Chó Labrador là loại chó tha mồi thu hút người ta bởi tính cách hiền lành và đầy trách nghiệm. Nếu bạn cũng đang muốn sở hữu cho mình một chú Labrador thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. TRAICHOMEO sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin từ A-Z về giống mèo này.
Nguồn gốc của chó Labrador
Labrador còn được biết đến với cái tên là Lab. Chúng có nguồn gốc ở hòn đảo Newfoundland, nằm ngoài khơi bờ biển đông bắc Đại Tây Dương của Canada. Vào thời điểm đó loại chó này rất được trọng dụng trong việc ra biển cùng các thuỷ thủ. Chúng có thể giúp kéo lướt. Hay chúng còn có thể nhảy xuống dòng nước lạnh để lùa cá vào lưới và gỡ lưới. Do đó loại chó này lúc bấy giờ rất được yêu quý.
Sau này cho đến thế kỷ XIX loại chó này được du nhập sang Anh. Chúng được nuôi trong các gia đình như một vật cưng trong nhà. Bởi tính cách hiền lành thân thiện cùng sự thông minh nên chúng rất dễ huấn luyện.
Cho đến ngày này Labrador là loại chó phổ biến nhất trên thế giới. Chúng không chỉ phổ biến ở phương tây mà chúng cũng đã du nhập về các nước Châu Á trong đó có nước ta. Labrador vẫn không ngừng hết hot và rất được chào đón.
Đặc điểm ngoại hình của Labrador
Loại chó này hầu như phát triển nhất ở Anh và Mỹ và chúng cũng có một chút khác nhau. Nhưng đa phần chúng đều sẽ có thân hình cao lớn, khỏe khoắn và săn chắc. Trung bình một con chó Labrador trưởng thành sẽ có chiều cao dao động từ 52-60cm, cân nặng từ 25-32kg. Còn tùy vào giống đực hay cái và hoàn cảnh sống mà chũn sẽ có phần chênh lệch như sau:
- Con đực: Chiều cao từ 55-60cm, cân nặng từ 27-32kg.
- Con cái: Chiều cao từ 52-58cm, cân nặng từ 25-30kg.
Labrador có phần đầu rộng, mõm dài vuông vức, hàm khỏe với nhiều răng sắc nhọn. Đây chính là thứ vũ khí đáng gờm của chúng. Mũi Labrador lớn, thường có màu socola hoặc đen và đặc biệt là đặc biệt nhạy cảm với các loại mùi. Chúng có đôi tai to và luôn vểnh lên. Đôi mắt chúng thường có màu đen tuyền hay màu nâu rất hút mắt người đối diện.
Sở hữu bộ lông bám sát da, cứng và ngắn. Giống chó này thường sẽ có 3 màu lông phổ biến là đen, socola và vàng, trong đó màu vàng là phổ biến nhất. Lông của chúng được chia làm 2 lớp, lớp ngoài khô cứng còn bên trong là lớp lông dày, mềm và không thấm nước. Đây chính là chiếc áo khoác của chúng bảo vệ Labrador khỏi tác động của bên ngoài.
Tính cách của chó Labrador
Labrador rất thông minh, nhanh nhẹn và hoạt bát. Đồng thời chúng có trí nhớ rất tốt nên rất dễ huấn luyện. Chúng còn rất thân thiện, hòa đồng và thích chơi đùa cùng chủ nhân. Điều đặc biệt ở chúng là labrador rất ngọt ngào, ngoan ngoãn là một ứng cử viên sáng giá cho việc nuôi trong nhà. Chúng có thể chơi với trẻ con do đó Labrador là một người bạn thân thiện của gia đình.
Cách chăm sóc chó Labrador
Dinh dưỡng
Tùy vào từng giai đoạn mà bạn cần chú ý chăm sóc giống chó này từ chế độ dinh dưỡng đến môi trường xung quanh:
Giai đoạn từ 1-2 tháng tuổi:
- Bạn nên chia thành 4-5 bữa nhỏ/ ngày
- Có thể cho chúng ăn cơm mềm, cháo cùng thịt băm hay thức ăn khô được ngâm với nước sạch.
Giai đoạn từ 2-6 tháng:
- Ở giai đoạn này bạn có thể cho chúng ăn ba bữa trên một ngày
- Bạn cũng có thể cho chúng ăn Tim, gan, nạc heo, gà, thịt bò,… phải được nấu chín và cắt nhỏ.
- Bạn có thể bổ sung sữa, hoa quả hay trứng trong bữa ăn để cân bằng dinh dưỡng.
Giai đoạn trên 6 tháng:
- Ở giai đoạn này chúng đã có thể ăn có thể ăn được các thực phẩm như xương, thịt, canxi, giàu đạm,..
- Bạn không nên cho chúng ăn xương nhiều vì điều này dễ khiến chúng bị táo bón.
- Không nên cho chúng ăn nhiều tinh bột vì tinh bột sẽ khiến chó tăng cân nhanh chóng
- Loại chó này rất dễ bị béo phì nên bạn hãy kiểm soát chế độ ăn của chúng một cách chặt chẽ.
Vệ sinh chung
- Bạn nên tắm cho chó 2 lần/ tuần
- Nên sử dụng sữa tắm chuyên dụng để hạn chế loại ve chó hay các bệnh dị ứng, bệnh về da
- Sau khi tắm hãy nhớ sấy thật khô long cho chúng nhé.
- Cắt tỉa móng cho chúng thường xuyên
- Nên chải lông cho chúng hàng ngày để tránh tình trạng rối lông và để bộ lông của chúng được óng ả mềm mượt hơn.
Nơi ở và môi trường sống
- Loại chó này rất ưa vận động do đó bạn nên để chúng sống trong một môi trường rộng rãi, thoải mái
- Không nên nhốt chúng lại quá nhiều.
- Bạn hãy thường xuyên dắt chúng đi dạo hay cho chúng bơi lội
- Bạn cũng nên giữ cho chỗ ở của chúng luôn sạch sẽ gọn gàng hạn chế vi khuẩn và bụi bặm
Các bệnh thường gặp ở chó Labrador
- Loạn sản xương hông: là một tình trạng di truyền trong đó xương đùi không vừa khít với khớp háng. Một số chú chó Labrador có biểu hiện đau và khập khiễng ở một hoặc cả hai chân sau
- Chứng loạn sản khuỷu tay: bệnh do di truyền phổ biến đối với những chú chó Labrador lớn. Nguyên nhân được cho là do tốc độ phát triển khác nhau của ba xương tạo nên khuỷu tay của chúng, gây ra tình trạng lỏng khớp.
- Đục thủy tinh thể: bệnh đục thủy tinh thể ở chó được đặc trưng bởi các đốm đục trên thủy tinh thể mắt có thể lớn dần theo thời gian. Chúng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi và thường không làm suy giảm thị lực
- Teo võng mạc tiến triển (PRA): là một nhóm bệnh về mắt liên quan đến sự suy thoái dần dần của võng mạc. Khi bệnh tiến triển xấu khiến chúng cũng sẽ mất thị lực vào ban ngày.
- Bệnh động kinh: bệnh gây ra các cơn co giật nhẹ hoặc nặng. Co giật có thể được biểu hiện bằng các hành vi bất thường, chẳng hạn như chạy điên cuồng như thể bị rượt đuổi, loạng choạng hoặc lẩn trốn.
- Loạn sản van ba lá (TVD): là một dị tật tim bẩm sinh đang ngày càng phổ biến ở giống chó Labrador. Nó có thể tiến triển từ nhẹ hoặc nặng. Một số chú chó vẫn sống khỏe mà không có triệu chứng, nhưng đa phần sẽ chết theo thời gian.
- Bệnh cơ: bệnh sẽ ảnh hưởng đến hệ cơ bắp và hệ thần kinh. Chó Labrador khi bị bệnh cơ sẽ rất mệt mỏi, cứng đờ khi đi lại và chạy khập khiễng. Theo thời gian, các cơ bị teo đi và chúng khó có thể đứng hoặc đi lại bình thường.
Giá bán của chó labrador
- Chó Labrador màu chocolate: 6 triệu/ con
- Chó Labrador màu chocolate:6 triệu/ con
- Chó Labrador màu đen: 5,5 triệu/ con
- Chó Labrador có VKA: 9 đến 12 triệu/ con
- Chó Labrador nhập khẩu từ Thái Lan: 10 – 15 triệu/con
- Chó Labrador nhập khẩu từ Mỹ: 35 triệu đồng
Tổng kết
Trên đây là tất cả thông tin về chó Labrador mà TRAICHOMEO đã tổng hợp và thông tin đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi chọn loại pet phù hợp với mình. Đừng quên chia sẻ cho gia đình bạn bè cùng biết nhé. Chúc bạn sẽ tìm được loại pet yêu thích cũng như phù hợp nhất với mình nhé.