Hiện nay, nuôi heo chính hoạt động chăn nuôi chính của nhiều người dân ở nước ta. Bởi heo mang lại nguồn thu nhập ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi heo, chúng có thể gặp nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng tới sự phát triển của heo. Và cụ thể là chứng lợn bỏ ăn và có nước tiểu vàng? Vậy lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì?
Theo những chi tiết mà bạn đọc chia sẻ về những dấu hiệu mà lợn có thể gặp phải như: Bỏ ăn, nước tiểu có màu vàng, sốt, vàng da, rối loạn tiêu hoá và đôi khi đi tiểu kèm cả máu… Thì nhận định của các chuyên gia thì rất có thể lợn của bạn đang mắc bệnh xoắn khuẩn (hay còn gọi là bệnh Lepto hay bệnh lợn nghệ).
Bệnh xoắn khuẩn khiến cho những con lợn mắc bệnh trở nên ốm yếu, đi lại không vững, tim đập nhanh và có nguy cơ cao bị sẩy thai một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh này khiến cho lợn không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, bỏ ăn, rối loạn tiêu hoá và dễ dẫn tới cái chết nếu không được điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh xoắn khuẩn ở lợn
Với những triệu chứng như lợn bỏ ăn nước tiểu vàng, sốt, vàng da… thì tỷ lệ mắc bệnh xoắn khuẩn là rất cao. Và dưới đây chính là những nguyên nhân gây ra bệnh lý này:
+ Xoắn khuẩn chính là một bệnh truyền nhiễm có thể gây từ người và cả lợn, gia súc do xoắn khuẩn Leptospira gây ra.
+ Chuột được xem là tác nhân chính gây ra sự truyền nhiễm, lây nhiễm của loài bệnh xoắn khuẩn ở lợn hiện nay. Ngoài ra, có khá nhiều loài động vật, ký sinh trùng mang xoắn khuẩn và có thể lây nhiễm cho cả người và gia sức.
+ Loài xoắn khuẩn này có thể lây nhiễm qua đường tiêu hoá, xây xát ở niêm mạc da hay qua quá trình giao phối trong quá trình sinh sản.
+ Lợn có thể mắc bệnh này ở mọi lứa tuổi, mọi mùa, quanh năm mà không có một mùa cụ thể.
+ Hiện nay, có 4 loại chủng Leptospira chính như sau:
- Leptospira icterohaemorrhagiae: Loại xoắn khuẩn này chủ yếu gây bệnh ở các loại gia súc như chó, gà, heo, bò và trong tự nhiên thì chuột cống là loài mang nhiều loại vi khuẩn này nhất.
- Leptospira canicola: Loại này thường gây bệnh ở chó, bò và những loại động vật ăn thịt và nguy hiểm hơn là chó là động vật mang bệnh lớn nhất hiện nay, có thể truyền bệnh sang người.
- Leptospira pomona: Vi khuẩn gây bệnh cho heo, bò, dê, ngựa… Và heo là loài mang mầm bệnh chính.
- Leptospira grippotyphosa: Vi khuẩn gây bệnh trên bò, ngựa, dê và chuột là loài mang mầm bệnh chính.
3. Triệu chứng của bệnh xoắn khuẩn ở lợn
Ngoài các triệu chứng phổ biến như lợn bỏ ăn nước tiểu vàng thì bệnh xoắn khuẩn còn gây ra nhiều triệu chứng trong từng mức độ bệnh khác nhau. Cụ thể:
3.1. Triệu chứng bệnh xoắn khuẩn cấp tính
Khi mắc phải bệnh xoắn khuẩn ở mức cấp tính, thì những chú lợn nhà bạn sẽ có những triệu chứng cơ bản sau đây:
+ Bệnh khi xâm nhập vào cơ thể lợn, sẽ có thời gian từ 3-5 ngày để ủ bệnh, sau thời gian này lợn sẽ có triệu chứng đầu tiên.
+ Lợn sẽ kém ăn, bỏ ăn nước tiểu vàng, thở nhiều, xuất hiện những cơn run và tăng dần lên, nhiều con bị đau rồi kêu thét lên, đi lại không vững.
+ Những chú lợn bị bệnh sẽ bị sốt cao từ 40-42 độ và tăng dần lên.
+ Sau 4-5 ngày bị bệnh, da lợn sẽ dần chuyển sang màu vàng, nước tiểu màu vàng, hồng và thậm chí là bị mờ mắt.
+ Bệnh khiến cho heo chậm lớn, lông cứng, dựng.
3.2. Triệu chứng bệnh xoắn khuẩn mãn tính
Khi bệnh phát triển đến mức mãn tính thì mức nguy hiểm sẽ cao hơn, lợn sẽ gặp nhiều biến chứng khó lường và khó điều trị hơn. Cụ thể:
+ Thời gian ủ bệnh dài hơn có thể lên đến 20 ngày
+ Lợn sẽ kém ăn, bỏ ăn, khát nước và uống rất nhiều nước mỗi ngày
+ Lợn bị táo bón và bị tiêu chảy nặng
+ Nước tiểu vàng, tiểu ít và khó tiểu
+ Chảy nước mắt nhiều
+ Lợn sẽ bị sốt và sốt cao hơn bình thường khoảng 2-3 độ và thường xuất hiện những cơn run
+ Mũi lợn bị khô, mặt sưng phù và sụp mí
+ Dương vật lợn sưng to, thò ra và không thụt vào được
+ Lợn có thể bị tê liệt và khó khăn trong di chuyển
+ Dễ bị sẩy thai và có nguy cơ chết non.
4. Điều trị bệnh xoắn khuẩn ở lợn thế nào?
Khi chuồng lợn của bạn mắc bệnh xoắn khuẩn, thì điều đầu tiên đó là phải có được phương pháp điều trị phù hợp. Giúp đàn lợn loại bỏ vi khuẩn và phục hồi tốt trở lại. Và điều bạn cần làm đó là:
+ Tiến hành sát khuẩn và vệ sinh toàn bộ chuồng trại với thuốc sát trùng Neo Antisep 9ml/5 lít nước hoặc thuốc Medisep 1.5/lít nước. Thực hiện phun toàn bộ chuồng định kỳ 1 lần/ngày và tiến hành diệt chuột trong và xung quanh chuồng nuôi.
+ Tiến hành tiêm vacxin loại bỏ bệnh xoắn khuẩn cho lợn. Bao gồm:
- Thuốc Terra 20% La 1ml/10 kg thể trọng thực hiện tiêm liên tục 3 ngày tiêm 1 liều.
- Thuốc Tylanject 200 1ml kết hợp với thuôc Tera 20% La 1,5ml/ 15kg thể trọng và tiêm liên tục từ 3 đến 5 ngày.
- Thuốc Ketoject 10% 1ml/33 kg thể trọng trong 1 ngày, tiêm tại cơ cổ giúp lợn hạ sốt, tuy nhiên không tiêm thuốc quá 5 ngày.
Thuốc tiêm kết hợp Vitamin B Kompleks 5 – 10ml/con.
+ Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất giúp lợn nhanh chóng phục hồi như:
Pha Tonic Vitamin C 1g với 1-2 lít nước cùng với Biomun 2-3ml/lít nước cho lợn uống nhằm tăng vitamin, giải độc cho gan.
+ Dùng men tiêu hoá Proguard 100g/50kg thức ăn cho lợn ăn để tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tăng cường khả năng đề kháng.
Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để đảm bảo chính xác về liều lượng cũng như thời gian tiêm thuốc để giúp bệnh nhanh phục hồi và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
5. Phòng tránh bệnh xoắn khuẩn hiệu quả cho lợn
Để tránh việc phải mất nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị bệnh xoắn khuẩn cho lợn. Thì các bạn cần tiến hành phòng tránh bệnh ngay từ đầu. Từ đó giúp tiết kiệm tối đa thời gian lẫn tiền bạc. Cụ thể:
+ Tiến hành vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát khuẩn.
+ Xây dựng hệ thống xử lý phân, nước tiểu một cách khoa học giúp chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát.
+ Phun thuốc sát trùng khoảng 1-2 lần/tuần, dùng thuốc Neo Antisep hoặc Medisep.
+ Có thể rắc vôi xung quanh chuồng trại.
+ Loại bỏ chuột xung quanh chuồng nuôi.
+ Luôn cho lợn ăn và uống nước sạch.
+ Tạo không gian sống thoáng mát sẽ giảm thiểu khả năng lây nhiễm của bệnh xoắn khuẩn cho lợn.
Như vậy, trên đây Trại Chó Mèo đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hy vọng, bài viết đã mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích trong quá trình chăn nuôi lợn. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại phần bình luận chúng tôi sẽ tiến hành giải đáp sớm nhất.