Chó Shih Tzu thế nào? Có khó chăm sóc?

Với thân hình nhỏ nhắn, xinh xắn cùng với sụ nhí nhảnh, tinh nghịch đáng yêu. Bởi vậy chó Shih Tzu được coi là quốc khuyển của Trung Quốc và được chọn làm thú cưng của nhiều người. Để biết thêm nhiều thông tin hay ho xung quanh loài chó này thì hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của TRAICHOMEO nhé.

Nguồn gốc của chó Shih Tzu

Chó Shih Tzu hay còn được biết tới cái tên thân thuộc hơn là Sư Tử Đá hoặc chó Sư Tử Tây Tạng. Chúng được bắt nguồn từ vùng Tây Tạng, Trung Quốc. Nó xuất hiện lần đầu vào 10.000 năm trước và có trước cả chó Ngao Tây Tạng.

Chó Shih Tzu
Chó Shih Tzu

Từ thời xưa, loài chó này đã được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng, thái bình nên được nuôi như một hoàng tộc tại đất nước tỷ dân này. Mãi về sau này, Shih Tzu đã được phổ biến rộng rãi sang nhiều nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Nhưng bởi khí hậu không thích hợp nên chúng vẫn chưa được nuôi nhiều tại nước ta.

Đặc điểm của chó Shih Tzu

Sư Tử Đá sở hữu một ngoại hình nhỏ nhắn, xinh xắn và vô cùng dễ thương. Thường thì chúng ta sẽ thấy Shih Tzu có cân nặng từ 3-8kg. Còn chiều cao sẽ dao động từ 10-20cm. Cũng giống như các loài chó khác thì tuổi thọ của chó Shih Tzu kéo dài từ 10-12 năm. Nếu như bạn biết cách chăm sóc và sống trong môi trường phù hợp thì sẽ sống lâu hơn nữa.

Thân hình cứng cáp, nhanh nhẹn, khung xương chắc chắn, khỏe mạnh. Chiếc đầu khá vuông, mõm ngắn và có vết cắn nhấp nhô. Chiếc mũi nhỏ xinh màu đen nhánh, Đôi mắt to, tròn xoe và hơi lồi. Hai tai của chó dài và rủ xuống hai bên phần má. Từ đó chúng ta sẽ thấy được lộ rõ được phần đầu cảm giác to hơn.

Cổ của Sư Tử Đá ngắn, các chân nhỏ không quá dài và có tỉ lệ cân đối so với cơ thể. Khi sờ trực tiếp chúng ta sẽ thấy được phần cơ bắp phát triển đều, rắn rỏi. Giúp chúng có thể di chuyển một cách thuần thục và nhanh hơn.  Chiếc đuôi bông xù, ngắn tũn như một cái nơ trang trí đằng sau mới đáng yêu làm sao.

Sở hữu cho mình bộ lông dài và mềm mượt. Vì vậy bạn có thể tạo kiểu theo sở thích cá nhân của mình. Các màu sắc ở loài chó này khá đa dạng như kem, vàng, trắng đen hoặc pha loang lổ trông rất bắt mắt.

Chúng xuất hiện từ 10000 năm trước
Chúng xuất hiện từ 10000 năm trước

Tính cách của chó Shih Tzu

Theo như những người đã có kinh nghiệm nuôi Shih Tzu chia sẻ rằng đây là giống chó thông minh, thân thiện. Chúng thích được vui vẻ và quấn lấy chủ nhân của mình. Đặc biệt là khi nô đùa nó sẽ thường tỏ ra rất hợp tác. Tuy nhiên khi ở chỗ đông người hoặc có nhiều người lạ thì cún lại tỏ ra khá rè chừng và cảnh giác. Vì vậy nên thường xuyên vuốt ve và ôm chúng trong lòng mình nhé.

Ngoài ra giống chó Trung Quốc này rất được lòng các bạn nhỏ. Chúng có thể chơi cả ngày mà không chán. Đặc biệt sống hòa thuận với các loài thú cưng khác trong nhà. Nhưng vốn được thừa hưởng gen quý tộc trong người nên chó Shih Tzu đôi lúc hay làm biếng và bướng bỉnh. Vì thế cần được huấn luyện từ nhỏ để vào nề nếp và nghe lời hơn.

Cách chăm sóc chó Shih Tzu

Chế độ dinh dưỡng

  • Bạn nên thiết lập một thời gian biểu và các bữa ăn khoa học theo từng ngày. Chia đều lượng thức ăn và từ 3-4 bữa/ ngày. Việc này giúp bạn kiểm soát được lượng calo và thành phần dinh dưỡng của cún hơn.
  • Bạn có thể sử dụng các hạt khô chất lượng cao cho chó Shih Tzu. Việc này sẽ tiết kiệm rất lớn thời gian nếu như bạn bận.
  • Thay nước theo ngày để chúng không bị mất nước, suy nhược cơ thể. Từ đó sẽ dẫn đến bị chán ăn, mệt mỏi.
  • Shih Tzu khi trưởng thành có thể ăn cháo, cơm hoặc các hạt dinh dưỡng. Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ trong quá trình phát triển toàn diện.
  • Bên cạnh đó giống chó này rất dễ tăng cân và béo phì nên bạn không được cho ăn các đồ dầu mỡ, chiên rán.
Tuổi thọ trung bình của giống chó này từ 10 - 12 năm
Tuổi thọ trung bình của giống chó này từ 10 – 12 năm

Vệ sinh chung

  • Lông của Shih Tzu dày và dài nên bạn thường xuyên chải lông, cắt tỉa tạo kiểu cho gọn gàng.
  • Vệ sinh tắm rửa bằng các dung dịch chuyên dụng và được khuyên nên dùng. Không nên sử dụng các chất tẩy rửa vì sẽ gây khô lông và các bệnh về da.
  • Chú ý các vùng nhạy cảm thường xuyên tiếp xúc như mắt, mũi, tai. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cho đi khám ngay.
  • Đánh răng và cắt móng chân để hạn chế được các chấn thương.
  • Bạn nên chuẩn bị chậu cát vệ sinh để giữ gìn được nơi ở cũng như cơ thể cún được sạch sẽ vệ sinh hơn.

Môi trường sống

  • Shih Tzu khá ít vận động vì thế chúng có thể sống tại các căn hộ đều được. Chúng ưa thích thời tiết mát mẻ hoặc lạnh. Vì vậy khí hậu nhiệt đới như Việt Nam không phù hợp cho lắm.
  • Dành thời gian cố định trong ngày để dẫn Shih Tzu đi dạo, vệ sinh cá nhân hay đi gặp gỡ đồng loại. Việc này giúp chó cọ xát môi trường và quen đường hơn.
  • Bạn có thể mua đồ chơi hoặc các dụng cụ luyện tập để cún có thể tự chơi ở nhà một mình khi chủ nhân bận việc.
Chúng được bán với giá 8 - 10 triệu 1 con
Chúng được bán với giá 8 – 10 triệu 1 con

Các bệnh mà chó Shih Tzu hay mắc phải

  • Nhiễm trùng tai
  • Đục thủy tinh thể
  • Viêm đường hô hấp
  • Sai khớp bánh chè

Giá bán

Trên thị trường chó cảnh hiện nay đang định giá Shih Tzu từ 8-10 triệu đồng. Với giá này sẽ còn chênh lệch dựa vào độ thuần chủng, giống loài, nơi phân phối, kích cỡ,.. Đây là giá đã bao toàn bộ chi phí vận chuyển, thuế, phí giao dịch,… Để biết thêm các thông tin chính xác hơn bạn nên tham khảo một vài cơ sở uy tín trước khi ra quyết định nhé.

Tổng kết

Tổng kết lại vừa xong TRAICHOMEO đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và xác thực nhất về loài chó Shih Tzu. Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn có thể hiểu hơn về cách chăm sóc, tính cách của loài chó Shih Tzu để chúng phát triển toàn diện hơn. Hãy thường xuyên cập nhật để biết thêm nhiều hơn về các loài chó độc đáo hơn nữa.

Có thể bạn nên xem

Top 5 loại thuốc xịt bọ cho chó mà bạn nên biết

Chó là loài động vật vô cùng thông minh...

Tổng hợp Top 5 giống chó tai dai mà bạn nên biết

Có thể nói giống chó tai dài hiện nay...

Chó Mojee là giống chó đến từ nước nào?

Chó Mojee là giống chó chuyên được dùng để...

TOP 5 giống chó chân ngắn lưng dài dễ nuôi

Các giống chó cảnh hiện nay đang ngày càng...

Chó bị rối loạn tiêu hóa – Tại sao lại như vậy?

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó là việc...