Mèo bị giun – Cách chữa và phòng tránh

Nhiều người nuôi mèo thường không quá chú ý đến việc tẩy giun theo định kỳ. Nhưng đây chính là nguyên nhân khiến mèo bị giun dẫn đến đau bụng và bị đường tiêu hóa. Vậy để biết cách chữa trị và phòng tránh các bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của TRAICHOMEO nhé.

Nguyên nhân mèo bị giun

  • Mèo con có thể bị nhiễm bệnh do ấu trùng đi qua nhau thai của mèo mẹ. Ngoài ra chúng có thể bị nhiễm bệnh do ấu trùng truyền từ trong sữa mẹ.
  • Ngoài ra mèo ăn phải trứng ký sinh trùng từ môi trường như phân của các động vật khác. Ăn các loài gặm nhấm và chim nhỏ. Hoặc bằng cách ăn bọ chét trong khi chải lông. Một số ký sinh trùng như giun, cóc, có thể xâm nhập vào da mèo.
  • Vì giun có đủ các thể loại hình dáng khác nhau. Nên bạn cần đưa đến gặp bác sĩ và phân tích phân của chúng, xét nghiệm tìm nguyên nhân cụ thể.
Nguyên nhân khiến mèo bị giun
Nguyên nhân khiến mèo bị giun

Dấu hiệu mèo bị giun

  • Có nhiều loại giun có thể xâm nhập vào cơ thể mèo. Vì vậy các bạn hãy để ý nếu như mèo nhà mình đang có các dấu hiệu dưới đây thì đa số là bị giun.
  • Dấu hiệu đầu tiên đó chính là bạn nhìn thấy giun, các bộ phận của giun hoặc trứng giun trong phân, các chất nôn. Giun hoặc trứng giun đôi khi cũng có thể di chuyển xuống hậu môn của mèo và mắc kẹt trong lông.
  • Nếu như của bạn bị nhiễm ký sinh trùng, bộ lông của chúng có thể bị xỉn màu. Thậm chí là nhàu nát hoặc có màu nhợt nhạt, trắng dần. Mèo bị thiếu máu do nhiễm giun.
  • Nôn mửa là hiện tượng phổ biến ở mèo, nhưng nếu nó xảy ra một cách thường xuyên thì rất có thể là bị giun.
  • Nướu của mèo thường có màu hồng đẹp mắt. Tuy nhiên khi bị giun nó sẽ có màu nhợt nhạt.
  • Khi quan sát thấy phân mèo sẫm màu, có máu, khả năng là do giun móc. Giun trong ruột cũng có thể gây tiêu chảy.
  • Vì giun lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng của mèo, chúng cần ăn nhiều thức ăn hơn để duy trì cơ thể.

Cách điều trị khi mèo bị giun

  • Khi mèo bị giun hoặc nhiễm sán các bạn hãy đưa chúng đến ngay bệnh viện để gặp bác sĩ thú y. Nên thu thập mẫu phân mèo bị bệnh để mang đi cùng làm xét nghiệm. Khi soi dưới kính hiển vị sẽ phát hiện ra được trứng của giun sán.
  • Sau đó các bé mèo sẽ được điều trị và kê đơn thuốc. Một số loại thuốc được chỉ định hay dùng khi mèo bị nhiễm sán đó là Albendazol và Mebendazole. Ngoài ra thuốc steroid từng được dùng để giảm viêm khi bị nhiễm trùng nặng. Tuyg theo từng tình trạng mà các bác sĩ sẽ có hướng dẫn chi tiết cách điều trị.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi một cách khoa học. Nguồn thức ăn được cung cấp phải rõ nguồn gốc và đảm bảo.
  • Vệ sinh sạch sẽ thân thể và nơi ở. Tạo cảm giác môi trường không khí thoáng mát, trong lành.
Mèo bị giun
Mèo bị giun

Cách phòng bệnh mèo bị giun

  • Việc phòng bệnh mèo bị giun là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên việc này lại nhiều người chủ không quan tâm và để ý đến.
  • Đầu tiên là bạn cần mang mèo đi tiêm phòng đầy đủ khi đủ tuổi. Đây là cách hạn chế tối đa trong việc loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể. Không để chúng gây hại hấp thụ dinh dưỡng khiến mèo bị còi cọc.
  • Dọn dẹp sạch sẽ môi trường sinh hoạt của mèo từ đồ chơi, dụng cụ ăn uống hay nơi ở. Để từ đó không bị nhiễm khuẩn, virus có trong trưng giun tồn tại.
  • Tắm cho mèo bằng nước ấm và sữa tắm liên tục. Nhất là khi mèo đi vệ sinh bên ngoài.
  • Cho chúng đi khám bác sĩ theo định kỳ từ 3- 6 tháng/ lần.

Mèo bị giun có thể lây sang người không?

Câu trả lời là có thể tùy vào từng loại và mức độ nặng nhẹ. Vì thế cho nên không được xem nhẹ căn bệnh này. Nếu phát hiện phải đi chữa trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả người và mèo.

Những loại giun phổ biến ở mèo

  • Giun tròn: Đây là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất được tìm thấy ở mèo. Chúng cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Giun đũa có chiều dài từ 3-5 cm. Nó di chuyển trong phân hoặc chất nôn của mèo.
  • Sán dây: Nó là một loại ký sinh trùng bên trong khác, phẳng và giống như dải ruy băng bên trong ruột. Nhưng các đoạn của chúng có thể nhìn giống như các hạt gạo hoặc vừng nhỏ trong phân mèo. Khi mèo của bạn có thể mắc căn bệnh này khi ăn phải một con bọ chét chứa sán dây. Giun sẽ trưởng thành bên trong ruột. Các mảnh giun sẽ vỡ ra và bị đi ra ngoài phân.
  • Giun móc: Những ký sinh trùng nhỏ bên trong này như cái móc vào niêm mạc ruột, hút máu mèo. Giun móc là loại ký sinh trùng có hại nhất vì có khả năng gây ung thư máu đường ruột. Tuy nhiên nó lại ít phổ biến hơn các loại giun khác.
  • Giun tim: nó là ký sinh trùng có khả năng gây chết người xâm nhập vào tim, mạch máu và phổi. Chúng được truyền qua các vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh. Và hiện nay vẫn chưa có cách và thuốc đặc trị căn bệnh này. Cách bảo vệ duy nhất đó chính là phòng ngừa.
  • Giun phổi: Giun phổi lây qua khi mèo uống nước bị ô nhiễm hoặc săn bắt và ăn thịt chim hoặc động vật gặm nhấm bị nhiễm ấu trùng giun phổi. Sau khi ấu trùng đi qua ruột của mèo, chúng sẽ di chuyển đến phổi nơi chúng phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng. Và hiện nay nó cũng rất hiếm gặp.
Các loại giun mèo có thể bị nhiễm
Các loại giun mèo có thể bị nhiễm

Tổng kết

Tóm lại qua bài viết vừa rồi TRAICHOMEO đã chia sẻ đến bạn tất cả những thông tin liên quan đến căn bệnh mèo bị giun.  Mong rằng qua đây bạn có thêm kiến thức chăm sóc và điều trị cho thú cưng một cách an toàn nhất. Hãy thường xuyên cập nhật để biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này.

Có thể bạn nên xem

Có nên triệt sản cho mèo không?

Khi quyết định triệt sản cho mèo, chúng ta...

Mèo bị sán có phải là vấn đề nguy hiểm không?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mèo...

Mèo bị hen – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Mèo bị hen là một vấn đề sức khỏe...

Nguyên nhân và dấu hiệu khi mèo bị căng sữa

Khi mèo bị căng sữa, đó là tình trạng...

Top 6 lợi ích của việc nuôi mèo làm thú cưng

Nuôi mèo không chỉ là một sở thích mà...