Con cà cuống là con gì? Kiến thức nuôi đạt hiệu quả cao nhất

Con Cà cuống là một trong những loài côn trùng lớn nhất trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, loài côn trùng này cũng xuất hiện khắp các vùng đồng bằng cả nước. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết con cà cuống như thế nào và có lợi ích hay tác hại ra sao.

Thực tế, trong con cà cuống có chứa loại tình dầu quý hiếm với nhiều tác dụng cho sức khoẻ, làm đẹp. Đây cũng không phải là loại côn trùng gây hại cho cây trồng, và vật nuôi. Bởi vậy, với nhiều lợi ích tuyệt vời, cà cuống được nuôi nhiều theo các mô hình ở miền Bắc. Cùng Trại chó mèo tìm hiểu về loại côn trùng rất thú vị này nhé.!

Nguồn gốc xuất xứ của con cà cuống

Cà cuống, hay có tên gọi là sâu quế, cà đuống, long sắt, có tên khoa học là Belostoma indica Vitalis (Lethocerus indicus Lep), thuộc họ chân bơi (Belostomatidae).

Cà cuống từng được xếp vào là một trong những sơn hào hải vị của người Việt, được dùng để cống sang Trung Quốc. Trong cuốn “Thương nhớ mười hai”, Vũ Bằng có kể về nguồn gốc tên gọi cà cuống:

Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm ngon một cách lạ kỳ, ông bèn gửi dâng vua Hán một mớ và gọi nó là “quế đố” nghĩa là con sâu cây quế. Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thật, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ trong nhóm có một ông lắm chuyện lại tâu rằng: “Đó không phải là con sâu sống trong cây quế, mà chỉ là một con sâu sống dưới nước “thủy đố”.”

Vua mới phán rằng: “Thử nãi Đà chi cuống dã”, nghĩa: Đó là lời nói láo của Đà. Từ đó cà cuống thành ra đà cuống. Nó còn một tên nữa là “long sắt”, nghĩa là “con rận rồng”. Dần dần đọc chệch đà cuống ra thành cà cuống. Hiện nay, cà cuống được ghi vào Sách đỏ quốc gia để được bảo vệ và có các biện pháp gây nuôi, phát triển.

Đặc điểm của con cà cuống

Về hình dáng, cà cuống nhìn gần giống con gián non. Cơ thể cà cuống hình lá, dẹt có màu nâu xám pha vàng nhạt, trên thân có nhiều vạch đen nâu bóng. Chiều dài cơ thể trung bình khoảng 6 – 7 cm, hoặc có thể dài hơn. Chiều rộng cơ thể khoảng 3cm.

Phần đầu của cà cuống nhỏ với hai mắt to tròn. Miệng có ngòi nhọn giúp hút thức ăn. Cà cuống có 6 chân và có 1 bộ cánh mỏng. Phần ngực cà cuống dài khoảng bằng ⅓ chiều dài thân. Phần bụng có màu vàng nhạt với lông mịn.

Với những con cà cuống đực thì dưới ngực còn có thêm 2 túi nhỏ (gọi là bọng). Phần bọng này có chứa một loại chất lỏng với mùi thơm mạnh có khả năng tấn công con mồi, xua đuổi địch thủ và dụ các con cái đến để giao phối. Ngoài ra, con người cũng thường lấy phần chất lỏng này của cà cuống để sản xuất tinh dầu cà cuống với hương thơm như mùi quế.

Phân bố cà cuống trong tự nhiên sống ở đâu?

Môi trường sống của cà cuống là ở các đầm lầy, sống suối, ao hồ… Cà cuống xuất hiện ở nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Nga, Australia, Việt Nam… Ở nước ta, cà cuống sinh sống nhiều ở những khu vực có nhiều sông ngòi trên khắp cả nước, nhưng sinh sống nhiều nhất vẫn là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, có một hiện trạng đáng buồn là cà cuống ở nước ta ngày càng ít hơn do điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm.

Ở dưới nước, cà cuống thường bám vào những cây cỏ và chúc đầu xuống, đuôi thò lên.
Ở dưới nước, cà cuống thường bám vào những cây cỏ và chúc đầu xuống, đuôi thò lên.

Con cà cuống có nuôi được không?

Cà cuống trong tự nhiên xuất hiện ngày càng ít. Trong khi loài động vật này lại mang lại nhiều công dụng hữu ích cho con người. Bởi vậy, hiện nay mô hình nuôi cà cuống sinh sản được nhiều người dân thực hiện, đặc biệt là ở miền Bắc.

Nuôi cà cuống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân

Cách chọn con cà cuống giống khỏe mạnh

Cà cuống hiện là động vật được đưa vào Sách Đỏ để được bảo vệ và gây nuôi, bởi vậy việc chọn và nhân giống là được chú trọng rất nhiều.

Một trong những lưu ý quan trọng khi chọn giống cà cuống chính là việc chọn cà cuống đực. Bởi lẽ, bọng cà cuống đực mới là bộ phận quan trọng giúp mang đến nguồn thu lớn cho người chăn nuôi. Ngoài ra, người chăn nuôi cũng nên chọn thêm những con cái khoẻ mạnh để giúp duy trì nòi giống cho cà cuống.

Để chọn được cà cuống khoẻ mạnh, kỹ thuật chọn giống là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần chọn những con giống khỏe mạnh với khả năng di chuyển linh hoạt, có 6 chân chắc khoẻ và không có dị tật. Cánh cà cuống mịn và phải không bị thiếu.

Thức ăn cho con cà cuống

Một trong những điều bạn nhất định phải nắm rõ là: cà cuống là loại côn trùng hút máu. Chúng thường săn các con vật nhỏ sống ở dưới nước rồi dùng vòi để hút máu những con vật đó. Bởi vậy, khi nuôi cà cuống, bạn cần cho cà cuống những con cá, tôm, tép, ếch, nhái… nhỏ còn tươi sống để chúng có thể hút máu.

Việc thả vào bể nuôi những loài động vật đã chết không những không giúp cung cấp dinh dưỡng cho cà cuống mà còn có thể khiến cà cuống chết ngộ độc hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu.

Để tiết kiệm chi phí mua thức ăn cho cà cuống, người nuôi có thể kết hợp đồng thời việc nuôi các loại tôm, cá, tép, nhái… để chủ động nguồn cung cho cà cuống ăn.

Chế độ cho con cà cuống ăn từng giai đoạn

Dù ở trong giai đoạn nào, người nuôi đều cần chú ý cung cấp đủ thức ăn cho cà cuống để tránh tình trạng chúng cắn nhau dẫn đến hao hụt số lượng. Tùy theo từng giai đoạn trưởng thành khác nhau để cung cấp các loại thức ăn khác nhau cho cà cuống. Bạn cần chọn những con mồi có kích thước bằng một nửa đến bằng kích thước các con cà cuống. Tránh việc chọn thức ăn có kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn khiến quá trình săn mồi của cà cuống trở nên khó khăn.

Xây bể nuôi cà cuống

Để cà cuống có môi trường sống tốt và phát triển khoẻ mạnh, việc cung cấp một bể nuôi tốt là điều cần được chú trọng. Người nuôi nên đầu tư bể thuỷ sinh để giúp cà cuống có môi trường phù hợp nhất. Kích thước bể nên khoảng là 0.8m x 0.4m x 0.4m với mật độ nuôi khoảng 50 con/bể.

Để cà cuống sinh sống, trong bể cần có các cây thuỷ sinh như: rong mái chèo, rau cần trôi, lục bình, bèo, rau dừa… Bạn cũng cần trải một lớp đất nền (gồm: cát, sỏi, phân bón để các loài cây thuỷ sinh có thể bén rễ, phát triển)

Nước trong bể cần được tuần hoàn nhẹ nhàng, tránh các tác động mạnh từ dòng chảy, hạn chế tình trạng đất nền bị xới tung, đục nước. Cần đảm bảo nước luôn trong và có đủ oxi cho cà cuống hô hấp. Cứ 1 đến 1.5 tháng cần tiến hành thay nước trong bể một lần để làm sạch môi trường sống cho cà cuống.

Cách chăm sóc cà cuống trong mùa sinh sản

Quá trình phát triển của của cà cuống: trứng – ấu trùng – ấu trùng trải qua 5 lần lột xác – con trưởng thành.

Nếu điều kiện chăn nuôi tốt, cà cuống có thể sinh sản quanh năm. Nhưng thông thường, thời điểm cà cuống sinh sản mạnh nhất là vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Vào mùa này, cà cuống cái thường để trứng trên thân cây với số lượng khoảng từ 70 đến 150 quả / 1 ổ hình trụ. Thời gian để trứng từ khi đẻ đến khi nở thành con là khoảng 40 ngày. Cả con đực và con cái đều có trách nhiệm canh chừng trứng trong thời gian trứng chưa nở. Con cái thường bám vào các cây thuỷ sinh gần đó hoặc bay xung quanh trên mặt nước, con đực có nhiệm vụ quạt khí giúp trứng nở.

Những con cà cuống bố mẹ cần chăm sóc cẩn thận đàn trứng của mình bởi tập tính của cà cuống thường cạnh tranh nhau trong mùa sinh sản. Nếu một con cái chưa sinh sản, chúng thường tìm cách phá huỷ trứng của những con khác để thay thế trứng của mình vào chỗ đó. Bởi vậy, khi chăm sóc cà cuống trong mùa sinh sản, người nuôi cần chú ý tách bể cho những con chưa sinh đẻ.

Cách thu hoạch bảo quản con cà cuống thương phẩm

Khi được thả nuôi từ 55 – 60 ngày, cà cuống đã có thể được thu hoạch.

Sau khi thu hoạch cà cuống trưởng thành, bạn cần cho chúng vào túi lưới có thêm nhánh tre để chúng bám vào. Túi cần được tạo âm liên tục khi vận chuyển thành phẩm để giữ cho cà cuống còn sống trong suốt hành trình vận chuyển. Các thùng để cà cuống cần được đục lỗ nhỏ để giúp không khí ra vào, tạo độ thông thoáng cho cà cuống hô hấp.

Những lợi ích con cà cuống mang lại

Với nhiều tác dụng cho sức khỏe, cà cuống không chỉ có giá trị về dinh dưỡng mà còn mang về nhiều lợi ích kinh tế cho người nuôi.

Lợi ích kinh tế con cà cuống mang lại

Chăn nuôi cà cuống được xem là một trong mười mô hình chăn nuôi giúp “hái ra tiền” tại Việt Nam.

Giá của tinh dầu cà cuống trên thị trường hiện nay khá đắt đỏ. Giá một giọt tinh dầu dao động từ 70.000 – 120.000 tuỳ thuộc vào từng thời điểm. Với cà cuống thương phẩm, mỗi con cà cuống có giá từ 30.000 – 50.000 tùy theo các kích cỡ.

Giá trị dinh dưỡng con cà cuống

Về dinh dưỡng, trong trứng và thịt của cà cuống chứa hàm lượng cao protein, lipid và nhiều loại vitamin giúp bồi bổ và phục hồi sức khoẻ. Phần thịt của cà cuống có lợi cho tiêu hoá, bổ thận và tráng dương.

Trong tinh dầu của cà cuống chứa một chất thơm có tên gọi là hexanol acetate giúp kích thích thần kinh nếu dùng ở liều thấp. Loại tinh dầu này có thể gây hưng phấn, có khả năng tăng cường sinh dục ở mức nhẹ. Tuy nhiên, nếu dùng cà cuống với liều cao có thể dẫn tới ngộ độc.

Giá bán con cà cuống thành phẩm bao nhiêu? Mua ở đâu?

Cà cuống đực nguyên con có già khoảng từ 30 -50 nghìn đồng/ con. Một 1kg cà cuống có khoảng 80 – 100 con tuỳ kích cỡ. Như vậy, mỗi kg cà cuống có giá từ 2.400.000 đến 5.000.000 đồng tùy từng thời điểm và kích thước sản phẩm.

Để mua cà cuống, bạn có thể đến các điểm bán cà cuống hoặc mua tại các trại nuôi cà cuống. Ở khu vực miền Bắc, người mua có thể đến trang trại côn trùng tại xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội, hoặc trại nuôi cà cuống tại Yên Giả, Quế Võ, Bắc Ninh để mua loại côn trùng này. Ở khu vực miền Trung, bạn có thể đến Trại nuôi cà cuống Hoàng Sơn tại Quảng Tân, Quảng Xương, Thanh Hoá. Còn tại khu vực miền Nam, miền Tây hiện nay có khá nhiều trại nuôi cà cuống từ to đến nhỏ mà khách hàng có thể dễ dàng tìm ra.

Các món ngon chế biến từ con cà cuống

Sau khi lấy tinh dầu ở con đực, cà cuống thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon:

Gợi ý các món ngon từ cà cuống

Nước mắm con cà cuống

Nước mắm cà cuống là một loại gia vị vô cùng độc đáo với mùi thơm và hương vị đặc trưng. Loại nước mắm này bên cạnh vị mặn còn có vị hơi hăng, cay nhẹ.

Nguyên liệu: Cà cuống (cần có có ít nhất 1 con cà cuống đực), nước mắm loại ngon, nước lọc, đường, mì chính, tỏi, chanh, ớt sừng

Cách làm:

  • Bước 1: Làm sạch cà cuống, nhặt bỏ đầu, đuôi, rút bỏ ruột
  • Bước 2: Nướng chín vàng

Lưu ý: Nướng vàng đều các mặt, tránh tình trạng cháy xém hoặc còn non lửa

  • Bước 3: Băm nhuyễn rồi cho vào 1 chút nước lọc. Sau đó rây/ vắt lấy nước, bỏ phần xác. 
  • Bước 4: Pha hỗn hợp nước mắm: nước lọc, nước mắm, đường, mì chính rồi cho vào nồi đun sôi rồi thật nguội.

Lưu ý: Cần hớt bỏ bọt trong quá trình nấu 

  • Bước 5: Làm gia vị thêm vào: băm nhuyễn phần ớt, tỏi (đã bỏ vỏ); chanh vắt lấy nước.
  • Bước 6: Hòa nước cà cuống với hỗn hợp nước mắm đã để nguội, thêm tỏi, ớt, đã băm và nước chanh vào là đã có được nước mắm cà cuống.

Cá cuống chiên giòn

Cà cuống chiên giòn là một món đặc sản với giá cả lên tới vài triệu đồng trên mỗi kg. 

  • Bước 1: Ngâm cà cuống trong nước sôi khoảng 10 phút để loại bỏ hết tinh dầu.
  • Bước 2: Vớt cà cuống ra, rửa sạch lại, loại bỏ phần chân.
  • Bước 3: Trộn đều cà cuống với các loại gia vị: tỏi, chanh, muối, mì chính, đường, nước mắm, ớt cho đậm đà
  • Bước 4: Cho cà cuống vào nồi chiên, chiên trong chảo già lửa đến khi vàng giòn, cà cuống phình to và nổi lên trên thì vớt ra rồi thưởng thức.

Cà cuống ngâm rượu

Cà cuống ngâm rượu thực chất là tận dụng phần tinh dầu thơm có trong bọng của cà cuống với mùi thơm đặc trưng và nhiều tác dụng với sức khỏe nam giới.

  • Bước 1: Chọn cà cuống đực còn tinh dầu rồi rửa sạch
  • Bước 2: Sao vàng đều cà cuống
  • Bước 3: Ngâm cà cuống đã sao vàng với rượu theo tỉ lệ 10 con cà cuống : 1 lít rượu 40 độ
  • Bước 4: Ngâm trong trong khoảng 1 tháng là có thể đem ra dùng.

Lời kết

Cà cuống là loại côn trùng lớn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ cùng khả năng kinh tế lớn. Hiện nay, mô hình nuôi cà cuống đang ngày càng được nhân rộng tại các địa phương trên cả nước và mang về nguồn thu ổn định cho người nông dân. Hi vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn có thể có được những kiến thức cần thiết về loài động vật này.

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.