Bệnh giun đũa ở chó nên kiêng ăn gì? cách chăm

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh giun đũa đó chính là chó chế độ ăn uống không khoa học. Vậy bệnh giun đũa ở chó nên kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hãy đọc hết bài viết dưới đây của TRAICHOMEO để tìm ra câu trả lời nhé.

Bệnh giun đũa chó là gì?

Giun đũa hay còn gọi là sán chó là ấu trùng giun có tên là Toxocara có thể lây nhiễm sang con người. Nguồn bệnh từ phân của chó thải ra môi trường. Sau đó từ 10-20 ngày sau trứng phát triển thành ấu trùng và tồn tại trong môi trường đất. Ấu trùng từ môi trường đất nhiễm vào rau củ quả và lây nhiễm bệnh cho động vật gặm nhấm. Người nuốt phải ấu trùng khi ăn rau sống hay thịt chưa được nấu kỹ sẽ bị nhiễm giun đũa chó.

Giun đũa chó
Giun đũa chó

Các dấu hiệu khi chó bị nhiễm giun đũa

  • Nổi mẩn ngứa thành mảng, đôi khi gây ra ngứa khắp người. Kèm theo mệt mỏi, lo lắng hay cáu gắt tính khí thất thường, khó ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng.
  • Các dấu hiệu ăn không ngon, sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi phân nát. Thậm chí là đau tức ở mạng sườn. Nó cho thấy giun đũa chó đã tồn tại vào trong gan.
  • Chó bị hen suyễn, nghẹt mũi, thở khò khè chứng minh giun đũa đang trú ngụ trong phổi.
  • Ngoài ra bệnh sán chó còn di chuyển đến mắt khiến chó đau nhức, tầm nhìn mờ thường xuyên mỏi mắt
  • Nặng nhất là giun đũa có thể gây đau nhức đầu, mất tập trung và không còn linh hoạt như hàng ngày. Bụng phệ tô bất thường, thậm chí là hôn mê và mất nước.
  • Một đặc điểm nữa đó chính là bộ lông xơ xác không còn bóng mượt như trước. Khi đi vệ sinh có máu đỏ tươi hoặc tím đậm hơn bình thường. Khiến nó bị mất nước và sụt cân.

Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì?

Các thực phẩm sống chưa rửa sạch

Các loại rau sống nếu như trước khi cho chó ăn mà không vệ sinh rửa sạch sẽ dễ gây bệnh đường ruột. Bởi trong các loại rau đều có chứa các chất bụi bẩn chứa rất nhiều giun sán.

Thịt trâu, thịt bò

Đây chính là nguồn lây nhiễm sán và giun đũa nhanh nhất. Bệnh diễn biến cấp tính, gây tổn thương gan chó, đau vùng gan và nguy hiểm đến tính mạng của cún. Ngoài ra các bạn cần phải rửa thật sạch và nấu chín để đảm bảo hơn.

Các loại nội tạng động vật

Nhiều chủ nhân vẫn thường xuyên cho chó ăn nội tạng động vật bởi nó chứa nhiều chất đạm. Tuy nhiên ít ai biết rằng bên trong lại ẩn chứa rất nhiều các loại giun sán, nhất là giun đũa. Bởi vì thế nên chúng ta hãy lựa chọn và sơ chế thật kỹ trước khi cho cún ăn.

Tuyệt đối không ăn nội tạng động vật - bệnh giun đũa ở chó nên kiêng ăn gì?
Tuyệt đối không ăn nội tạng động vật – bệnh giun đũa ở chó nên kiêng ăn gì?

Ăn đồ ăn ôi thiu

Thức ăn ôi thiu, lên men khiến cho vi khuẩn phát triển rất nhanh. Từ đó sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Đây là môi trường giun sán dễ xâm nhập và tấn công vào cơ thể. Khiến cho chó bị mất nước, đi ngoài và mệt mỏi.

Cách điều trị khi chó bị nhiễm giun đũa

  • Với các phương pháp hiện đại ngày nay thì việc điều trị bệnh giun đũa ở chó dễ dàng hơn nhiều.
  • Đầu tiên các bạn hãy cho chó đi đến bệnh viện để xét nghiệm và khám lâm sàng. Sau đó về nhà chăm sóc và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nên cho chó uống thuốc đúng giờ, đúng liều. Môi trường sống phải thật thoáng mát, sạch sẽ. Hãy thường xuyên chú ý khử khuẩn chuồng trại, dụng cụ ăn uống và đồ chơi thú cưng.
  • Ngoài ra các bạn hãy vệ sinh cá nhân, cắt tỉa lông theo định kỳ cho cún. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho cún. Không được sử dụng các thức ăn ôi thiu, còn sống.
  • Hạn chế cho chó tiếp xúc với các con chó hoặc mèo bị nhiễm giun sán. Bởi chúng chó lây sang nhau bất cứ lúc nào. Khi ra ngoài nhớ mang theo rọ mõm cho chó. Để nó không ăn uống thức ăn linh tinh.

Những biện pháp phòng chống bệnh giun đũa ở chó

  • Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng. Đặc biệt là các chủ nuôi chó mèo, bảo vệ môi trường không bị nhiễm khuẩn
  • Các bạn hãy vệ sinh môi trường khu vực sinh hoạt cả trong nhà lẫn khu vui chơi. Thường xuyên khử khuẩn tổng quát không gian sống của mình.
  • Ngoài ra chúng ta nên cho chó ăn đồ ăn đảm bảo chất lượng. Nấu chín, uống sôi để tránh được các bệnh giun sán.
  • Tẩy giun theo định kỳ cho chó khi đủ tuổi. Bởi thuốc tẩy giun có thể bảo vệ chó của bạn ra khỏi các loại giun. Các bạn cần cho cún đi khám tổng quát để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị.
  • Dọn phân kịp thời sẽ đảm bảo được rằng các động vật khác và con người không bị nhiễm giun. Những người có thể tiếp xúc với phân động vật và đất bị ô nhiễm có thể bị mắc giun đũa.
  • Sử dụng các sản phẩm bôi trị bọ chét quanh năm giúp thú cưng của bạn tránh bị nhiễm các loại sán.
Nguyên nhân gây nên bệnh giun đũa chó
Nguyên nhân gây nên bệnh giun đũa chó

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun đũa ở chó mà TRAICHOMEO muốn gửi đến bạn. Đặc biệt là đã giải đáp việc: “ bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì?”. Hãy giữ gìn và chăm sóc chó an toàn và khoa học nhất. Thường xuyên theo dõi và cập nhập để biết thêm những thông tin thú vị về chó mèo. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Có thể bạn nên xem

Top 5 loại thuốc xịt bọ cho chó mà bạn nên biết

Chó là loài động vật vô cùng thông minh...

Chó bị rối loạn tiêu hóa – Tại sao lại như vậy?

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó là việc...

Bệnh DSC ở chó – Dấu hiệu và cách điều trị?

Bệnh DSC ở chó là một căn bệnh thường...

Tại sao chó bị hóc xương? Dấu hiệu là gì?

Chó bị hóc xương là tình trạng thường xuyên...

Cách phòng bệnh lê dạng trùng ở chó là gì?

Bệnh lê dạng trùng ở chó là căn bệnh...