Bệnh kiết lỵ ở chó là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Gây ra sự suy giảm sức khỏe và nguy cơ tử vong. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mà còn gây lo ngại cho chủ nhân về khả năng chăm sóc và điều trị. Trong bài viết này, cùng TRAICHOMEO tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh kiết lỵ. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe của người bạn lông xù.
Kiết lỵ ở chó là bệnh gì ?
Trước hết, chúng ta cần biết bệnh kiết lỵ ở chó là gì. Kiết lỵ ở chó là một bệnh viêm đại tràng. Thường gây ra do vi khuẩn hoặc virus. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, gây ra viêm và sưng tấy. Dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy nặng, nôn mửa, mất nước và huyết áp giảm.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh kiết lỵ
Để có thể chữa được căn bệnh này một cách hiệu quả nhất thì bạn cần biết được nguyên nhân dẫn tới bệnh tình. Sẽ có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này của chó. Cùng mình tham khảo nhé.
- Một số loại vi khuẩn và vi rút như E. coli, Salmonella, và Parvovirus có thể gây ra viêm ruột và kiết lỵ ở chó
- Sử dụng một số loại thuốc hoặc tiếp xúc với các chất độc như hóa chất có thể làm cho ruột của chó bị viêm và gây kiết lỵ.
- Stress, sự thay đổi nhanh chóng trong chế độ ăn uống, hoặc môi trường mới có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và viêm ruột
- Các bệnh tiêu hóa khác như nhiễm ký sinh trùng, viêm ruột mạn tính, hoặc các bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây kiết lỵ ở chó
Dấu hiệu, biểu hiện khi chó bị mắc bệnh kiết lỵ
- Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của kiết lỵ ở chó là tiêu chảy, thường đi kèm với phân có màu và mùi khác thường.
- Kiết lỵ có thể gây ra sự mệt mỏi và yếu đuối do mất nước và chất dinh dưỡng.
- Các dấu hiệu bạn có thể để ý là đau bụng, khó chịu khi đi tiểu hoặc phát ra tiếng kêu đau đớn.
- Chó có thể từ chối ăn hoặc ăn ít hơn do cảm giác buồn nôn hoặc đau rối loạn tiêu hóa. Đồng thời có thể trở nên căng thẳng hoặc khó chịu do đau rối loạn tiêu hóa.
Cách chữa trị
Các chữa trị của căn bệnh này, cho đến ngày nay sẽ được chia thành 2 loại. Bạn có thể chọn các phương pháp dân gian hoặc các phương pháp hiện đại theo chỉ định của bác sĩ.
1. Điều trị theo cách dân gian
- Lá lược vàng: Loại cây này còn được gọi là cây nhọ nhồi. Sau khi hái về thì rửa sạch, giã nát vắt lấy nước rồi cho chó uống 2-3 lần/ ngày. Tiếp tục kiên trì khoảng 1 tuần
- Rau sam: dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu chó có tình trạng đi ngoài ra máu thì bạn có thể thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng
- Lá ổi: Đây là một loại lá đặc trị của các bệnh liên quan đến đi ngoài rất hiệu quả. Bạn nên điều chế với công thức: Búp ổi 20g, gạo rang 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g sắc lấy nước uống nhiều lần.
- Lá mơ: Bạn hái lá mơ về thái nhỏ rồi trộn với 1 quả trứng gà ta. Sau đó, cho lên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy. Lưu ý không cho dầu mỡ nhé.
2. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng và thuốc
Khi chó gặp tình trạng kiết lỵ sẽ, bạn đưa chúng tới các phòng khám thì trước hết chúng sẽ được kiểm tra. Áp dụng các phương pháp nội soi, X- quang, siêu âm,… Từ đó tùy theo từng mức độ để có thể có cách chữa trị khác nhau
- Trước hết cần cho chó nhịn ăn để dạ dày được sạch.
- Trong 2 – 3 ngày đầu phải cho chó nhịn đói. Cho chó uống nhiều nước sạch, mát, tốt nhất là cho chó uống nước chè đặc
- Sang ngày thứ 4 có thể cho chó uống nước thịt hầm. Bỏ thêm 1 gam xintomixin hoặc tarazon vào buổi sáng và buổi chiều
- Nếu chó bị đi tháo dạ thì phải quấn quanh bụng cho chó bằng chăn ấm. Cho chó ăn và uống 2 lần 1 ngày và thức ăn, nước uống phải đun nóng
Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ ở chó
Chúng ta luôn biết rằng, việc phòng tránh bệnh luôn luôn tốt hơn và dễ dàng hơn việc chữa bệnh. Do đó bạn có thể phòng tránh cho chó bị kiết lỵ theo các cách dưới đây:
- Đảm bảo khu vực sống của chó luôn sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát để ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân gây nhiễm trùng.
- Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm nguy cơ kiết lỵ.
- Luôn cung cấp nước sạch, tươi mới để chó không phải uống nước từ nguồn nước ô nhiễm
- Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường liên quan đến tiêu hóa, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để được khám và điều trị kịp thời.
- Tránh cho chó ăn thức ăn đã hỏng hoặc thức ăn có mùi kháng mùi, chất cồn, thuốc diệt côn trùng, hoặc thuốc trừ sâu.
- Đảm bảo khu vực chó chơi không có những loại cây, cỏ có thể gây hại
Tổng Kết
Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh kiết lỵ ở chó mà TRAICHOMEO muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết bạn có thể bình tĩnh xử lý khi chó cưng của mình bị mắc bệnh này. Cũng đừng quên chia sẻ bài viết cho những người yêu chó cùng biết nhé. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết.