Mèo bị nấm miệng – Nguyên nhân, cách chữa

Những người nuôi thú cưng nhất là mèo chắc hẳn đã từng nghe đến căn bệnh nấm miệng. Vậy khi mèo bị nấm miệng thì phải làm sao? Hôm nay TRAICHOMEO sẽ bật mí đến bạn những phương pháp điều trị và cách chăm sóc sao cho hiệu quả nhất. Hãy đọc hết bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.

Mèo bị nấm miệng là gì?

Bệnh nấm ở mèo hay còn gọi là bệnh Dermatophytosis, là một bệnh nấm phổ biến  thường gặp ở mèo, lây lan qua vi khuẩn tấn công vào hệ hô hấp. Nó xâm nhập qua da và đường ăn uống. Căn bệnh này không chỉ gây ra những bất tiện và đau đớn cho mèo mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của chúng. Thậm chí là đe dọa đến tính mạng và có thể lây sang người.

Mèo bị nấm miệng
Mèo bị nấm miệng

Dấu hiệu của bệnh mèo bị nấm miệng

Các dấu hiệu cho thấy mèo bị nấm miệng đó chính là có những vệt trắng hay các màng giả trên niêm mạc. Thường xuất hiện ở miệng hoặc lưỡi, đôi khi còn lan đến cả môi

Bệnh thường nổi lên với sự xung huyết ở xung quanh và bên ngoài còn ở dưới thì loét. Những vết nấm này có thể làm lan tràn đến hầu hoặc thực quản. Bệnh nấm miệng làm cho mèo cảm thấy rất đau và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được.

Nguyên nhân khiến mèo bị nấm miệng

  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng ở mèo. Chẳng hạn như bệnh nấm da, các vấn đề răng miệng hay do lối sống của mèo. Bệnh nấm miệng ở mèo là một phản ứng viêm của nướu và niêm mạc. Vi khuẩn và cao răng xung quanh răng, và ngay cả trên răng. Có thể gây ra các phản ứng miễn dịch bất thường.
  • Mặt khác nấm miệng ở mèo cũng có thể là do nhiễm trùng vì thú cưng ăn thức ăn sắc nhọn hoặc bị một số vật lạ cắt qua niêm mạc miệng. Khi đó những chú mèo sẽ nhạy cảm hơn vì bị vi khuẩn xâm nhập. Khiến chúng khó chịu và làm vết thương nhiễm trùng nặng hơn gây lở loét.
  • Một nguyên nhân mà các chủ nuôi thường rất hay mắc phải khi chăm sóc thú cưng đó chính là không vệ sinh sạch sẽ khay đựng thức ăn, đồ uống. Đây là việc dẫn đến mèo bị nấm miệng. Bởi những dụng cụ này tiếp xúc trực tiếp với miệng mèo. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh sạch, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Nguyên nhân khiến mèo bị nấm
Nguyên nhân khiến mèo bị nấm

Cách điều trị khi mèo bị nấm miệng

  • Bệnh nấm miệng ở mèo là một loại khó điều trị. Nếu không biết điều trị đúng cách thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài ra căn bệnh này còn có thể lây sang người và động vật rất nhanh.
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh nấm miệng ở mèo như nizoral trị nấm cho mèo. Hoặc thuốc Fungikur, mỡ kẽm Oxyd, Ketoconazol, dung dịch nystatin dùng từ 1-2 lần/ngày
  • Bệnh nấm thường lây lan rất nhanh nên bạn cần cách ly mèo, không cho chúng được tiếp xúc với các thành viên trong gia đình.
  • Cho mèo ăn các thức ăn lỏng. Dễ tiêu hóa để mèo có thể dễ nuốt và bổ sung các vitamin A,B,C trong khẩu phần.
  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh và vệ sinh sạch sẽ răng miệng khi mèo ăn xong. Bởi vi khuẩn thường tập trung ở những nơi ẩm ướt, nếu bạn không thường xuyên dọn dẹp lồng mèo, khay đựng thức ăn. Thì chúng rất dễ mắc phải bệnh nấm miệng.
  • Vệ sinh cơ thể mèo thật sạch sẽ, không gian sống thoáng mát, thông thoáng. Việc này sẽ hạn chế việc lây lan và sinh sôi của vi khuẩn. Bệnh nấm miệng cũng mau lành hơn.
  • Lá trà xanh là một trong những loại lá có tính kháng khuẩn. Vì thế nên bạn có thể dùng để điều trị bệnh nấm cho mèo. Nấu lá trà xanh với nước, tắm khoảng 1 tuần/lần.
  • Chăm sóc, bổ sung nước và dinh dưỡng cho mèo. Tránh để mèo yếu dần vì không được ăn do nấm miệng. Cung cấp nước uống liên tục trong ngày. Cải thiện chế độ ăn uống để tăng cường miễn dịch.
  • Thiếu chất dinh dưỡng có thể khiến cho mèo yếu và kiệt sức. Đây chính là mối đe dọa hàng đầu ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.

Cách phòng ngừa bệnh mèo bị nấm miệng

  • Để việc điều trị mèo bị nấm miệng hiệu quả và tránh lây sang người gay động vật khác các bạn cần lưu ý như sau:
  • Cho mèo tắm rửa thường xuyên để giữ gìn một cơ thể thơm tho, sạch sẽ.
  • Hãy dọn dẹp môi trường sống và nơi sinh hoạt của mèo. Khay đựng thức ăn, lồng ở, thảm hoặc đồ chơi thú cưng. Rửa bằng các dung dịch vệ sinh sát khuẩn hay xà phòng.
  • Không cho mèo ăn thức ăn có hàm lượng muối cao
  • Tránh cho tiếp xúc với các giống mèo lạ
  • Nên tiêm phòng vacxin đầy đủ khi mèo đủ tuổi. Việc này sẽ giúp chúng tránh được rất nhiều bệnh, kháng hệ miễn dịch và các virus có hại.
  • Tái khám và khám định kỳ. Để được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa và điều trị cho thú cưng
Cách chữa và điều trị cho thú cưng

Tổng kết

Tóm lại qua bài viết vừa rồi TRAICHOMEO đã chia sẻ đến bạn tất cả những thông tin liên quan đến căn bệnh mèo bị nấm miệng.  Mong rằng qua đây bạn có thêm kiến thức chăm sóc và điều trị cho thú cưng một cách an toàn nhất. Hãy thường xuyên cập nhật để biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này.

Có thể bạn nên xem

Có nên triệt sản cho mèo không?

Khi quyết định triệt sản cho mèo, chúng ta...

Mèo bị sán có phải là vấn đề nguy hiểm không?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mèo...

Mèo bị hen – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Mèo bị hen là một vấn đề sức khỏe...

Nguyên nhân và dấu hiệu khi mèo bị căng sữa

Khi mèo bị căng sữa, đó là tình trạng...

Top 6 lợi ích của việc nuôi mèo làm thú cưng

Nuôi mèo không chỉ là một sở thích mà...