Đặc điểm, nguồn gốc của chó chăn cừu Đức

Chó chăn cừu Đức hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là chó Berge. Loài chó này được xếp vào hạng được ưa chuộng nhất nhì tại các nước trên thế giới. Vậy vì sao nó lại được nhiều người yêu quý đến vậy? Hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của TRAICHOMEO để tìm hiểu kỹ hơn về loài chó này nhé.

Nguồn gốc của chó chăn cừu Đức

Chó chăn cừu Đức có nguồn gốc từ từ châu Âu và cụ thể là nước Đức. Vào những năm đầu của thế kỷ 16 người ta đã tiến hành lai tạo các loài chó với nhau để tạo ra giống chó chăn cừu nhằm mục đích là bảo vệ gia súc khỏi thú dữ. Đây chính là tổ tiên của loài chó Becgie hiện nay.

Chó chăn cừu Đức
Chó chăn cừu Đức

Và đến mãi thế kỷ 18 việc lai tạo giống vẫn được diễn ra. Một đại úy Kỵ binh Max Von Stephanitz đã thành lập Hội những người nuôi chó chăn cừu tại Đức và đưa ra những tiêu chuẩn riêng cho giống chó này. Sau nhiều năm nghiên cứu lai tạo và giới thiệu hình ảnh thì ông đã thành công giới  thiệu giống chó Shepherd Đức cùng với những phẩm chất quý giá của chúng ta ra toàn thế giới.

Ngoài ra giống chó này được sử dụng rất phổ biến trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng đã được giao những nhiệm vụ như canh gác, cứu hộ, vận chuyển lương thực tiếp tế hay thậm chí là đưa thông tin. Tất cả chúng đều hoàn thành được một cách xuất sắc.

Ngày nay loài chó này vẫn đang được các đơn vị an ninh, cảnh sát, quân đội trên toàn thế giới huấn luyện và trở thành một người lính đặc công thực sự.

Đặc điểm của loài chó chăn cừu Đức

Loài chó chăn cừu Đức có kích thước khá lớn, vạm vỡ và khỏe mạnh. Một chú chó phát triển bình thường sẽ cao tầm 60-65cm và cân nặng tương đương từ 30-40kg tùy thuộc vào giống loài. Thông thường sẽ có sự chênh lệch ít nhiều giữa con cái và con đực.

Chó Becgie có đầu tròn, mũi đen và mõm vuông dài, bên trong xương hàm chắc khỏe với hàm răng sắc nhọn. Mắt nhìn như viên bi tròn. Chúng có cái cổ dài. Cái tai vểnh lên thẳng đứng nhạy bén để nghe ngóng sự vật.

Giống chó cảnh to đẹp đầy sức hút
Giống chó cảnh to đẹp đầy sức hút

Chúng có 2 lớp lông, bên trong dày để giữ ấm và bên ngoài khá cứng. Màu sắc thường thấy nhất đó chính là màu đen sẫm, nâu, đen đỏ. Và đều có đặc điểm chung là mặt đen, thân phủ đen với phần đen trên lưng dạng “ yên ngựa”.

Các chi của chó chăn cừu Đức có độ dài vừa phải và có móng vuốt nhọn. Cơ bắp phát triển mạnh mẽ, giúp chúng di chuyển nhanh nhẹn hơn. Đuôi dài và rậm lông, luôn cong lên khi chủ nhân vui mừng trở về nhà.

Tính cách của loài chó chăn cừu Đức

Chó chăn cừu Đức là một giống chó cực kỳ thông minh, nhanh nhẹn. Chúng có thể nghe được các mệnh lệnh từ xa, kể cả đơn giản hay phức tạp và sẽ thực hiện quen chỉ sau vài ba lần huấn luyện. Vì vậy loài chó này đã trở thành một trợ thủ đắc lực cho nhiều lực lượng an ninh bảo vệ quốc gia.

Tuy là một giống chó khá cảnh giác nhưng khi được huấn luyện và tiếp xúc nhiều thì chúng lại trở nên khá gần gũi, thân thiện. Loài chó này thực sự rất chung thành và nghe lời chủ nhân.

Nó có mục tiêu cao và sẵn sàng theo đuổi đến cùng cho dù có gặp bất cứ khó khăn nào cũng không làm chó chúng bị lung lay ý chí. Chó chăn cừu Đức dũng cảm và có khả năng nhạy bén, quan sát mọi vật và phán đoán tình huống rất tốt. Sẵn sàng bảo vệ chủ nhân mọi lúc mọi nơi.

Chúng còn được gọi là Berger Đức
Chúng còn được gọi là Berger Đức

Hơn nữa, giống chó này khá năng động và có thể vui đùa cả ngày. Nhưng khi chủ nhân muốn sự yên tĩnh thì nó lại nhận ra rất nhanh và thực hiện theo ngay. Kể cả trẻ em nếu đã thân thiết thì yên tâm khi ở bên cạnh

Cách chăm sóc chó chăn cừu Đức

Dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện và sức khỏe của loài chó này. Chó chăn cừu Đức thường xuyên phải hoạt động mạnh nên bạn cần cung cấp đầu

Trong một bữa ăn bạn nên cung cấp đầy đủ các chất như chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột, vitamin,.. Tùy vào sự lớn lên của chó bạn có thể linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp nhất.

Không nên cho loài chó này ăn nhiều các chất mỡ, béo gây ra các bệnh béo phì, tim mạch, khó vận động.

Các bạn nên bổ sung nước khoáng thường xuyên để chúng không bị mất nước và kiệt sức khi vận động mạnh.

Vệ sinh chung

Vì đây là loài chó rất năng động, thích vui đùa chạy nhảy vì thế cho bên bạn phải thường xuyên chải lông cho sạch sẽ và không bị dính lên quần áo.

Tắm rửa, kiểm tra kỹ các bộ phận như tai, miệng, mũi, mắt bằng các vật dụng chuyên sâu để tránh gây ra các bệnh về da.

Bạn có thể cho chúng đi tắm nắng, thăm khám bác sỹ và tiêm phòng theo định kỳ để tránh được các bệnh gia truyền, kịp thời xử lý và chữa trị.

Môi trường sống

Chó này sẽ thường thích hợp sống ở những nơi có khí hậu ôn hòa, đầy đủ điều kiện ánh sáng, không khí trong lành.

Vệ sinh dọn dẹp nơi ở thường xuyên để chúng được thoải mái nhất

Không những thế bạn nên cho chúng tham gia các buổi tập luyện, các bài học trò chơi hay đi dạo để có cơ hội phát triển hết khả năng của mình

Tuổi thọ trung bình của giống chó này từ 7  - 10 năm
Tuổi thọ trung bình của giống chó này từ 7 – 10 năm

Những căn bệnh thường gặp ở chó chăn cừu Đức

  • Các bệnh liên quan đến tuổi thọ như lão hóa xương
  • Bệnh dạ dày
  • Bệnh loạn sản xương hông
  • Sốc nhiệt

Giá bán của loài chó chăn cừu Đức

  • Thông thường được giao bán từ 6-9tr chưa kèm gói bảo hiểm.
  • Còn cao hơn và đầy đủ kèm gói bảo hiểm là từ 12-14tr
  • Đã có giấy chứng nhận VKA là từ 18-30tr tùy vào cân nặng, hình dáng, màu lông, độ thuần chủng

Tổng kết

Như vậy vừa xong TRAICHOMEO đã chia sẻ đến bạn những thông tin vô cùng hữu ích. Mong rằng qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn và có cách chăm sóc chó chăn cừu Đức một cách tốt nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy thường xuyên cập nhật để biết thêm nhiều loại chó mèo độc đáo hơn nữa nhé.

Có thể bạn nên xem

Top 5 loại thuốc xịt bọ cho chó mà bạn nên biết

Chó là loài động vật vô cùng thông minh...

Tổng hợp Top 5 giống chó tai dai mà bạn nên biết

Có thể nói giống chó tai dài hiện nay...

Chó Mojee là giống chó đến từ nước nào?

Chó Mojee là giống chó chuyên được dùng để...

TOP 5 giống chó chân ngắn lưng dài dễ nuôi

Các giống chó cảnh hiện nay đang ngày càng...

Chó bị rối loạn tiêu hóa – Tại sao lại như vậy?

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó là việc...