Chó Pitbull là loài chó dành cho những người các tính, hay có nhu cầu trông nhà. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến giống chó này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. TRAICHOMEO sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về loài chó này đến bạn.
Nguồn gốc của chó Pitbull
Vào thế kỷ 18, Pitbull xuất hiện ở các nước Anh, Ireland và Scotland. Đến đầu thế kỷ 19, loại chó này được du nhập sang các nước Châu Mỹ. Nhằm phục vụ việc canh gác trang trại, giữ nhà và săn bắt thú rừng. Đây chính là kết quả của sự lai tạo giữa chó bulldog và chó sục.
Ở thời điểm đó, Pitbull được coi là giống hung dữ nhất trên thế giới. Chúng trở thành một trò tiêu khiển vô cùng độc ác, tàn bạo. Đó là trải qua các huấn luyện để tham gia các cuộc chiến đẫm máu. Tuy nhiên, sau năm 1935, hành vi này đã bị cấm.
Từ năm 1930, chúng được AKC (Hiệp hội chó giống Mỹ) đổi tên thành American Staffordshire Terrier. Sau khi cuộc chiến tàn ác đó bị cấm Pitbull được thuần hóa, trở nên hiền lành hơn để nuôi được trong nhà. Từ đó mà loài chó này trở nên gần gũi và giúp ích cho con người nhiều hơn.
Đặc điểm của chó pitbull
Chó Pitbull có kích thước trung bình, vóc dáng của nó cũng chia thành hai loại sau:
- Chó đực: cao khoảng 46-53cm nặng từ 15-30kg.
- Chó cái: cao khoảng 43-51cm nặng từ 15-30kg.
Dù chiều cao và cân nặng của chó Pitbull khá khiêm tốn. Nhưng sức mạnh, sự dẻo dai của chúng vượt trội hơn so với nhiều giống chó khác. Vì thế nó rất được lựa chọn cho công việc canh gác.
Sở hữu thân hình lực lưỡng ăn chắc cùng bộ khung xương vững chãi như những vận động viên chuyên nghiệp. Đặc biệt, phần hông và các cơ cực kỳ nở nang, bụng hóp sâu tạo vẻ oai nghiêm, mạnh mẽ. Bốn chân của chúng tuy ngắn nhưng cơ đùi rất rắn chắc nên chúng di chuyển rất nhanh, dễ dàng tăng tốc trong bất cứ trường hợp nào. Đây chính là những điểm đáng gờm của loài chó này. Chúng có đuôi ngắn, nhỏ, dựng thẳng đứng, có khi lại cuộn tròn trên lưng.
Khuôn mặt của Pitbull có lẽ sẽ khiến ta thấy sợ hãi và khó gần. Với giao diện luôn lầm lì, dữ tợn kết hợp cùng đôi mắt độ hoe, vầng trán và gò má khá gồ ghề; mõm dài, chảy xệ, xếch nhẹ lên để lộ hàm răng nhọn. Loại chó này rất hay cau mày, tỏ vẻ khó chịu khiến chúng ta sợ hãi ngay từ lần đầu thấy nó.
Điều đáng sợ và uy lực nhất của pitbull đó chính là hàm răng sắc nhọn của nó. Cùng một cơ hàm khỏe đến bất ngờ. Hàm răng của nó đều và sắc nhọn. giúp chúng có khả năng nắm nát con mồi mà không bị nhả ra do các yếu tố bên ngoài. Lực hàm của một con pitbull trưởng thành có thể lên tới 106,5 kg. Do đó nó có thể hạ gục bất cứ đối thủ nào.
Phân loại chó Pitbull
Pitbull có bộ lông khá ngắn và thô ráp, ôm sát cơ thể, tạo nên vẻ lực lưỡng. chúng có nhiều màu lông đa dạng như: đen, nâu, xám và trắng xám. Do đó, việc tắm rửa và chăm sóc bộ lông trở nên dễ dàng hơn so với nhiều giống chó khác.
Giống chó Pitbull thuần chủng
- American Pit Bull Terrier: có thân hình cân đối nhất, cao từ 43-53cm và nặng khoảng 15-30 kg. Chúng có đôi mắt hình quả hạnh, tai cụp, ngắn.
- American Staffordshire Terrier: khá giống American Pit Bull Terrier, tuy nhiên chúng nhỏ và ngắn hơn.
- Staffordshire Bull Terrier: có nguồn gốc từ vùng Staffordshire, Anh.
- American Bully: được lai tạo từ Bulldog Mỹ và Pitbull.
Giống chó Pitbull lai
- Chó Pitbull lai Phú Quốc: đây là một trong tứ đại “quốc khuyển” của nước ta. Có trí tuệ cực kỳ thông minh, trung thành với chủ. Đặc biệt chúng có khả năng bơi lội cực kỳ tốt cùng với khứu giác cực kỳ nhạy bén. Tuy nhiên giống chó này không hung dữ như Pitbull thuần chủng.
- Chó pitbull lai Becgie: Với phương phát lai này sẽ mang ngoại hình ưa nhìn, khuôn mặt giống chó Becgie hơn là Pitbull.
- Chó pitbull lai Husky: Với phương pháp lai này sẽ mang lại kết quả hoàn hảo trong việc thay đổi ngoại hình của Pitbull hiện nay. Chúng sở hữu bộ lông dài, tai nhọn và đôi mắt màu xanh dương . Đấy chính là điểm đặc trưng không lẫn vào đâu được của Husky nên dòng này mang dáng vẻ cực kỳ ưa nhìn. Loài chó này có tính cách hiền lành, thân thiện nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu tới cùng khi chủ gặp nguy hiểm.
- Chó pitbull lai Corgi: Đời con lai có ngoại hình vô cùng dễ thương với đôi chân ngắn, bộ lông ngắn và nhiều màu sắc. Gương mặt chúng không còn quá hung dữ mà vừa đáng yêu lại rất ngộ nghĩnh. Tính cách của chúng thì thông minh và lém lỉnh hơn hẳn những dòng lai khác.
Cách chăm sóc chó pitbull
Dinh Dưỡng
- Loại chó này cần được cung cấp nguồn năng lượng lớn. Sức ăn của chúng có thể nhiều gấp 2-3 lần một người trưởng thành.
- Chúng thường thích ăn thịt bò, mỗi bữa có thể ăn hết 1-2 cân.
- Cũng có thể cho Pitbull ăn theo khẩu phần 12 chiếc cổ gà mỗi ngày, chia thành 2 bữa.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng khác như; nội tạng, trứng vịt lộn, thịt lợn, rau củ quả, tôm, cua,…
Chế độ ăn cho từng giai đoạn
- Pitbull từ 2-4 tháng tuổi: cần chuẩn bị những loại thức ăn cho chó mềm và dễ tiêu, không nên ăn thực phẩm tươi sống.
- Pitbull từ 4-6 tháng tuổi: Bạn cần tăng đạm và giảm tinh bột, tần suất khoảng 3-4 bữa/tuần.
- Pitbull trên 6 tháng tuổi: Bạn có thể giảm bữa ăn xuống 2 bữa/ngày. Hạn chế lượng tinh bột, chất béo, đồng thời tăng cường protein, canxi để cung cấp năng lượng và tạo bộ khung xương vững chắc cho Pitbull.
Điều kiện môi trường sống
- Loài chó này cần một không gian lớn để vận động nên không thể để chung sống trong một không gian quá gò bó như ăn hộ hay chung cư.
- Tránh sống ở một môi trường quá thù địch sẽ kích thích sự hung tàn của pitbull
Kiểm soát hành vi
Chúng ta cần phải huấn luyện pitbull thường xuyên để nó có thể thân thiện với con người và yêu trẻ em. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi không có người lớn giám sát, nên xích chó lại hoặc sử dụng rọ mõm để ngăn chúng cắn phá hoặc gây tổn thương cho người hoặc động vật khác. Hạn chế cho trẻ em kéo tai hoặc đuôi của chó, vì điều này có thể khiến Pitbull trở nên khó chịu và có thể phản ứng bạo lực.
Cách vệ sinh cho pitbull
- Chăm sóc lông: chỉ cần tắm rửa thường xuyên để duy trì sự sạch sẽ và đẹp. Bạn có thể chải lông chúng bằng bàn chải cứng để loại bỏ lông rụng và sử dụng vải mềm để lau sạch lông. Điều này giúp giữ cho bộ lông của chó luôn sáng bóng và khỏe mạnh.
- Chăm sóc răng miệng: Đánh răng hàng tuần với bàn chải và kem đánh răng chó chuyên dụng giúp loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa bệnh nướu. Điều này cũng giảm nguy cơ hôi miệng và giúp hàm răng của chó khỏe mạnh.
- Cắt móng Pitbull: cắt móng cho Pitbull một hoặc hai lần mỗi tháng. Điều này giúp tránh tình trạng móng quá dài gây khó chịu hoặc gây tổn thương.
- Vệ sinh tai Pitbull: Kiểm tra tai của Pitbull hàng tuần để kịp phát hiện các dấu hiệu bất thường như: mẩn đỏ, viêm nhiễm hoặc mùi hôi. Lau sạch tai của chó bằng miếng bông ẩm được ngâm trong dung dịch vệ sinh tai phù hợp. Điều này giúp giữ tai sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Lý do nên nuôi chó Pitbull
- Tính cách mạnh mẽ, có độ cảnh giác cao. Rất phù hợp trong việc đi săn cũng như canh gác.
- Laà loài chó trung thành và tình cảm. Luôn muốn bên cạnh chủ và chúng sẵn sàng làm bất kì điều gì để bảo vệ chủ nhân.
- Đây là giống chó dễ huấn luyện. Chúng có thể học được nhiều baì tập khác nhau bao gồm: vâng lời, bảo vệ và thực hiện nhiệm vụ đặc biệt
Những bệnh thường gặp ở Pitbull
- Bệnh về da: ghẻ, dị ứng, bọ chét,… Bạn nên vệ sinh kỹ cho bé cún Pitbull những bộ phận: Lỗ tai, kẽ ngón chân, nách chân,… Đó là những nơi trú ẩn thường xuyên của các loại nấm và vi khuẩn.
- Bệnh dị ứng thức ăn: Một số ít Pitbull dễ bị dị ứng khi ăn các loại thực phẩm nhiều tinh bột như: Ngũ cốc, khoai, ngô, sắn,…
- Chứng loạn sản xương hông: do Pitbull không được cung cấp đủ canxi nên xương không thể phát triển bình thường.
- Bệnh dại: Nếu không được tiêm phòng đầy đủ, Pitbull rất dễ mắc bệnh dại. Tiêm phòng là cách duy nhất để phòng tránh bệnh này
Giá bán của chó pitbull
Pitbull lai
- Giá Khoảng: 900.000-4.000.000 đồng.
Pitbull nhân giống trong nước
- Giá Khoảng: 6-8 triệu đồng – có nguồn gốc rõ ràng, giấy tờ đầy đủ, được gắn microchip theo dõi và cam kết bảo hành.
Pitbull nhập khẩu từ Thái Lan
- Giá khoảng: 10-17 triệu đồng.
- Giá Khoảng: 15-25 triệu đồng cho những con có đầy đủ giấy FCI Thái
Pitbull nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ
- Giá khoảng: hơn 60 triệu đồng cho một con nhập về Việt Nam.
Tổng kết
Trên đây là tất cả thông tin về chó pitbull mà TRAICHOMEO đã tổng hợp và thông tin đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi chọn loại pet phù hợp với mình. Đừng quên chia sẻ cho gia đình bạn bè cùng biết nhé. Chúc bạn sẽ tìm được loại pet yêu thích cũng như phù hợp nhất với mình.