Bệnh thường gặp ở gà và cách chữa trị chi tiết nhất? Gia cầm mắc bệnh là một trong những điều không thể tránh khỏi khi chăn nuôi. Người chăn nuôi cần có kiến thức nhận biết để phòng tránh và chữa trị cho đàn gà nhà mình. Như vậy sẽ giúp cho đàn gà khỏe mạnh, đạt chất lượng tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, Traichomeo.com sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về một số bệnh thường gặp ở gà.
Các bệnh thường gặp ở gà và cách chữa trị
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng hay còn chính là bệnh đường ruột xuất hiện khá phổ biến ở gà. Bệnh này hình thành từ việc sinh vật ký sinh bám vào niêm mạc ruột gà. Nó xâm nhập và ảnh hưởng làm hỏng đường ruột của gà. Bên cạnh đó ngăn cản quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn để gà tổn tại. Bệnh cầu trùng được truyền qua phân gà từ một noãn bào. Nó bị gà ăn phải và lây bệnh. Bệnh thường gặp ở gà non, sức đề kháng còn yếu.
Triệu chứng: Phân gà có máu hoặc chất nhầy là triệu chứng phổ biến nhất khi gà mắc bệnh. Nếu bạn nuôi nhiều gà thì khi phát hiện bạn cần mời ngay bác sĩ thú y về để chắc chắn và chữa trị kịp thời. Tránh lây sang các con gà khác.
Cách điều trị bệnh: Dùng thuốc Amprolium sẽ hỗ trợ ngăn chặn sự sinh sôi của kí sinh trùng gây bệnh.
Phương pháp phòng tránh: Luôn giữ khu vực ăn cho gà sạch sẽ thoáng đãng, cung cấp nước sạch và cung cấp đầy đủ các loại vitamin tăng khả năng miễn dịch cho gà. Ngăn chặn sự bùng phát kịp thời nếu như phát hiện gà mắc bệnh.
Bệnh coryza – Bệnh sổ mũi truyền nhiễm
Bệnh coryza – Bệnh sổ mũi truyền nhiễm trên gà do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum (hay Avibacterium paragallinarum) gây ra.
Triệu chứng: Gà bị suy hô hấp khi mắc bệnh. Bệnh này không chỉ xuất hiện ở Việt nam, có rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã bị tổn hại bởi căn bệnh này. Gà có biểu hiện chảy nước mũi, mặt sưng phù và gây ra khó thở. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới năng xuất đàn gà, gà kém ăn và cho ra sản lượng thấp.
Cách điều trị bệnh: Trước hết người chăn nuôi cần cho cách ly những chú gà bị bệnh trước. Mời cán bộ thú y tới kiểm tra tổng thể sức khỏe đàn gà và tiêm kháng sinh cho gà. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng là Moxcolis, Amoxy, Nexymix.
Phương pháp phòng tránh:
- Xây dựng chuồng trại tránh mưa dột, ẩm thấp và cần kín gió
- Đều đặn 2-3 lần/tháng sẽ phụ thuốc khử khuẩn, sát trùng
- Tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung dưỡng chất.
Xem thêm:
Bệnh Tích Newcastle Ở Gà: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị
Bệnh Khò Khè Ở Gà: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị
Bệnh mổ cắn nhau
Triệu chứng: Gà mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi và hậu môn… gây chảy máu. Khi máu càng chảy nhiều sẽ càng kích thích gà mổ cắn nhau. Nếu không để ý, những con gà này sẽ mổ cắn nhau dẫn tới bị thương rất nặng.
Cách trị bệnh: Kiểm tra mật độ đàn, nhiệt độ chuồng nuôi, lượng thức ăn nước uống, cân đối khẩu phần thức ăn. Tránh để gà tranh nhau trong không gian chật hẹp. Khi trong đàn có gà bị thường cần tách khỏi đàn ngay lập tức.
Phương pháp phòng tránh: Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là cắt mỏ gà. Bổ sung đầy đủ các chất khoáng và vitamin cho toàn đàn. Đảm bảo không gian chuồng nuôi rộng rãi, thoáng đãng.
Bệnh truyền nhiễm viêm thanh khí quản
Triệu chứng: Bệnh viêm thanh khí quản là bệnh thường gặp ở gà, truyền nhiễm khiến gà hắt hơi, khó thở ngáp liên tục, chảy nước mắt nước mũi, lông xơ xác. Khi phát hiện gà mắc bệnh người chăn nuôi sẽ thấy xuất hiện máu trên mỏ, tường và nền chuồng gà.
Cách trị bệnh: Dùng 1g CRD kết hợp 1g Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super vitamin. Bên cạnh đó có thể dùng 1g CCRD kết hợp 1g Anti CRD.LA hoặc Tydox TA và 1g Doxyvit. Cả 2 loại này đều được pha vào trong 1 lít nước cho gà uống 4-5 ngày liên tục
Phương pháp phòng tránh: Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho gà uống từ trong khoảng 72 giờ sau khi nở.
Bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà là một trong các bệnh thường gặp ở gà nuôi thả vườn, là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra.
Biểu hiện của bệnh đậu gà: Bệnh đậu gà rất dễ nhận biết, có 2 dạng khô và ướt. Gà sẽ bị mọc mụn viêm tấy ở một số vùng da hay những nơi lông không mọc. Hay ở gà còn xuất hiện những nốt mụn màng giả ở niêm mạc họng, mắt. Những nốt mụn này sẽ làm loét các niêm mạc. Nếu để lâu, bệnh nặng biến chứng làm mù mắt, tiêu chảy, viêm phổi, giảm tăng trọng. Nguy hiểm hơn có thể lây sang cả đàn gà và bị chết.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đậu gà do: Không kể các loại gà già hay nen, bệnh này do virus thuộc nhóm pox viruses gây ra. Với những môi trường khô hanh , ẩm ướt ánh sáng kém hay rét đậm rét hại thì nó vẫn đều tồn tại.Loại virus này có khả năng sống thời gian dài trong điều kiện môi trường khác nhau: khô hanh, ẩm ướt, ánh sáng, rét đậm…Bệnh có thể lây qua đường truyền nhiễm vì vậy cần phát hiện kịp thời.
Cách phòng tránh, chữa trị: Người chăn nuôi cần lựa chọn cho mình cơ sở thú y uy tín và mua vacxin đậu gà và chữa trị theo lời khuyên của nhân viên thú y. Chữa trị đúng lượng theo độ tuổi của gà sao cho phù hợp nhất. Phải bắt từng con bôi thuốc đặc trị xanhmethylen, cồn iod vào những vết bệnh khi bệnh có dấu hiệu bị nặng. Thường xuyên vệ sinh và khử trùng chuồng trại sạch sẽ, thoáng đãng.
Bệnh gà rù thường gặp ở gà
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh rù do: Bệnh gà rù là bệnh do virus Paramyxovirus gây ra, tồn tại trong chuồng 13 – 30 ngày có khả năng lây lan rất rất nhanh. Bệnh rất dễ xảy ra vào mùa đông hay thậm chí là quanh năm. Gà ở mọi lứa tuổi đều rất dễ bị mắc bệnh và khi đó bệnh lây lan rất nhanh, sẽ ảnh hưởng tới cả đàn gà. Gà bị bệnh có thể lây sang những con gà khác qua đường hô hấp ( thở không khí ), đường tiêu hóa ( thức ăn, nước nhiễm virus ), qua dụng cụ ăn…Thời gian ủ bệnh từ 2 – 14 ngày, tỷ lệ gà sẽ chết khi mắc bệnh lên tới 90% .
Triệu chứng: Mắc bệnh gà rù gà sẽ bị kém ăn, bỏ ăn, lông xù, sã cánh ỉa chảy phân xanh, phân vàng, mào thâm. Bên cạnh đó gà còn có hiện tượng chảy nước mắt nước mũi. Một trong những triệu chứng nhận biết dễ nhất chính là diều gà có đọng lại nước và thức ăn, dốc ngược gà xuống sẽ chảy ra.
Cách trị bệnh: Tiêm vacxin Lasota cho toàn bộ đàn gà khi có triệu chứng nhiễm bệnh. Tiếp theo cần cho sử dụng kháng sinh phổ rộng tránh nhiễm trùng kế phát. Cho con vật uống thuốc giải độc gan thận nâng cao hiệu quả chăn nuôi sau khi cho gà uống kháng sinh.
Phương pháp phòng tránh: xử lý, vệ sinh khử trùng chuồng trại sạch sẽ. Đảm bảo rằng máng ăn, uống của gà luôn sạch và khô ráo. Như vậy sẽ hạn chế tối đa được vi khuẩn gây bệnh. Người nuôi cần bổ sung thuốc bổ và chất điện giải nâng cao sức đề kháng cho con gà nuôi.
Bệnh giun sán
Biểu hiện của gà bị giun sán: Gà mắc bệnh giun sán sẽ chậm lớn, lông xù, thiếu máu, mào và các bộ phận nhợt nhạt, gà mái giảm đẻ trứng. Khi phát hiện gà có một trong những dấu hiệu trên thì chứng tỏ đã mắc bệnh giun sán. Nếu gà mắc giun kim, giun sán dây có thể quan sát thấy bằng mắt thường xuất hiện trong phân gà. Nếu thấy gà nhà mình có dấu hiệu nhưng còn nghi ngờ, bạn hãy mang phân gà tới cơ sở thú y gần nhất để kiểm định.
Nguyên nhân của bệnh giun sán do: Giun sán cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà. Gà mắc bệnh là do bị giun sán ký sinh trùng ở đường ruột, số lượng càng nhiều lượng chất bổ dưỡng càng ít làm cho gà thiếu dinh dưỡng trở nên gầy yếu. Khiến gà bị suy nhược, phá hủy đường ruột. Dẫn đến năng xuất đàn gà giảm sút ảnh hưởng tới người chăn nuôi.
Cách phòng chống và chữa trị: Việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là không thể bỏ qua, phun thuốc diệt côn trùng, mối, các loại ấu trùng sán bằng đồng sulfat, dipterex. Luôn đảm bảo thức ăn và nước uống sạch sẽ. Bên cạnh đó cần tẩy giun đầy đủ cho gà khi mới mua về nuôi.
Lời kết
Khi chăn nuôi đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức và nhận biết kịp thời khi gà mắc bệnh thường gặp ở gà. Điều này sẽ giúp phòng tránh được những bệnh nguy hiểm. Hay có thể là kịp thời chữa trị cứu chữ đàn gà. Giúp đàn gà khỏe mạnh, mang lại năng xuất cao. Hy vọng bài viết trên của Trại Chó Mèo đã giúp ích cho bạn.