Chăm sóc chó con mới đẻ cần lưu ý những gì?

Việc chăm sóc chó con mới đẻ là điều khiến rất nhiều người nuôi lo lắng và lúng túng. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển và sức khỏe sau này của cún. Vậy hôm nay TRAICHOMEO sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách nuôi dưỡng chó con mới đẻ sao cho hiệu quả nhất.

Chuẩn bị môi trường sống cho chó con mới đẻ

  • Chó con vừa sinh ra đời sẽ bắt đầu tiếp nhận các điều kiện sống khác hẳn khi trong bụng mẹ. Bao gồm về nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn mới lạ. Do đó bạn cần phải chuẩn bị nơi phù hợp cho chúng trước khi ra đời. Có thể sử dụng một chiếc hộp đủ lớn hoặc ổ đẻ để làm chỗ nằm cho mẹ và con. Như vậy cơ thể chó mẹ mới có thể bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể của cún con.
  • Tránh những chỗ có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Bạn cũng nên lót vào hộp vài tờ giấy đóng gói hay chiếc khăn phẳng. Hạn chế việc cuộn tròn của những chú chó gây ngạt thở trong 1-2 tuần đầu. Trong những ngày đầu nên thắp một bóng đèn nhỏ cho chó sưởi ấm và giữ nhiệt tốt nhất.
  • Đối với chó sơ sinh thì nhiệt độ an toàn trong 4 ngày đầu sẽ là từ 29-32 độ C. Tiếp theo là từ 5- 10 ngày sau sẽ giảm dần còn 26 độ C. Và sau tuần thứ 4 nhiệt độ giảm dần còn 22,2 độ C. Bạn cần kiểm tra nhiệt độ của chó con thường xuyên để đảm bảo được mức nhiệt phù hợp. Vì tỉ lệ tử vong sau sinh rất cao hơn 50%.
Chăm sóc chó con mới đẻ
Chăm sóc chó con mới đẻ

Chăm sóc bằng sữa mẹ

  • Việc nuôi chó con bằng sữa mẹ cực kỳ quan trọng, nhất là sữa đầu. Vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật. Chó con vừa mới sinh hoạt động theo bản năng của chúng và tìm vú mẹ để bú. Tuy nhiên nếu chó con không thể tìm được vú mẹ thì sẽ dẫn đến tình trạng bị chết đói. Khi đó bạn cần giúp chúng bằng cách đưa núm vú chó mẹ vào miệng chó con để bú sữa.
  • Với trường hợp chó mẹ sinh một lứa nhiều con chó con ra đời cuối cùng thường có cơ thể yếu nhất. Bạn nên ưu tiên cho bú trước để được cung cấp kháng thể. Hãy để cho chó bú sữa non, vì nó giàu chất dinh dưỡng, nhất là protein, vitamin.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

  • Đối với chó con sau khi sinh từ 5-10 ngày cho cún con ăn thêm sữa hâm nóng. Dùng vú cao su để cho bú. Dần dần thay thế bằng đĩa hoặc khay đựng, để tự tập liếm thức ăn. Hàng ngày cho uống lượng sữa từ 100-200ml, kéo dài đến 120 ngày.
  • Đối với chó 15 ngày các bạn có thể cho ăn thêm cháo sữa có thịt bằm. Mỗi ngày cho ăn từ 1-2 bữa. Khi chúng đạt 21 ngày tuổi có thể cho ăn thêm cháo gạo được ninh nhừ. Trộn với thịt nạc băm 1 ngày/ 2 bữa. Cân bằng sao cho phù hợp nhất.
  • Đối với chó được 30 ngày trở lên các bữa ăn bạn có thể thêm khoai tây và rau xanh, tăng dần về sau. Ngoài ra cũng cần chú ý tăng lượng vitamin, chất vitamin A và D. Cùng với các khoáng chất đa lượng và vi lượng. Nó giúp chó con thúc đẩy nhanh quá trình hình thành khung xương và phát triển sự trao đổi chất.
Bổ sung các chất cần thiết cho chó con
Bổ sung các chất cần thiết cho chó con

Phòng bệnh cho chó con

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa

Để tránh trường hợp chó con bị đi ngoài bạn cần vệ sinh sạch sẽ các bộ phận sinh dục và hậu môn của chó mẹ sau khi sinh. Bởi vì trong phân và dịch hậu sản của chó mẹ chứa nhiều vi khuẩn và chất làm chó con không tiêu hóa được. Không những thế chó con sau khi sinh cần uống thêm men Biosuptin   2 lần/ ngày. Tránh trường hợp bị chướng bụng men còn giúp giải quyết sữa thừa và sữa tiêm.

Phòng bệnh hô hấp

Nguyên nhân gây ra bệnh là do đầu ti của chó mẹ hay có các nếp da rất nhăn nheo. Độ ẩm và dinh dưỡng ở đầu ti là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, bạn cần vệ sinh đầu ti chó mẹ 4 tiếng/lần. Ngoài ra môi trường bẩn, nhiều bụi nhỏ thêm chó mẹ lâu ngày không tắm. Chó con thường đi vệ sinh… tăng độ ẩm làm vi khuẩn dễ sinh sôi. Vậy nên bạn cần thắp bóng sưởi đủ ấm, không nóng quá. Sau sinh phải dùng nước ấm và nước lá chè tươi lau cơ thể cho chó mẹ 2-3 ngày/ lần. Chỗ ở phải thay thường xuyên, cách 1-3 tiếng thay một lần để tránh chó con tiếp xúc với bụi bẩn.

Tiêm phòng cho chó sau khi sinh

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho chó con và tăng đề kháng chính là tiêm phòng. Có thể bắt đầu tiêm chủng từ khi chó con được 6 tuần tuổi. Chó con đã có một mức miễn dịch nhất định từ sữa mẹ, nhưng chúng vẫn cần tiêm chủng bổ sung đảm bảo.

Bạn nên hỏi bác sĩ thú y về kế hoạch tiêm chủng thích hợp và đảm bảo rằng bạn không bỏ qua bất kỳ đợt tiêm chủng nào để chó có sức khỏe tốt nhất.

Tiêm phòng cho chó sau khi sinh
Tiêm phòng cho chó sau khi sinh

Tổng kết

Vậy là vừa rồi TRAICHOMEO đã cung cấp đến bạn tất cả các thông tin chi tiết về việc chăm sóc chó con mới đẻ. Qua đây bạn sẽ có thêm kinh nghiệm khi chăm sóc chó con mới đẻ. Cần lưu ý trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chó có một sức khỏe tốt nhất. Hãy thường xuyên theo dõi để biết thêm nhiều điều thú vị liên quan đến chó mèo. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Có thể bạn nên xem

Bệnh ghẻ máu ở chó – Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ghẻ máu ở chó là một trong những...

Bệnh E. Canis ở chó – Vấn đề lo ngại của thú cưng

Bệnh E. canis ở chó là một trong những...

Top 5 bệnh về mắt ở chó cần được chữa trị kịp thời

Bệnh về mắt là tình trạng sức khỏe phổ...

Tổng hợp những bệnh ngoài da ở chó bạn nên biết

Da chó là một lớp biểu bì là quan...

Nuôi chó cần mua những đồ gì?

Khi quyết định nuôi một chú chó, việc chuẩn...