Phân biệt cá tra với cá basa: Giá trị dinh dưỡng ít ai biết

Cá tra là loại cá có thịt ngon, ngọt với mùi vị hấp dẫn. Đây là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào cùng hương vị thơm ngon. Cá tra thuộc họ bộ da trơn, cùng bộ với cá basa nên hai loài cá này thường bị nhầm lẫn với nhau. Làm sao để phân biệt được? Cá tra có thể chế biến những món ăn nào? Cùng tìm hiểu tất cả thông tin về loài cá này trong bài viết dưới đây nhé!

Cá tra là cá gì?

Cá tra có tên tiếng Anh là cá Pangasius catfish thuộc bộ siluriformes. Loài cá này chủ yếu sống ở những vùng nước ngọt và có thể bắt gặp cả ở những vùng nước lợ. Cá tra được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1878 bởi Sauvage.

Đặc điểm hình dáng cá tra

Một con cá tra trưởng thành có cân nặng trung bình khoảng từ 2.5kg/con với phần mình to, dày còn phần đầu thì khá nhỏ so với tỉ lệ chung cơ thể. Miệng cá cũng khá nhỏ và hơi nhọn. Loài cá này có hai cặp râu dài với 1 cặp ở hàm trên còn một cặp nằm dưới phần cằm. Mắt cá to trong cân đối, được đặt ngang với khoé miệng. Vây lưng của cá tra giống hình mác được đặt ở phần lưng trên, gần đầu. Ở cuối lưng có một phần vây nhỏ nhô nhẹ lên. Phần lưng trên của cá có gam màu xanh đen, phần bụng thì có màu xám trắng ánh bạc.

Cá tra có thể sống ở nước lợ và nước ngọt
Cá tra có thể sống ở nước lợ và nước ngọt

Phân bố cá tra trong tự nhiên

Trong tự nhiên, cá tra sinh sống trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Loài cá này chủ yếu được tìm thấy ở khu vực sông Mê Kông, được thấy nhiều tại các quốc gia Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cá tra được nuôi thương mại chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cách phân biệt cá tra và cá basa

Do cùng thuộc bộ cá da trơn và có ngoại hình na ná nhau nên cá tra và cá basa thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Để tránh mua nhầm, bạn cần phân biệt được 2 loại cá này

Quan sát hình dạng đầu cá

Mặc dù đều có phần đầu khá nhỏ so với tỉ lệ cơ thể nhưng so với basa thì cá tra có đầu to hơn. Đầu cá tra to, bẹt và bè ra hai bên trong khi đầu của basa lại ngắn và không bè. Khi cá tra khép miệng, bạn sẽ không thể nhìn thấy hàm bên trong còn khi basa khép miệng, ta vẫn có thể nhìn thấy hàm cá bởi phần hàm trên của chúng rộng hơn hàm dưới.

Quan sát độ dài của râu

Nếu bạn không thể phân biệt hai loại cá qua hình dáng đầu thì có thể quan sát bộ râu của chúng. Cá tra có bộ râu dài hơn so với basa. Râu của cá tra thường kéo dài từ mắt đến tận mang tai với độ dài của đôi râu trên và râu dưới bằng nhau. Trong khi đó, râu của basa lại khá ngắn và râu hàm dưới ngắn hơn râu hàm trên và chỉ dài bằng 1/2 chiều dài của đầu.

Râu cá tra dài hơn so với basa

Quan sát phần thân cá

Thoạt đầu thì có thể thấy hai loại cá này có màu da khá giống nhau. Tuy nhiên, thân của cá tra ánh bạc, sáng lấp lánh với màu xanh đậm. Còn cá basa thì lại có màu xanh nâu, bụng to tròn màu trắng.

Quan sát phần thịt cá

Khi mua, cá có thể đã được cắt khúc và bạn không thể quan sát toàn bộ cơ thể cá. Khi đó, bạn có thể so sánh phần thịt cá để phân biệt. Thớ thịt của cá tra to, đầy hơn so với basa. Màu thịt của cá tra hơi đỏ phần, phần mỡ màu ngả vàng. Còn cá basa thì có thịt trắng hơn, mỡ màu trắng đục.

Cách nuôi cá tra đem lại hiệu quả kinh tế

Nuôi cá tra thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những người nông dân. Làm sao để nuôi cá tra hiệu quả? Cá tra là một trong những loài cá sống chủ yếu ở nước ngọt, thường có nhiều ở vùng sông Cửu Long. Để có được mô hình, cách thức nuôi cá tra hiệu quả chắc hẳn không ít bà con ngư dân đã phải tìm hiểu khắp nơi. Chính vì vậy, bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẽ những hiểu biết đến bà con một mô hình nuôi cá tra thông dụng và đem lại sản lượng lớn.

Lên kế hoạch nuôi và cải tạo đầm nuôi

Trước khi bắt đầu vào nuôi, bạn cần lên kế hoạch cẩn thận cho quá trình chăn nuôi của mình. Cần chủ động về con giống, nguồn thức ăn, thuốc, hoá chất xử lý môi trường… các doanh nghiệp thu mua, đầu ra cho sản phẩm. Để quá trình nuôi đạt hiệu quả tốt nhất, đầm nuôi cần được cải tạo đúng kỹ thuật, trong đó ao thả cá cần có diện tích tối thiểu 500m2, bờ ao được đầm nén vững chãi, tránh tình trạng rò rỉ nước, có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, kích cỡ ống phù hợp với diện tích ao…

Đặc biệt, ao nuôi cần được đặt gần đường ô tô, kênh sông… để có thể thuận tiện trong quá trình vận chuyển. Cần đảm bảo rằng nước nuôi cá được lấy từ nguồn nước sạch, ít bị ô nhiễm.

  • Với ao mới đào: phần đáy cần được làm cho bằng phẳng, rải đều vôi lẫn với bùn đáy, nước áo ở mức 5 – 7cm, ngâm ao từ 4 – 5 ngày và kiểm tra đến khi độ pH đạt 7 – 7.5.
  • Với ao cũ: cần tát cạn nước để diệt tạp, dọn sạch đáy và bờ ao, lấp hết hang hốc, tu sửa bờ ao. Nên dùng vôi bột dải đáy và bờ rồi phơi đáy từ 2 – 3 ngày để diệt khuẩn, khử chua…

Thả giống chất lượng

Giống nuôi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng cá. Bởi vậy, bạn cần chọn được những con giống tốt, khỏe từ những địa chỉ cung cấp giống uy tín. Con giống khỏe là những con không bị xây xát, nhiều nhớt và có khả năng bơi lội nhanh. Trung bình một con giống phù hợp sẽ có kích thước từ 10 – 12cm/con. Ngoài ra, cần chọn giống có kích thước đồng đều để tránh tình trạng cá cạnh tranh thức ăn lẫn nhau.

Nên thả cá vào ao với mật độ từ 20 – 40 con/m2 để đảm bảo chất lượng thịt và hạn chế dịch bệnh, hao hụt. Cá nên được thả vào buổi sáng sớm hoặc khi chiều mát. Có thể thể cho cá vào bể, sục khí và thay nước, tắm cho cá trong nước muối (tỉ lệ 1kg muối/m3 nước) để cá tỉnh táo và khỏe mạnh hơn. 

Nếu thả cá luôn ngay sau khi vận chuyển về thì cần đặt bao cá ngâm trong ao từ 7 – 10 phút trước khi thả ra để cân bằng nhiệt giữa túi và nước áo, tránh việc cá bị sốc nhiệt.

Lựa chọn thức ăn phù hợp

Cần cung cấp đủ lượng thức ăn cho cá với hàm lượng dinh dưỡng cân bằng. Các nguyên liệu nên được xay nhuyễn và trộn đều trước khi cho ăn. Nên rải từ từ từng chút một cho cá ăn dần dần tới khi hết thức ăn để cân bằng với sức ăn của cá, tránh hiện hiện thừa thức ăn, gây ô nhiễm môi trường nước.

  • Bạn có thể tham khảo công thức pha trộn thức ăn nuôi cá tra theo hướng dẫn dưới đây:

Nên cho cá ăn 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều tối. Lượng thức ăn phù hợp là khoảng từ 5 – 7% so với trọng lượng cơ thể cá. Nếu bạn lựa chọn dùng thức ăn công nghiệp cho ao cá tra của mình, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm định dùng. Cần đảm bảo rằng nguồn thức ăn cá được cung cấp từ những nhãn hàng uy tín, chất lượng. Nên tuân thủ theo chế độ ăn mà hãng đã khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cá.

Thay nước định kỳ cho ao nuôi cá tra

Trung bình, sau khi đã nuôi được 1 tháng, bạn cần thay 20% nước ao sau mỗi tuần 1 lần để kích thích cá ăn mồi. Những tháng nuôi từ tháng thứ 3 trở đi, nên thay 30% nước ao khoảng 2 – 4 lần mỗi tuần để giúp thịt cá đạt chất lượng cao. Vào những ngày cuối vị, nên thay 50% nước ao mỗi ngày để tránh nước bị bẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng cá.

Thu hoạch cá tra đúng thời điểm

Sau khoảng từ 9 – 10 tháng nuôi khi cá đạt cân nặng từ 0.7 – 1.2kg/con thì người chăn nuôi đã có thể thu hoạch cá. Căn cứ vào tình hình thị trường mà bạn có thể lựa chọn thời điểm thu hoạch phù hợp nhất.

Giá trị dinh dưỡng từ cá tra

Cá tra là loại thực phẩm tốt cho bữa ăn gia đình. Loài cá này chứa nhiều omega 3 – 6 -9, DHA, EPA, vitamin E… tốt cho cơ thể. Những chất dinh dưỡng có trong cá tra mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:

  • Giúp chống lại và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến  tim mạch
  • Giúp giảm lượng cholesterol và chất béo có hại của cơ thể
  • Hỗ trợ phục hồi, tái tạo và hình thành cơ bắp
  • Tăng cường máu lên não, cải thiện sức mạnh trí óc
  • Giúp làm sạch mạch máu và giảm tắc nghẽn mạch
  • Giúp duy trì sức khỏe hệ xương
  • Ngăn chặn lão hoá da

Theo số liệu được công bố, trong 100gr thịt cá tra, có 2.9gr chất béo, 18gr protein, 50mg natri, 24% DV phốt pho, 19% DV Kali, 5% DV kẽm, 24% DV cholesterol, 121% DV Vitamin B12, 10% DV Vitamin E, 31% DC Vitamin B1, 7% DV Vitamin B2, 237 mg Omega-3, 337 mg Omega-6…(Trong đó, DV – Daily Value là nhu cầu tối thiểu hàng ngày)

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn từ 400 – 700gr thịt cá tra/tuần để cơ thể được hấp thu các dưỡng chất cần thiết. Lượng đạm có trong cá tra cũng dễ tiêu hoá và hấp thụ hơn so với các loại thịt động vật.

Giá cá tra bao nhiêu tiền một kg? Mua ở đâu?

Giá cá tra không hề đắt. Hiện nay, trên thị trường, giá một kg cá tra dao động trong khoảng từ 25.000 – 35.000 đồng. Bạn có thể dễ dàng mua được loại cá này tại các chợ truyền thống hoặc trong các siêu thị.

Các món ngon từ cá tra

  • Cá tra có thể chế biến thành nhiều món ăn với hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Cá tra kho tộ

Nguyên liệu: cá tra, hành lá, hành tím, ớt hiểm, tỏi, nước mắt, dầu ăn, gia vị thông dụng

Cách chế biến:

  • Hành tím, tỏi bỏ vỏ rồi băm nguyễn cùng ớt. Hành lá rửa sạch, cắt khúc
  • Cá tra mua về cạo bớt nhờn ở da, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, đem cá tra ướp trong vòng 20 phút với nửa muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng đường, 1 muỗng muối, 3 muỗng canh nước mắm, 3 trái ớt hiểm băm và ½ số hành tỏi đã băm nhỏ trước đó.
  • Thắng nước màu với hành tỏi rồi cho vào nồi cá, bắc lên bếp kho trên lửa nhỏ. Đến khi thịt cá săn lại thì cho thêm 100ml nước vào rồi kho trong lửa vừa từ 5 – 7 phút, sau đó giảm xuống lửa nhỏ và tiếp tục kho trong 30 phút là hoàn thành.
  • Khi nước kho cá sánh lại thì cho thêm gia vị vừa ăn. Khi bắc ra, cho thêm hành cá lên bề mặt là đã có một nồi cá kho thơm ngon, tròn vị
Cá tra kho tộ đậm đà hương vị
Cá tra kho tộ đậm đà hương vị

Cá Tra kho rau quế đậm đà

Nguyên liệu: cá tra, rau quế, hành tím, nước cốt dừa, ớt bột, gia vị thông dụng

Cách làm:

  • Cá tra mua về rửa sạch, để ráo nước
  • Hành tím bóc vỏ, thái mỏng, rau quế rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ
  • Phi thơm hành tỏi rồi cho cá tra vào chiên đến khi vàng đều 2 mặt. Sau đó, hoà hỗn hợp nước cốt dừa với nước mắm để cho vào nồi cá, thêm một chút rau quế và kho trên lửa nhỏ để gia vị ngấm đều. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
  • Sau khoảng từ 30 – 45 phút là đã có một nồi cá tra kho rau quế thơm ngon, lạ miệng.

Cá tra hấp tương

Cá tra hấp tương khá dễ làm, nhanh chóng mà lại cho ra một món ăn lạ miệng, thơm ngon, giữ trọn được độ dai ngọt của thịt cá.

Nguyên liệu: cá tra nên để cả con, cà chua, hành củ, nấm mèo, nấm đông cô, hoa bí đỏ, ớt, tương, xả, gia vị thông dụng.

Cách làm:

  • Ướp cá với tương, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, hành, tỏi trong khoảng 1 giờ để thịt cá ngầm đều gia vị.
  • Dải một lớp xả đập dập xuống đáy nổi rồi cho cho cá lên, bên trên phủ một lớp nấm đông cô, nấm mèo
  • Hấp cách thuỷ trong vòng từ 15 – 30 phút đến khi cá chín tới rồi cho thêm hoa bí và cà chua lên trên. Như vậy là đã hoàn thành xong món cá tra hấp tương lạ miệng.

Cá Tra nướng muối ớt

Nguyên liệu: cá tra phi lên, ớt xanh, chanh, ớt cay, rau mùi, thì là, lá sen hoặc giấy bạc và các loại gia vị thông dụng.

Cách làm:

  • Ướp cá tra với gia vị: nước mắm, dầu ăn, chanh, ớt băm nhỏ trong vòng 30 phút
  • Bọc cá trong lá sen hoặc giấy bạc rồi nướng trong lò nước hoặc bếp than hoa đến khi chín đều
  • Là nước chấm: nước mắm, chanh, tỏi, ớt và thưởng thức cá nướng ngay khi còn nóng.

Chả cá Tra dễ làm, thơm ngon

Cá tra là loại cá ít xương nên rất dễ làm chả. Chả cá tra cho hương vị thơm ngon, đặc trưng

Nguyên liệu: cá tra lọc xương, bỏ da, xay nhuyễn; trứng gà, bột năng, ớt, tiêu, hành và các gia vị thông dụng

Cách làm:

  • Ướp cá tra đã xay nhuyễn với các gia vị: nước mắm, muối, bột ngọt, tiêu, đường, hành thái nhỏ sao cho vừa ăn
  • Vo chả cá thành các viên nhỏ vừa ăn rồi dùng màng bọc thực phẩm gói kín lại. Để những viên chả cá vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 2 tiếng
  • Mang chả cá ra, chiên trong dầu ăn cho đến khi vàng đều là đã có thể thưởng thức.

Lời kết.

Cá tra là một loại cá phổ biến tại Việt Nam cho giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Hiện cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu… Hy vọng với những kiến thức mà Trại chó mèo chia sẻ, bạn đã có thêm nhiều thông tin về loại cá da trơn này, cách phân biệt cá tra với cá basa.

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.