Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Hiện nay, tình trạng lợn bị viêm da, lở loét da diễn ra khá phổ biến và gây ảnh hưởng tới sự phát triển, chất lượng cũng như giá thành. Điều này khiến cho nhiều người chăn nuôi cảm thấy đau đầu để tìm cách giải quyết. Vì thế, trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, an toàn mà bạn có thể tham khảo, cũng như áp dụng cho đàn heo của mình.

1. Bệnh viêm da ở lợn là bệnh gì?

Bệnh viêm da ở lợn thông thường do vi khuẩn Staphylococcus Hyicus gây ra và chủ yếu xuất hiện ở những con lợn nhỏ, dưới 8 tuần tuổi. Khi bị bệnh, vi khuẩn Staphylococcus Hyicus sẽ xâm nhập vào cơ thể và làm tổn thương nghiêm trọng lớp da của lợn gây nhiễm trùng, lở loét và nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến lợn bị chết.

Tuy nhiên, hiện nay theo ghi nhận thì bệnh viêm da thường xuyên hiện ở một số con trong trang trại nuôi tập trung và ít khi xuất hiện với số lượng lớn. Thế nhưng, cũng có một vài trường hợp nuôi số lượng heo con của lợn nái tơ (sinh lần đầu) nhiều thì khả năng nhiễm bệnh với số lượng nhiều là khá cao. Bởi lần đầu sinh, lượng vi khuẩn tập trung ở âm đạo lợn mẹ rất lớn, do đó chúng dễ dàng lây lan sang con non khi sinh và gây bệnh.

2. Nguyên nhân và triệu chứng khi lợn bị viêm da

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lợn gặp phải tình trạng viêm da, có thể xuất phát từ quá trình chăm sóc, chuồng trại không hợp lý. Cũng có thể là xuất phát từ việc các loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Lợn bị viêm da do virus Circo

Tình trạng này xuất hiện chủ yếu tại các chú lợn có độ tuổi từ 6-8 tuần tuổi. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ gây ra tình trạng lở loét toàn thân.

Triệu chứng: Trên toàn thân của loạn sẽ xuất hiện những nốt đỏ, vết lở loét với nhiều kích thước khác nhau. Sau một thời gian thì những vết loét này sẽ tự khô lại và tạo thành các cục vảy, trông khá xấu xí trên cơ thể lợn. Do đó cần phát hiện và điều trị kịp thời.

2.2. Lợn bị viêm da do cúm lợn

Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi lợn, có thể là lợn mẹ, lợn cha, lợn mới sinh… Chúng gây ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét trên toàn thân, gây ngứa ngáy khó chịu cho những chú lợn bị mắc bệnh.

Triệu chứng: Toàn thân lợn sẽ xuất hiện những nốt ửng đỏ, chỉ là nốt ửng đỏ chứ không phải là nốt đỏ nổi rõ ràng như virus Circo. Khi mắc bệnh này ngoài việc nổi mẩn đỏ toàn thân, thì lợn còn bị sốt cao, mệt mỏi, thở nhanh, nằm li bì và có khả năng lây lan cho cả đàn nhanh chóng.

2.3. Lợn bị viêm da do ghẻ lợn

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường được phát hiện với số lượng lớn tại những chú lợn sau khi vừa mới cai sữa trở đi. Bệnh khiến cho toàn thân gặp tình trạng lở loét, chảy máu gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của lợn.

Triệu chứng: Tại các vùng da trên toàn thân của lợn xuất hiện những nổi mẩn nhỏ hơn đầu đũa, gây lở loét chảy máu và chúng sẽ tự khô lại sau một thời gian. Bệnh khiến cho lợn cảm thấy ngứa ngáy, làn da trở nên sần sùi, khiến lợn thường xuyên cọ vào thành chuồng để giảm ngứa, điều này khiến vết loét trở nên nặng hơn. Bệnh nếu không được điều trị sớm dễ gây tử vong cao.

2.4. Bị viêm da do đóng dấu heo

Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở những chú lợn có độ tuổi trên 2 tháng trở lên. Bệnh gây ra tình trạng lở loét, ngứa ngáy toàn thân và khiến lợn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và luôn cọ sát vào thành chuồng.

Triệu chứng: Trên toàn thân da lợn xuất hiện những đám xuất huyết đỏ hình vuông, tam giác, chữ nhất, hình thoi, hình tròn, lưỡi liềm… với kích thước khác nhau. Bệnh khiến cho heo sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi, thở nhanh, đau mỏi xương khớp. Ngoài ra, bệnh còn khiến lợn bị phát ban toàn thân.

Ngoài những nguyên nhân cụ thể trên, thì còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng viêm da ở lợn hiện nay. Cụ thể:

+ Tai xanh (PRRS)
+ Dịch tả heo
+ Heo bị Stress
+ Phó thương hàn
+ Tụ huyết trùng
+ Viêm phổi màng phổi (APP)
+ Viêm da do bệnh ban nước
+ Suy hô hấp cấp
+ Viêm da do tụ cầu khuẩn
+ Cơ thể thiếu Kẽm.
+ Đậu heo
+ Viêm dạ dày cấp tính
+ Nhiễm độc F2-toxin

>> Đọc thêm: [Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

3. Cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả nhất

Khi phát hiện ra những bất thường trên làn da của lợn, bạn cần nhanh chóng xác định được tình trạng của bệnh. Cùng với đó là tiến hành tách những con lợn bị bệnh ra khỏi đàn để tránh tình trạng lây nhiễm cho những con còn khoẻ mạnh. Tiến hành khử khuẩn chuồng trại, giúp môi trường sống của lợn trở nên sạch sẽ và thông thoáng hơn. Sau đó là tiến hành điều trị viêm da cho những con lợn bị bệnh.

Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo qua phương pháp chữa viêm mà cho lợn mà chúng tôi chia sẻ sau đây:

+ Tiến hành sử dụng nước lá trầu không sắc thật đặc để tắm cho lợn bị viêm da, lở loét giúp loại bỏ bớt tác nhân gây hại.
+ Sau đó tắm tiếp cho lợn bằng dung dịch phèn chua 3% rồi dùng khăn lau khô da và bôi iodine 10% ngày 2 lần.
+ Sử dụng thêm Derma Spray xịt một lớp lên vùng da bị viêm nhiễm, lở loét ngày 2 lần. Nếu tình trạng trong vết lở loét có tiết dịch nhờn thì bạn nên bôi thêm mỡ Kẽm Oxyd để giúp rút hết phần dịch và giúp vết thương nhanh khô hơn.
+ Kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc cung cấp dinh dưỡng, trợ sức, trợ lực cho lợn như:

  • Dùng Vitamin C, B1 và Urotropin với liều lượng tiêm bắp 1 lần/ngày. Nên tuân thủ chính xác chỉ định của nhà sản xuất hay bác sĩ thú y.
  • Sử dụng Catosal hoặc Satosal với liều lượng tiêm bắp 1 lần/ngày theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc bác sĩ thú y.
  • Tiêm bắp Vitamin ADE ngày 1 lần để tăng sức đề kháng cho lợn.
  • Dùng thêm dung dịch GlucoKc kết hợp với Vitamin ADE hoà tan với nước cho lợn uống hằng ngày.

+ Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một trong các kháng sinh sau: AMOXILLIN; PENDISTREP LA; HAN – CLAMOX; AMPI – KANA; HANOXYLIN LA theo liều lượng của nhà sản xuất hoặc bác sĩ thú y để giúp tăng sức khoẻ và sức đề kháng cho lợn.

Và để giúp lợn phục hồi nhanh chóng khi bị viêm da, lở loét thì bạn cần chăm sóc kỹ càng, tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ thú y để quá trình điều trị đạt kết quả tốt và nhanh chóng nhất.

4. Cách phòng bệnh viêm da cho lợn hiệu quả

Để tránh việc phải bỏ nhiều tiền bạc và công sức ra để điều trị khi lợn bị bệnh viêm da. Thì bạn cần phải có phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và an toàn. Những việc bạn cần làm khi nuôi lợn với số lượng lớn như sau:

+ Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn chuồng nuôi định kỳ hằng tuần bằng các dung dịch có chứa phenol.
+ Nên tham khảo và thiết kế chuồng heo khoa học, tránh những vật dụng, chỗ gồ ghề có thể khiến da lợn bị trầy xước, lở loét.
+ Nên tiến hành bấm nhanh, cắt tai, cắt đuôi theo đúng kỹ thuật để hạn chế tình trạng lợn cắn nhau gây trầy xước da.
+ Nên nuôi lợn theo đúng lứa, nuôi và xuất đúng lứa để đảm bảo an toàn.
+ Tiến hành chăm sóc và dọn vệ sinh chuồng heo sạch sẽ, thoáng mát.

Như vậy, trên đây Trại Chó Mèo đã chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và chi tiết. Hy vọng, bài viết đã chia sẻ đến các bạn những kiến thức hữu ích liên quan tới quá trình chăn nuôi lợn hiện nay. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất.

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.

Ốc nerita như thế nào? Hướng dẫn chăm sóc ốc nerita trong bể thủy sinh

Ốc Nerita còn được gọi là ốc Nerita hay ốc ngựa vằn, là một trong những loài ốc thủy sinh nước ngọt rất phổ biến.