúng sẽ đạt khối lượng từ 800g – 950g tuy nhiên vẫn có nhiều con đạt tới khối lượng hơn 2kg.

Rắn hổ trâu thường được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Pakistan… Chúng thường sống tại khu vực ven đô thị, bụi rậm nơi có nhiều loài động vật gặm nhấm, ếch nhái sinh sống. Chúng thường hoạt động vào ban ngày và có tốc độ di chuyển rất nhanh. Loài rắn này có thịt rất thơm ngon, thế nên chúng đang bị săn bắt một cách quá mức để cung cấp cho các quán nhậu, nhà hàng. Do đó số lượng của chúng ngày càng suy giảm trong tự nhiên.

Rắn không có độc - Rắn hổ trâu

1.4. Rắn sọc dưa

Rắn sọc dưa là một loài rắn thuộc họ rắn nước, có tên khoa học là Coelognathus Radiata. Chúng được tìm thấy phổ biến ở Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Bangladesh…

Chúng là một loài rắn không có độc, lành tính. Khi trưởng thành chúng có thể đạt kích thích hơn 2m và có thể nặng từ 1-2kg. Chúng có màu nâu xám và có một điểm nhận biết rõ ràng đó là có 4 đường đen chạy từ gáy đến hết nửa thân người và 2 đường sọc chạy hết người. Rắn sọc dưa dù không có độc nhưng chúng rất hung dữ, dễ bị kích thihcs và thường dựng 1/3 thân người lên để đe dọa kẻ thù.

Chúng thường sống tại các bụi rậm, ẩn náu trong các hang chuột bỏ hoang hoặc leo trèo trên các tán cây, bờ rào. Thức ăn chính của chúng là chuột, ếch, nhái hoặc cá… Mùa sinh sản của rắn sọc dưa rơi vào tháng 5-7 và chúng sẽ canh tranh nở đến tháng tháng 12 hàng năm. Hiện nay tại nước ta, rắn sọc dưa thường được dùng để làm thực phẩm hoặc ngâm rượu cùng các loại rắn độc khác.

Rắn không có độc - Rắn sọc dưa

1.5. Rắn ri cá

Là một loài rắn không có độc và không nguy hiểm cho con người, chúng có tên khoa học là Homalopsis buccata, thuộc họ Colubridae. Rắn ri cá khi trưởng thành có thể đạt chiều dài hơn 1m và nặng từ 600-900 gram. Chúng có ngoại hình khá chắc chắn, lớn với cái đầu to rộng, thân hình trụ với các vảy nổi gồ lên, trên đỉnh đầu của chúng còn có các chấm màu đen hình mũi tên còn ở dưới bụng sẽ có chấm đen như nốt ruồi.

Loài rắn này có thân hình màu nâu đỏ nhạt với nhiều vệt trắng chạy quanh người và phần bụng của chúng thường có màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt. Vào mùa sinh sản, rắn ri cá thường đẻ từ 5-20 con, rắn con sẽ dài từ 20-25cm. Loài rắn này thường hoạt động về đêm, thức ăn của chúng chủ yếu là cá, ếch, nhái… Hiện nay, ở Việt Nam loài rắn ri cá đang được nuôi khá nhiều, bởi thịt của chúng rất chắc và thơm ngon nên có nhiều người rất thích. Chúng thường được cung cấp cho nhà hàng, quan ăn để làm món ăn. Giá rắn ri cá có mức giá dao động từ 350.000 – 420.000vnđ/kg.

Rắn không có độc - Rắn ri cá

2. Cách phân biệt rắn độc và rắn không có độc?

Việc phân biệt và nhận biết được các loài rắn độc và rắn không có độc sẽ giúp các bạn phòng tránh được nhưng nguy hiểm không đáng có. Để phân biệt rắn độc với rắn không độc thì có một số yếu tố quan trọng sau:

+ Rắn không có độc: Những loài rắn này thường rất nhút nhát, chúng ít khi tấn công con người và thường sẽ cố rằng bỏ trốn càng nhanh càng tốt khi gặp nguy hiểm hay sự tấn công.
+ Rắn có độc: Chúng thường khá hung dữ, nếu gặp sự tấn công chúng thường co mình lại hoặc dựng đứng đầu để đe dọa kẻ tấn công. Hoặc có nhiều loài rắn độc thường bỏ đi một cách nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, nếu bạn là một người không có kinh nghiệm về loài rắn, thì khi gặp chúng tốt nhất là bạn nên tránh xa, để chúng bỏ đi nơi khác. Không nên vì tò mò hay muốn biết chúng có độc hay không mà có bắt. Bởi rất có thể bạn sẽ nhận phải trái đắng đấy nhé.

Như vậy, trên đây Trại Chó Mèo đã chia sẻ đến các bạn top 5 loài rắn không có độc phổ biến hiện nay cũng như giúp các bạn phân biệt được đâu là rắn độc, đâu là rắn không độc chính xác. Hy vọng, bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất về loài rắn không có độc. Nếu còn thắc mắc, vui lòng nhấn vào bình phần luận chúng tôi sẽ tiếp nhận và giải đáp sớm nhất.

Có thể bạn nên xem

Rắn cạp nia sợ gì? Cách đuổi rắn ra khỏi nhà hiệu quả

Và để biết được loài rắn cạp nia sợ gì? Sợ cây gì? Thì hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết qua bài viết sau đây.

Rắn Ri voi bao nhiêu 1 kg? Nuôi thế nào? Mua ở đâu?

Để giúp các bạn biết được Rắn Ri voi bao nhiêu 1 kg? Nuôi thế nào? Mua ở đâu? hãy theo dõi bài viết sau đây của Trại Chó Mèo.

Loài rắn có xương không? Có những loại xương nào?

Rắn có xương không là một trong những thắc mắc của nhiều người hiện nay vì thế hãy tham khảo bài viết sau để biết được câu trả lời chính xác.

Rắn giun có độc không? Chúng có cắn không? Rắn giun ăn gì?

Và để giúp các bạn giải đáp chính xác thắc mắc rắn giun có độc không? Chúng có cắn không? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Rắn màu đỏ là rắn gì? Top 5 loài rắn màu đỏ độc nhất hiện nay

Vậy Rắn màu đỏ là rắn gì? Có những loài rắn màu đỏ nào nổi bật hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây.