5+ Cách Phòng Bệnh Cho Gà Con Mới Nở Đơn Giản – Hiệu Quả

Để có một đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt thì không chỉ có kỹ thuật úm gà con mà kỹ thuật phòng ngừa bệnh cho gà mới nở cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Dễ hiểu là vì giai đoạn này gà vô cùng yếu và tỷ lệ sống của gà có cao hay không sẽ quyết định hết vào giai đoạn này. Vì vậy, nếu bà con muốn tham khảo những cách phòng bệnh cho gà con mới nở để có được một lứa gà năng suất tốt nhất thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Trại Chó Mèo nhé!.

Đặc điểm sinh lý của gà con

cách phòng bệnh cho gà con mới nở
Gà con mới nở thường có sức khỏe rất yếu

Khi gà con mới nở rất yếu, đặc biệt là thân nhiệt chưa ổn định vì khả năng điều tiết nhiệt độ trong cơ thể còn kém. Đã vậy mà lớp lông khi gà mới nở ra còn là lông tơ mỏng nên gà rất dễ mất nhiệt và chết do quá lạnh. Chính vì vậy điều đầu tiên mà người nuôi cần phải quan tâm khi gà con mới nở đó chính là sưởi ấm cho chúng. Gà con cũng cần phải cho tập làm quen với nguồn thức ăn, uống và các điều kiện ngoại cảnh để hoàn thiện chức năng sinh lý của chúng.

Khoảng thời gian mới nở này gà sẽ có tốc độ sinh trưởng và cũng sẽ đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao hơn bình thường. Tuy nhiên cần phải lưu ý cho gà con ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa vì hệ tiêu hóa lúc này chưa hoàn chỉnh.

Xem thêm

Cách Phòng Bệnh Cho Gà Thả Vườn Để Gà Phát Triển Tốt Nhất

Cách Dùng Vitamin C, A, D, E Cho Gà Hiệu Quả

5 cách phòng bệnh cho gà con mới nở

1. Chọn con giống tốt

Cách phòng bệnh đầu tiên cho gà là người nuôi cần phải xác định rõ mục tiêu nuôi của mình và chọn con giống phù hợp với mục tiêu đó. Vì mỗi mục đích nuôi sẽ có những phương pháp chăm sóc phòng bệnh khác nhau nên điều này bà con cần phải lưu ý kỹ.

Gi ả sử nếu bà con nuôi gà lấy trứng thì phải nuôi những giống như Isa Brown, Babcob,… Còn nếu nuôi gà lấy thịt thì phải chọn những giống như lương phượng, tam hoàng,… để nuôi cho hợp lý.

Mua gà phải mua tại những cơ sở uy tín và đạt tiêu chuẩn thì mới có quá trình sinh trưởng như bình thường, có thể phòng ngừa bệnh giống như những giống gà khác.

2. Chọn lọc thức ăn dễ tiêu hóa

cách phòng bệnh cho gà con mới nở
Cần chọn lọc thức ăn dễ tiêu cho gà con

Khi gà con mới nở thì theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lòng đỏ của chúng vẫn còn đang bị sót lại trong hệ tiêu hóa. Chính vì vậy mà người nuôi nên lưu ý không nên cho gà ăn vào ngày nở đầu tiên để tránh gây ra hiện tượng khó tiêu. Nhưng ta có thể cho gà ăn các loại thức ăn nhỏ, băm nhuyễn để gà hấp thu được dinh dưỡng, vừa không bị khó khăn trong quá trình tiêu hóa.

Có thể cho gà con ăn những loại cám công nghiệp hoặc cám viên trong giai đoạn này là tốt nhất. Nếu vẫn thấy gà con ăn không tiêu, chúng ta nên sử dụng các loại thức ăn có chứa men tiêu hóa được bán ở các cửa hàng thú y.

Lượng thức ăn để nuôi gà con giai đoạn mới nở phải được chia thành nhiều bữa từ 5-6 lần/ngày. Như vậy mới có thể đảm bảo gà ăn hết và không để lại thức ăn sẽ bị ôi thiu. Ngoài ra thì yếu tố này còn kích thích sự thèm ăn của gà con.

3. Phòng bệnh cho gà qua nước uống

Nguồn nước cung cấp cho gà phải được đảm bảo liên tục và thường xuyên để gà không bị thiếu nước đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Thay nước 2-3 lần/ ngày để tránh gà uống nhầm nước đã hỏng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt.

Bà con nuôi gà con mới nhập về có thể pha hỗn hợp Glucose (50g) + Vitamin C để giúp gà con thư giãn và tránh được stress.

Vào các ngày sau thì chúng ta hoàn toàn có thể pha Vitamin C vào nước cho gà thường xuyên để kích thích tăng trưởng và tiêu hóa tốt cho gà mới nở. Máng uống của gà con phải được đặt gần gà con và ta phải thực hiện quan sát xem gà có tiếp nhận được nguồn nước hay không.

4. Giữ vệ sinh chuồng úm

cách phòng bệnh cho gà con mới nở
Đảm bảo vệ sinh cho chuồng úm

Trước khi thả gà con vào nuôi trong chuồng, bà con sẽ cần phải vệ sinh và sát khuẩn chuồng úm. Như vậy là để tránh các vi khuẩn và mầm bệnh xấu đe dọa đến gà con. Trong quá trình chăm sóc và nuôi gà phải thường xuyên làm sạch chuồng cho chúng giống như tần suất làm sạch máng ăn, uống và các dụng cụ chăm sóc gà (các dụng cụ như xẻng múc thức ăn, xe chở thức ăn,…).

Bà con cũng có thể sử dụng một lớp trấu đặt lên nền chuồng để lót cho hấp thụ phân gà tốt hơn. Như vậy khi dọn dẹp sẽ dễ dàng vì chỉ cần loại bỏ lớp trấu này đi.

Không chỉ phải vệ sinh khu vực bên trong chuồng mà xung quanh chuồng nuôi gà con cũng cần phải được vệ sinh thường xuyên. Tuyệt đối không để chuồng gần nơi ẩm ướt, sinh hoạt của con người hoặc nơi xuất hiện nhưng loài vật dễ gây nhiễm bệnh ảnh hưởng đến gà con (chuột, gián, chim,…).

5. Tiêm vắc xin cho gà

cách phòng bệnh cho gà con mới nở
Cần tiêm vacxin cho gà con

Hầu như gà con nào cũng sẽ cần phải tiêm vacxin phòng bệnh vì đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Người nuôi sẽ cần phải theo dõi lịch tiêm vacxin cho lứa gà của mình để giảm nguy cơ mắc bệnh đi đến 80%. Những căn bệnh rất nguy hiểm mà gà con dễ mắc nhất như là Newcastle, Gumboro,… có thể khiến 1 đàn gà con bị chết.

Đối với giai đoạn gà từ 4 – 10 ngày tuổi thi chúng ta cần phải tiêm vacxin Gumboro và gà từ 7 – 21 ngày tuổi cần tiêm vacxin phòng Newcastle. Và gà lớn đến 14 ngày tuổi sẽ tiêm chủng cúm gia cầm.

Bà con cần lưu ý đi tiêm định kỳ cho lứa gà của mình đối với những vacxin có tác dụng theo thời hạn.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của traichomeo.com về các cách phòng bệnh cho gà conmới nở để tất cả mọi người có thể tham khảo. Chúc bà con sẽ có được những mùa chăn nuôi bội thu và đạt năng suất cao nhất!

 

Có thể bạn nên xem

Top 5 loại thuốc xịt bọ cho chó mà bạn nên biết

Chó là loài động vật vô cùng thông minh...

Tổng hợp Top 5 giống chó tai dai mà bạn nên biết

Có thể nói giống chó tai dài hiện nay...

Chó Mojee là giống chó đến từ nước nào?

Chó Mojee là giống chó chuyên được dùng để...

TOP 5 giống chó chân ngắn lưng dài dễ nuôi

Các giống chó cảnh hiện nay đang ngày càng...

Chó bị rối loạn tiêu hóa – Tại sao lại như vậy?

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó là việc...