Chó Kangal thế nào? Đặc điểm, nguồn gốc, giá

Chó Kangal chắc hẳn vẫn là cái tên nghe còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là giống chó được xem là linh vật của Thổ Nhĩ Kỳ, là tay giết sói chuyên nghiệp. Chính vì sự hoang dã và ban chất nguy hiểm mà loài chó này không được nuôi phổ biến trên thế giới. Nếu bạn đang quan tâm về giống chó Kangal này thì bài viết dưới đây TRAICHOMEO sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan về chúng nha

Nguồn gốc của chó Kangal

Chó Kangal là một giống chó có nguồn gốc từ thị trấn Kangal, tỉnh Sivas, Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng được cho là có nguồn gốc từ thời vua Ashurbanipal của Assyrian, khoảng 668 – 627 TCN. Người Herodotus mô tả rằng giống chó này có họ hàng với giống chó săn Ấn Độ vì chúng có ngoại hình khá tương đồng.

chó Kangal
chó Kangal

Chó Kangal được sử dụng chủ yếu để chăn cừu và bảo vệ gia súc khỏi những kẻ săn mồi đặc biệt là sói. Chúng là giống chó rất thông minh, trung thành và dũng cảm.

Đặc điểm của chó Kangal

Khi nhắc tới ngoại hình của giống chó Kangal ai cũng phải thốt lên hai từ to lớn và dũng mãnh. Chúng sở hữu một thân hình vững chắc cùng cơ bắp vạm vỡ, rắn rỏi. Một chú chó Kangal khi trưởng thành có chiều cao khoảng 72 – 77 cm, cân nặng trung bình từ 45 đến 65 kg. Giữa những cá thể đực và cái sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Thông thường con đực sẽ to hơn con cái. Chân trước và chiều dài cơ thể tỉ lệ ½ giúp chúng di chuyển rất nhanh và nhẹ nhàng

Chúng sở hữu một chiếc đầu to cùng đôi tai cụp xuống có hình tam giác. Đôi mắt hình hạnh nhân thường có màu nâu hoặc màu hổ phách, cùng hàm răng chắc khỏe. Mặt và tai của Kangal thường có màu đen hoặc vệt trắng. Nếu một chú cún của bạn ở mặt hoặc tai có vệt lông màu trắng thì rất dễ có thể đã qua lai tạo

Bộ lông của chó Kangal ngắn và dày, giúp chúng thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ lông thường có màu nâu hoặc vàng nhạt, nhưng cũng có thể có vện đậm hoặc hoặc màu xám

Một chú chó Kangal có tuổi thọ trung bình từ 12 đến 15 năm. Nếu được sống trong điều kiện tốt, môi trường sống phù hợp, chúng sẽ có thể sống thêm được vài năm nữa. Kangal để khá nhiều, mỗi lứa có thể để từ 5 – 9 bé cún

Tính cách của chó Kangal

Do có ngoại hình lớn, Kangal có thể chống chọi được với nhiều loài vật nguy hiểm như sói, gấu, chó rừng,…Vì thế Kangal được mệnh danh là “tay giết sói chuyên nghiệp”. Chúng là giống chó khá hung dữ nếu không được nuôi dạy và huấn luyện sớm

Giống chó này được coi là thiên địch của loài sói
Giống chó này được coi là thiên địch của loài sói

Tính cách của giống chó Kangal khá bình tĩnh, độc lập có khả năng làm chủ tình thế. Chúng thích quấn quýt bên chủ nhân mọi lúc. Như muốn làm một người bạn đồng hành tuyệt vời với bạn. Chúng cũng cảnh giác trước người lạ, nhạy cảm với nguy hiểm. Khi gặp điều bất thường chúng sẽ dựng thẳng tai và đuôi, rồi sủa to cảnh báo

Chó Kangal tuy là đối thủ đáng gờm của các loài thú rừng nhưng chúng cũng có thể trở nên cực kỳ thân thiện với trẻ em và gia đình chủ nhân nếu được đào tạo từ nhỏ và một cách nghiêm túc.

Thế nhưng Kangal vẫn được khuyến cáo là không nên nuôi trong nhà. Bởi vốn dĩ chúng là giống chó ưa chạy nhảy và hơi ngáo như chó Husky nên đồ đạc trong nhà bạn cẩn thận sẽ bị phá đổ. Không những thế không gian chật hẹp, sự nhàm chán cộng với sự thiếu kinh nghiệm của người nuôi sẽ dễ khiến chó Kangal bị mất kiểm soát và trở nên hoang dại, đặc biệt là vào ban đêm

Cách chăm sóc chó Kangal

Dinh dưỡng

Chế độ ăn ảnh hưởng khá quan trọng đến quá trình phát triển lớn mạnh và đầy đủ của chó Kangal, vì thế bạn nên để ý đến chế độ ăn của chúng nha

  • Khuyến khích nên sử dụng thức ăn tươi sống để bổ sung đầy đủ các chất protein, vitamin và khoáng chất một cách cân bằng nhất
  • Chúng cũng khá dễ ăn có thể ăn thức ăn đóng hộp chế biến sẵn hoặc tự nấu
  • Thông thường chỉ cần cho chúng ăn 2 bữa một ngày là đủ
  • Nước sạch cực kỳ quan trọng đối với Kangal, chúng tiêu thụ nước rất lớn mỗi ngày
  • Hạn chế cho cún của bạn ăn chất béo, đồ dầu mỡ
  • Không nên cho ăn thức ăn thừa, ôi thiu, mất vệ sinh
  • Không cho chúng gặm xương quá to vì sẽ ảnh hưởng đến răng bị gãy
Tuổi thọ trung bình của chúng từ 12- 15 năm
Tuổi thọ trung bình của chúng từ 12- 15 năm

Vệ sinh chung

  • Chó Kangal lông rụng khá nhiều vì thế bạn nên chải lông thừa xuyên cho chúng, điều này cũng giúp chó loại bỏ được lông thừa và bụi bẩn
  • Bạn chỉ cần tắm cho chúng 2 lần/tháng là được
  • Sử dụng sữa tắm chuyên dụng tránh các bệnh dị ứng về da
  • Sau khi tắm xong nhớ sấy khô cho chó ở chế độ mát mẻ
  • Đánh răng 2 lần/tháng để đảm bảo vệ sinh răng miệng luôn khỏe và tốt
  • Lấy khăn ấm lau các vùng mắt, mũi, tai,..
  • Đưa chó đi tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lịch của bác sĩ thú y

Môi trường sống

  • Giống chó này phù hợp với không gian rộng rãi nhà sân vườn
  • Bạn cho chó đi dạo và vận động trung bình 1 tiếng/ngày
  • Luôn dọn dẹp chỗ ở của chó Kangal luôn sạch sẽ
  • Cung cấp đồ chơi để chúng có thể tự chơi xả stress khi nhàm chán

Các bệnh thường gặp ở Kangal

  • Loạn sản xương hông
  • Nhiễm trùng tai
  • Các vấn đề về mắt
  • Đầy hơi
  • Các vấn đề về tim

Giá bán

Do đặc tính của giống chó Kangal cộng thêm với sự bảo vệ của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nên chú chó này không phổ biến và được biết tới nhiều ở Việt Nam

Chính vì thế giá của một chú chó Kangal có giá dao động khoảng 1000 – 1200$ và cũng những con có thể vượt ngưỡng giá 5000$ là chuyện bình thường.

Tổng Kết

Kangal là một giống chó thông minh, nhanh nhẹn và cũng dễ nuôi. Tuy nhiên để mua được chúng bạn phải trả một cái giá khá cao và cũng khó mua. Trên đây là mọi thông tin liên quan đến Kangal mà TRAICHOMEO đã thu nhập và chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua nội dung cung cấp giúp ích đến bạn hiểu hơn về giống chó này và có cách chăm sóc tốt nhất cho chúng

Có thể bạn nên xem

Top 5 loại thuốc xịt bọ cho chó mà bạn nên biết

Chó là loài động vật vô cùng thông minh...

Tổng hợp Top 5 giống chó tai dai mà bạn nên biết

Có thể nói giống chó tai dài hiện nay...

Chó Mojee là giống chó đến từ nước nào?

Chó Mojee là giống chó chuyên được dùng để...

TOP 5 giống chó chân ngắn lưng dài dễ nuôi

Các giống chó cảnh hiện nay đang ngày càng...

Chó bị rối loạn tiêu hóa – Tại sao lại như vậy?

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó là việc...