Chó Chow Chow như thế nào?mua bao nhiêu?các kiến thức về chúng

Chó Chow Chow sở hữu ngoại hình “ngoại cỡ” cùng lớp lông bông xù mềm mại giống sẽ là lựa chọn hoàn hảo mà những người thích nuôi giống chó lớn yêu thích. Tuy nhiên, việc chọn nuôi chó Chow Chow phải được cân nhắc cẩn thận bởi chúng khá bướng bỉnh và việc nuôi chúng là cả một “quá trình” tâm huyết. Trại chó mèo xin chia sẽ đến các bạn tất cả các kiến thức về giống chó Chow Chow, để chúng ta có thể tham khảo và lựa chọn tốt nhất với bạn.

Chó Chow Chow
Giống chó Chow Chow có ngoài hình to lớn nhưng “bông xù” đáng yêu.

Nguồn gốc chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow (có nghĩa chó sư tử xù) có xuất xứ từ Mông Cổ và Bắc Trung Quốc vào thời nhà Đường. Giống chó Chow Chow được xem là biểu tượng của sự ôn hòa, may mắn. Chúng theo chân các bộ lạc du mục di chuyển xuống phía Nam Trung Quốc, rồi từ đó lan rộng ra khắp nơi. Dù Chow Chow có bề ngoài đáng yêu, xinh xắn nhưng với khổ người to, sức lớn vào thời kỳ này chúng được nuôi làm chó săn hoặc dùng để kéo xe, các phương tiện đi lại. Cho đến sau năm 1880, Chow Chow mới được nuôi như chó cảnh và cưng chìu sau nhiều lần lai giống.

Cái tên Chow Chow này do người Anh đặt, nó có nghĩa là “chó sư tử xù”, và còn được gọi với cái tên là “Đường Khuyển” – chó của đời nhà Đường. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, đây là một trong số ít giống chó có từ thời cổ xưa và còn tồn tại đến ngày nay.

Đặc điểm chó Chow Chow

Về hình dáng

Giống chó Chow Chow trưởng thành có chiều cao đạt 42,5 – 56cm, và cân nặng rơi vào khoảng 20–32kg. Giống như các dòng chó Spitz của Đức, Chow Chow có kích thước chiều dài và chiều cao tới vai bằng nhau. Với lớp lông bông xù làm cho Chow Chow trông rất to lớn và đồ sộ.

Chó Chow Chow
Chó Chow Chow có thân hình khá lớn

Đặc điểm dễ nhận dạng của chúng là có đôi tai tròn nhỏ, cái đầu to với trán phẳng, mõm lớn hơi nhô về phía trước. Chow Chow còn sở hữu phần ngực rộng, thân ngắn với 4 chân thô to với 2 cặp chân sau thẳng đứng, làm cho thân hình của chúng hơi vuông vuông và có dáng đi khá cứng ngắc. Đuôi của chúng khá dài, thường đến khủy chân sau, lông bông xù và luôn trong trạng thái buông xuôi xuống.

Chó chow chow
Chó chow chow với những đặc điểm riêng biệt

Chow Chow sở hữu cái lưỡi có màu xanh đen. Bộ lông dày, rậm với hai lớp, lớp lông bên trong ngắn mượt còn lớp bên ngoài dài, thô cứng. Màu lông phổ biến nhất của giống chó Chow Chow thường là màu nâu đỏ, đen, lam đen, màu kem. Ngoài ra, bạn có thể gặp các biến dị màu lông hiếm khác như: màu xám và màu trắng. 

Chó chow chow
Chó Chow Chow có bờm trông giống như sư tử

Lông của một con Chow Chow thuần chủng thường có một màu và không bị pha trộn bởi các màu khác. Chúng có lông bờm rất dài và rậm. Khi di chuyển chúng đi với các bước nhỏ và chân sau luôn giữ thẳng và gần như lướt trên mặt đất, không chạm đất.

Về tính cách chó Chow Chow

Giống Chow Chow có nhiều nét tính cách tương đồng với họ nhà mèo như: khá dè dặt, độc lập và khó gần. Chúng cũng tương đối bướng bỉnh và chỉ thích làm theo ý mình. Tuy nhiên, Chow Chow lại rất thông minh và trung thành, chúng có xu hướng chỉ công nhận và trung thành với một chủ duy nhất. 

chó Chow Chow

Có thể nhìn bề ngoài thì chó Chow Chow mang lại cảm giác lạnh lùng và khô khan nhưng khi tiếp xúc lâu, thân thuộc bạn sẽ nhận ra chúng sống rất tình cảm với mọi người trong gia đình. Nếu người lạ có hành vi gây nguy hiểm cho chủ nhân của mình, chúng sẽ bị kích thích và có phản ứng gay gắt, kích phát bản năng hung dữ ẩn sâu bên trong và sẵn sàng lao vào tấn công “kẻ địch” mãnh liệt.

chó Chow Chow

Đặc biệt, chúng sẽ đối xử rất ân cần và dịu dàng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chúng sẽ có phản ứng mạnh nếu trẻ có những hành động thô bạo, ngược đãi với chúng. vì vậy cần có người lớn bên cạnh khi cho trẻ chơi cùng một con Chow Chow. 

chó Chow Chow

Chow Chow rất thông minh và có khả năng tiếp thu học tập tốt. Tuy nhiên với bản tính ương bướng chúng cũng thường xuyên không thực thi theo mệnh lệnh của chủ nhân. Để Chow Chow sống hòa thuận với các vật nuôi khác thì cần phải cho chúng sống chung với nhau ngay từ nhỏ và được dạy dỗ bài bản.

Cách nuôi chó Chow Chow

Môi trường sống của chó Chow Chow

Mặc dù giống chó Chow Chow không có ham muốn hoạt động quá cao. Tuy nhiên với khổ hình khá lớn và bản năng chạy nhảy của loài chó thì tốt nhất bạn vẫn nên nuôi chúng trong một không gian rộng rãi, thông thoáng nếu có điều kiện. Hoặc cho chúng hoạt động, dắt chúng đi dạo mỗi ngày để cải thiện tính cách rụt rè và ngăn chặn nguy cơ béo phì của chúng.

chó chow chow
Bạn hãy thường xuyên dắt chúng đi dạo nhé

Chế độ dinh dưỡng cho chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow có sức ăn rất lớn, nhưng lại rất dễ béo phì. Vì vậy bạn cần có một chế độ dinh dưỡng cũng như khẩu phần ăn phù hợp với thú cưng của mình. Thông thường để chúng phát triển cơ tốt và có thể trạng khỏe mạnh bạn nên bổ sung các loại thức ăn giàu protein và canxi theo tỷ lệ 30% so với cơm trắng. bên cạnh đó là bổ sung thường xuyên các loại rau, củ, quả chứa nhiều dinh dưỡng khác để tốt cho hệ tiêu hóa của chúng.

Chó Chow Chow
Bạn có thể bổ xung thêm thức ăn chế biến sẵn dành riêng cho chó Chow Chow rất tiện lợi

Chăm sóc lông cho chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow sở hữu một bộ lông dày, dài và tình trạng rụng lông thường xuyên. Đặc biệt, vào những lúc giao mùa, lông của chúng sẽ rụng rất nhiều. Chính vì vậy, bạn phải dành nhiều thời gian để vệ sinh và chăm sóc lông cho chúng. Cụ thể:

Chó Chow Chow
Nên cắt tỉa lông Chow Chow thường xuyên

Chow Chow nên được chải lông cho 2-3 lần/ngày, và phải được cắt tỉa thường xuyên để lông không đâm hoặc che phủ hoàn toàn các bộ phận khác.  

Chow Chow cũng nên duy trì việc tắm rửa đều đặn 2 tuần/ lần. Lưu ý, khi tắm cho chúng bạn nên dùng sữa tắm dành riêng cho chó mèo để không gặp phải tình trạng rụng lông. Khi tắm xong, bạn phải sấy lông để lông chúng khô nhanh hơn, tránh tính trạng ẩm ướt trong thời gian dài làm phát sinh các bệnh về da.

chó Chow Chow

Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ các bộ phận mắt, tai, mũi… cho chúng vì những bộ phận này thường bị lông che khuất dễ trở thành nơi cư trú cho vi khuẩn mà chúng ta không dễ phát hiện bằng mắt.

Cách huấn luyện chó Chow Chow

Dù Chow Chow rất thông minh và khả năng học tập nhanh nhưng chúng lại bướng bỉnh và thường không tuân lệnh một cách tuyệt đối mà thích hành động theo cách riêng của mình. 

chó Chow Chow

Vì vậy để huấn luyện được chúng, ngoài kiến thức huấn luyện phù hợp bạn còn phải có sự kiên trì cực cực lớn. Một vài lưu ý nhỏ trong quá trình huấn luyện mà bạn cần phải chú ý, gồm:

  • Xây dựng mối liên hệ gắn kết và thân thuộc giữa bạn với chúng. bạn nên đặt cho chú Chow Chow của mình một cái tên thân mật để gọi chúng thường xuyên. Điều này vừa giúp chúng nhận biết được tên của mình, vừa tạo nên sự liên kết của bạn với chúng.
  • Mỗi ngày bạn hãy dành khoảng 15-20 phút vào buổi sáng hoặc chiều để đưa chú Chow Chow của mình đi dạo hoặc chạy bộ cùng nhau. Điều này vừa tốt cho sức khỏe, vừa tăng sự thân mật, hảo cảm của chúng với bạn hơn. 
  • Trong lúc huấn luyện Chow Chow bạn sẽ “va” phải thời điểm cứng đầu, không tuân theo mệnh lệnh của chúng. Những lúc này bạn không nên dùng các biện pháp trách phạt lên thế xắc mà hãy thể hiện sự không hài lòng bằng thái độ rõ ràng.
  • Các bài tập nên sắp xếp từ dễ đến khó và từ phức tạp đến nâng cao và ngay từ khi chúng được khoản 2,5 – 3 tháng tuổi. Bắt đầu với các mệnh lệnh như “đi”, “đứng”, “nằm”, “ngồi”…. bạn phải để chúng có thời gian thành thục các mệnh lệnh/ bài tập cũ rồi mới đổi sang các bài tập mới. 

Một số căn bệnh thường gặp về chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow khá khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần biết một số dạng bệnh mà chúng có thể gặp phải và biết cách xử lý sao cho phù hợp. 

Bệnh về đường tiêu hóa

Giống chó Chow Chow có hệ tiêu hóa không quá tốt vì vậy chúng rất dễ bị mắc phải các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, viêm ruột… Bệnh này gặp phải khi chúng ăn/ uống phải đồ hư hỏng, không vệ sinh. khi ăn phải các loại thức ăn lạ, không có nguồn gốc rõ ràng hoặc ôi thiu. Biểu hiện của chứng bệnh này là thú cưng của bạn chán ăn, bỏ bữa hoặc ói mửa, mệt mỏi do cơ thể bị mất nước. 

Bạn cần nhờ sự can thiệp của bác sĩ thú y khi chú Chow Chow của bạn mắc phải bệnh này.

Chứng loạn sản khung xương hông 

Hiện trạng của bệnh này là thú cưng của bạn có biểu hiện đi khập khiễng và dẫn đến chứng viêm khớp khi về già. Đây là bệnh di truyền (dù rất hiếm gặp) trong giống chó Chow Chow. Khi mắc phải bệnh, chúng sẽ lười vận động, chân đi khập khiễng và viêm khoeps khi về già.

Mặt khác, với cấu tạo chân ngắn, thô và 2 chân sau thẳng đứng làm cho chúng di chuyển không được tự nhiên và lười vận động. Nếu tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn sản khung xương cho thú cưng của bạn.

Cách tốt nhất là bạn chọn mua Chow Chow ở những nơi uy tín có giấy chứng nhận sức khỏe rõ ràng và thường xuyên rèn luyện cơ thể cho chúng.

Bệnh quặm mắt

Vì có bộ lông dài và rậm cùng lông bờm lớn, nên Chow Chow thường gặp tình trạng lông mi mọc quặp vào trong mắt. Bệnh này sẽ khiến chúng khó chịu, ảnh hưởng không tốt đến tầm nhìn và thị giác. Cách xử lý khá đơn giản, bạn chỉ cần cắt tỉa hoặc “triệt vĩnh viễn” những sợi lông mọc “ngược” này là được.

Bệnh về da

Như đã nói ở trên, với bộ lông rất dày và rậm rạp thì bệnh thì các vấn đề về da không khó gặp ở Chow Chow. Một số bệnh về da thường gặp của chúng là:i bọ chét, ve chó, ghẻ lở… Bệnh này khiến chúng bị rụng lông và ngứa ngáy, khó chịu. để phòng tránh bệnh này bạn nên tắm rửa và vệ sinh cho thú cưng của mình thường xuyên. 

Giống chó Chow Chow nếu được chăm sóc tốt thì tuổi thọ có thể lên đến 10 -1 5 năm.

Tại sao nên nuôi chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow sẽ là thú cưng “hoàn hảo” dành cho bạn bởi chúng sở hữu vẻ ngoài to lớn nhưng xinh xắn, đáng yêu. Bên cạnh đó, bộ lông dày, rậm của chúng ôm hoặc sờ sẽ rất thích.chúng cũng sẽ là người bạn “tâm giao” lý tưởng cho bạn bởi chúng rất thông minh, sống tình cảm và vô cùng trung thành.

Tuy nhiên, giống Chow Chow khá bướng bỉnh và mang một chút tính kiêu hãnh vốn có của những chú chó cổ xưa, vì vậy chúng sẽ thích hợp nhất đối với những người chủ có cá tính mạnh mẽ và nhiều kinh nghiệm.

Sự thật về chó Chow Chow

Chiếc lưỡi màu xanh tím đặc biệt của Chow Chow.

Chow Chow là giống chó cổ đại khi có nhiều tài liệu chỉ ra rằng chúng đã có mặt cách đây khoảng 2000 đến 3000 năm. Có nhiều dự đoán về nguồn gốc của Chow như “tổ tiên” của chúng là họ Spitz – giống chó tuyết cổ nhất trên thế giới vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Hoặc Chow Chow là kết quả lai giống giữa chó tuyết Samoyed và chó Ngao Tây Tạng. Hay Chow Chow là hậu duệ của phép lai giữa giống chó Elkhound Na Uy, Keeshond và giống chó Pomeranian. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là giả thuyết.

Chow Chow có chiếc lưỡi đặc biệt với màu xanh tím lạ mắt. Dù cho khi còn nhỏ chúng cũng có một chiếc lưỡi màu hồng như những giống chó khác, nhưng theo thời gian khi lớn lên lưỡi của Chow Chow bắt đầu thay đổi.

Giống chó Chow Chow cũng có hàm răng rất đặc biệt. Thay vì chỉ có 42 chiếc răng như những giống chó khác thì Chow Chow có đến 44 cái. Những chiếc răng này đều mọc thẳng tăm tắp, đều nhau và chắc khỏe.

Nhiều người cho rằng những bức tượng sư tử ngồi trước cổng chùa, cung đình hoặc các ngôi nhà cổ ở Trung Quốc được lấy ý tưởng từ hình tượng của chó Chow Chow.

Chó Chow Chow bao nhiêu tiền? Mua ở đâu uy tín?

Ở Việt Nam giống chó Chow Chow không được phổ biến rộng rãi, kể cả giống thuần chủng lẫn giống Chow Chow lai. Vì vậy giống chó này có giá bán khá cao. Cụ thể:

  • Chó Chow Chow được nhân giống và sinh ra tại Việt Nam có giá từ 10 – 15 triệu đồng, không bao gồm các loại giấy tờ chứng nhận nguồn gốc.
  • Chó Chow Chow được nhập khẩu từ Thái Lan có giá từ 15 – 20 triệu đồng và sẽ thêm phí nếu có giấy tờ chứng minh thuần chủng và xuất xứ. 
  • Chó Chow Chow nhập khẩu từ Anh, Nga, Séc… có giá từ 25 triệu đồng trở lên có giấy tờ xã minh thuần chủng và xuất xứ rõ ràng, chưa bao gồm chi phí vận chuyển.

Tại thị trường Việt Nam để tìm mua được giống Chow Chow chất lượng, khỏe mạnh không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, mách cho bạn biết, bạn có thể tìm mua chúng ở các trại chó giống lớn hoặc cửa hàng bán chó kiểng uy tín, có cấp phép hoạt động để đặt hàng. Nên nhớ, khi mua bạn phải yêu cầu người bán cung cấp được đầy đủ các giấy tờ chứng nhận nguồn gốc, sức khỏe cần thiết.

Những lưu ý khi nuôi chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow chỉ thể hiện tình cảm và “mặt đáng yêu” với những người quen và người thân trong gia đình. Chúng cực kỳ cảnh giác và hung dữ đối với người lạ. Vì vậy bạn phải chuẩn bị tâm lý và trang bị phù hợp khi cho chúng tiếp xúc với người lạ.

Chow Chow rất dễ bị béo phì nên cần được vận động thường xuyên

Chow Chow có tính cảnh giác, ý thức bảo vệ lãnh thổ cao, chúng còn khá đa nghi. Và vì đôi mắt sâu Chow Chow bị hạn chế tầm nhìn ngoại vi, thế nên tốt nhất là bạn nên tiếp cận chúng từ phía trước để chúng cảm thấy an tâm.

Giống chó Chow Chow có tính cách khá giống loài mèo. Chúng độc lập, lạnh lùng “lánh đời” và khá bướng bỉnh. Do đó bạn nên cho chúng làm quen và hòa nhập với “xã hội” ngay từ khi còn nhỏ và cần phải có kiên nhẫn khi dạy dỗ, huấn luyện chúng.

Chow Chow sở hữu bộ lông dài, rậm và rất dễ bị béo phì. Bạn nên dành nhiều thời gian để chăm sóc, vệ sinh và tập thể dục cùng chúng.

Lời kết

Với bề ngoài to lớn nhưng lại xinh xắn, đáng yêu và cực thông minh, Chow Chow được nhiều người yêu thích và chọn nuôi. Đặc biệt nếu bạn yêu thích cá tính “ngạo kiều” của loài mèo nhưng lại muốn nuôi chó thì Chow Chow sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn đó.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 0 / 5. Tổng lượt vote: 0

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *