Bệnh giảm bạch cầu ở mèo thế nào? Cách chữa?

Những ai nuôi mèo chắc chắn sẽ hiểu được bệnh giảm bạch cầu ở mèo nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao như thế nào. Vậy làm sao để có thể điều trị và phòng ngừa được căn bệnh này một cách hiệu quả nhất. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của TRAICHOMEO để biết thêm nhé.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo ( Felien infectious Enteritis). Đây là bệnh do một loại virus gây ra, nó xuất hiện đột ngột, con vật nôn mửa, tiêu chảy và số lượng bạch cầu giảm rõ rệt. Bệnh lây lan nhanh, vào tỷ lệ 50-90% là không qua khỏi.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Nguyên nhân gây ra bệnh

Giảm bạch cầu là bệnh lý phổ biến trên mèo, nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bắt nguồn từ virus có khả năng lây lan mạnh.

Parvovirus

Cũng như bệnh Parvo ở chó, bệnh giảm bạch cầu trên mèo cũng do loại virus này gây ra. Các biểu hiện nhiễm Parvovirus trên mèo cũng không khác biệt nhiều so với chó. Nhưng riêng ở mèo, theo các nhà nghiên cứu thì lượng bạch cầu giảm nghiêm trọng và khiến chúng tử vong.

Tiếp xúc qua tiết dịch, chất thải của chó hoặc mèo bị bệnh

Virus Parvo tồn tại trong dịch tiết, phân, nước tiểu, nước bọt của chó mèo bị bệnh. Nên khi mèo của bạn đã tiếp xúc qua chất này thì tỉ lệ lây nhiễm rất nhanh.

Tiếp xúc từ vết cắn

Giống mèo thường dùng miệng để chơi đùa cùng với nhau. Vì thế nếu như một con mèo đã nhiễm bệnh thì tất cả các con khác đều có khả năng nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây nên bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Nguyên nhân gây nên bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Các triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Mèo bị bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường có chủ yếu 4 triệu chứng sau:

Thể quá cấp

Ở thể quá cấp, mèo bị suy giảm bạch cầu đột ngột. Chỉ trong vòng 24h, mèo có cảm giác đau vùng bụng, suy nhược cơ thể trầm trọng, tỷ lệ sống rất thấp. Chính vì những biểu hiện bất ngờ và nhanh chóng như vậy nên người ta nghĩ mèo bị ngộ độc.

Thể cấp tính

Đây là thể bệnh khiến cho mèo chết nhanh. Chỉ sau thời gian ngắn nhiễm virus. Mèo thường sẽ có các biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, lừ đừ, lông xù và bẩn. Kiểm tra niêm mạc thấy mắt của bé nhợt nhạt, thiếu sức sống.

Ngoài ra, có thể giảm bạch cầu quá cấp khiến cho bé mèo bị rối loạn tiêu hóa trầm trọng. Hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa liên tục làm cho bé mèo mất sức và mất nước. Đối với mèo  trưởng thành khi tiến triển nặng, bé có biểu hiện khát nhưng không thể uống nước. Sau đó, rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong.

Thể ẩn tính

Nếu trường hợp nhẹ thì mèo sẽ bị sốt nhẹ, ăn ít đi. Và trong giai đoạn này mèo được cứu chữa kịp thời, cơ thể sẽ được miễn dịch lâu dài.

Thể thần kinh

Triệu chứng của bệnh thường gặp ở những con mèo sơ sinh mới đẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do virus được lây truyền từ mèo mẹ. Chúng không thể điều hòa vận động, vì thế cơ thể luôn yếu ớt, sống thoi thóp.

Mèo bị bệnh giảm bạch cầu thường ủ bệnh từ 2-3 ngày từ khi nhiễm bệnh. Một số trường hợp ủ từ 5-7 ngày.

Triệu chứng của bệnh này
Triệu chứng của bệnh này

Chẩn đoán bệnh

  • Chẩn đoán lâm sàng dựa vào các đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng: bệnh giảm bạch cầu ở mèo xảy ra ở những con mèo từ 3 tháng-1 tuổi. Mèo bị sốt li bì, có triệu chứng tiêu hóa, viêm ruột.
  • Chẩn đoán lâm sàng: các bạn mang đi test giảm bạch cầu ở mèo sử dụng phương pháp PCR chẩn đoán xét nghiệm bệnh. Từ đó sẽ thu được kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên nó lại tốn thời gian và cần phòng thí nghiệm.
  • Hiện nay đã có kỹ thuật PCR cải tiến POCKIT PCR phù hợp để chẩn đoán nhanh tại thực địa với thời gian từ 1-2 tiếng và kết quả vẫn có độ chính xác tương đương với kỹ thuật PCR phòng thí nghiệm.

Cách điều trị

  • Trước tiên bạn cần cách ly những mèo bị ốm. Bạn nên chọn cho chúng nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, ngừng cho mèo ăn. Tránh các tác động vật lý từ bên ngoài.
  • Dùng các biện pháp hỗ trợ sức lực. Chống mất nước và cân bằng điện giải.
  • Bổ sung nước và các dung dịch đường glucose 5% hay dung dịch mặn ngọt đẳng trương với liều 20-30ml/kg thể trọng.
  • Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát tiêm vào tĩnh mạch hoặc bắp tay theo chỉ dẫn. Hai ngày một lần, liệu trình điều trị từ 3-5 ngày.
  • Cho mèo ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia nhỏ các khẩu phần ăn ra.
Cần đưa mèo đi khám và điều trị tại cơ sở thú y gần nhất khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh
Cần đưa mèo đi khám và điều trị tại cơ sở thú y gần nhất khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh

Cách phòng bệnh bạn cần biết

  • Tiêm vacxin phòng bệnh FPV cực tốt và hiệu quả cho mèo .Đối với các bé mèo con bạn nên đưa chúng đi tiêm ngừa khi đủ 8-10 tuần.
  • Ngoài ra chúng ta không được thả rông mèo. Chính nó là nguyên nhân khiến mèo có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn. Vì chúng cũng thích kéo bầy đàn để vui chơi. Như vậy làm khả năng tăng mắc bệnh
  • Trước hết, để phòng bệnh phổ biến trên mèo, các bạn cần cho đi tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh ngay khi chúng đủ tuổi
  • Quan tâm, chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho mèo. Xây dựng một chế độ ăn phù hợp và khoa học để chúng có sức đề kháng khỏe.

Tổng kết

Vậy là tổng kết bài viết vừa xong TRAICHOMEO đã mang đến cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích về bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Qua đây chúng ta có thể hiểu hơn về các căn bệnh này, có thêm được kinh nghiệm. Từ đó các bạn sẽ có quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc mèo một cách tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết của chúng tôi.

Có thể bạn nên xem

Bệnh Herpes (FHV) ở mèo có dễ lây lan không?

Mèo là một loài động vật vô cùng nhạy...

Có nên triệt sản cho mèo không?

Khi quyết định triệt sản cho mèo, chúng ta...

Mèo bị sán có phải là vấn đề nguy hiểm không?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mèo...

Mèo bị hen – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Mèo bị hen là một vấn đề sức khỏe...

Nguyên nhân và dấu hiệu khi mèo bị căng sữa

Khi mèo bị căng sữa, đó là tình trạng...