Đối mặt với rừng sâu hoang dã, sức mạnh và sự khôn ngoan chính là sự cần thiết và vô cùng quan trọng đối với các loài động vật. Các loài động vật phải trải qua hàng triệu năm mới tự trang bị cho mình một thứ vũ khí riêng biệt mà loài khác không có. Vũ khí này chính là công cụ hữu ích nhất giúp chúng có thể tồn tại lâu dài. Và con cu li – một trong những loài thú ăn đêm, nhưng lại có nhược điểm khá chậm chạp cũng đã trang bị cho mình một đôi mắt tinh anh trong đêm tối mù mịt của rừng sâu.
Con cu li loài thú hiền lành nhưng có độc khi cắn
Nguồn gốc xuất xứ, tên gọi
Con cu li hay còn biết đến là con cù lần, nó là một trong ba loài loris được con người duy trì tại Trung tâm Lemur trong xuyên suốt lịch sử của nó (những loài khác là loris mảnh mai và và loris chậm ).
Họ Lorisidae bao gồm galagos, lorise, và potter gồm có 9 chi và hơn 25 loài được tìm thấy ở châu Phi phía nam của Sahara, Sri Lanka, miền nam Ấn Độ, Đông Ấn và đông nam châu Á. Phân họ Cu li có tên khoa học là Lorinae, đây là một phân họ của phân bộ Linh trưởng mũi cong (tên khoa học là Strepsirrhini). Tuy nhiên, ở một số nơi người ta còn gọi culi là cù lần, khỉ gió, con xấu hổ.
Cu li nhỏ lùn, hay cu li lùn, có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, đây là một trong những loài linh trưởng độc đáo thuộc phân họ cu li và chỉ xuất hiện tại các khu rừng ở Việt Nam, Campuchia và Lào.
Đặc điểm nhận dạng con cu li
Culi có một cái đuôi rất ngắn hoặc có thể hoàn toàn không có, mắt và đầu của chúng tròn xoe cùng đôi tai nhỏ gần như được che giấu hoàn toàn bởi lớp lông lông mềm mại màu nâu sậm xen kẽ với màu trắng bạc. Các chi trước và sau của culi có chiều dài gần bằng nhau. Chúng nằm trong danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất trong số các loài linh trưởng khác như: vượn, cáo…
>>>Xem thên: Bạn có biết con Càng Đước là con gì không?
Tất cả các con cù lần đều có ngón tay và ngón chân nhỏ nhưng lại cực kỳ mạnh mẽ, và chúng có khả năng duy trì được độ bám mạnh mẽ bằng cả chân và tay trong một thời gian dài đáng kinh ngạc.
Loài cu li thường sống trên cây, kể cả rừng tre nứa hay đồi cây bụi, trên các gốc cây, trên nương rẫy, bụi rậm ven rừng…Là động vật sống về đêm, chúng ngủ qua ngày trong những cái cây rỗng, ở những kẽ hở trên cây hoặc ở cành cây. Loài cù lần luôn ngủ cuộn tròn trông như một quả bóng, phần đầu của nó được gói gọn dưới cánh tay.
Loài cu li di chuyển rất chậm, các động tác tay thường di chuyển dọc theo một nhánh dễ dàng. Đặc biệt, trong trường hợp bị báo động, chúng lại có thể di chuyển khá nhanh, nhưng thông thường chúng sẽ không nhảy.
Thời gian sinh sản, tuổi thọ của con cu li
Loài cu li có thói quen sinh sản sau 12 – 18 tháng. Hằng năm, chúng sinh sản được hai lần và giao phối trên những cành cây thuận lợi, vì vậy trong điều kiện nuôi nhốt với môi trường không thích hợp thì chúng không thể sinh sản được.
Thời gian mang thai của cu li là từ 166 ngày đến 169 ngày, mỗi lần chúng sinh được từ 1 đến 2 con non ra đời, được cu li mẹ cho ăn tới khi đạt 6 đến 7 tháng, sau đó những con li con sẽ tự tìm thức ăn. Trong tự nhiên, loài cu li có tuổi thọ từ khoảng 15 đến 18 năm.
Con cu li ăn gì?
Culi có đặc tính săn mồi ban đêm, chúng thường tìm kiếm thức ăn một mình thay vì mang theo con ra ngoài, chúng lại để con ở những nơi an toàn.
Culi thường thích các loại thức ăn mềm như: trái cây, bọ cánh cứng, côn trùng, trứng chim, chim non,… chúng cũng có thể ăn chồi non và các bộ phận khác của cây. Tuy nhiên chúng lại không ăn lá cây nhưng thường hay liếm những giọt nước trên lá để bổ sung nước cho mình.
Bên cạnh đó, cu li là một chuyên gia trong việc bắt những con vật có mùi hăng đặc biệt cũng như các loài côn trùng. Chúng có thể theo dõi các loài côn này qua khứu giác nhạy bén của mình.
Tình trạng các cá thể cu li hiện nay như thế nào?
Hiện nay, loài cu li đang bị đe dọa bởi sự suy thoái nghiêm trọng của môi trường sống trong các khu vực nơi chúng sinh sống. Ở khu vực Vân Nam ở Trung Quốc, rừng che phủ đã giảm lên đến 42% kể từ những năm 1990. Và ở Việt Nam diện tích rừng nguyên thủy giảm đến 30% do các cuộc chiến tranh tàn phá rừng gây ra.
Tác động từ việc mất môi trường sống khi khai thác gỗ, hay phun thuốc và các hoạt động quân sự ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi họ săn bắn loài cu li này để làm thức ăn, buôn bán và sử dụng trong ngành y học cổ truyền của người Khmer – Campuchia.
Ngày nay loài cu li đang giảm mạnh và hiện tại nó được phân Danh sách đỏ của IUCN. Do đó chúng đang bị đe dọa tuyệt chủng rất nghiêm trọng, nhất là loài cu li lớn vì thường xuyên bị con người săn bắt làm thuốc. Ở Việt Nam chúng bị cấm nuôi nhốt và buôn bán; nhưng trong một số trường hợp vẫn có người bí mật nuôi loài này.
Có thể nuôi con cu li làm cảnh thú cưng được không?
Để bảo tồn số lượng của loài cu li, Việt Nam đã đưa chúng vào danh sách Đỏ và cấm nuôi nhốt bằng bất cứ hình thức nào. Do đó, chúng ta nên thực hiện đúng các quy định của Pháp luật. Việt Nam đã đưa chúng vào danh sách Đỏ và cấm nuôi nhốt bằng bất cứ hình thức nào
Con cu li có nọc độc không?
- Câu tra lời là con cu li có nọc độc
Bên cạnh đó, tùy cu li là một loài động vật có bản tính hiền lành, nhưng chúng lại có nọc độc rất độc. Các nhà nghiên cứu sinh vật của Mỹ Trung cho biết, khi so sánh hai loài cu li nhỏ và lớn. Họ tìm thấy 68 cu li nhỏ và 212 hợp chất ở cu li lớn có chất độc. Loại độc này được kích hoạt bằng cách kết hợp nước bọt và mồ hôi từ cánh tay sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và có thể dẫn đến tình trạng tử vong nếu bạn không được kịp thời cứu chữa khi.
Sau các nghiên cứu, nọc độc của loài cù lần vừa có tác dụng bảo vệ chúng khỏi các ký sinh trùng, vừa để phòng vệ chống lại kẻ thù xâm lấn. Khi con mồi bị cu li cắn phải, chất độc từ tuyến nước bọt của cu li tiết ra làm chúng cảm thấy đau đớn toàn thân.
Loại nọc độc này có thể gây nôn mửa và phù nề, mất vài tuần để chữa lành vết thương ở người nhưng sẽ để lại sẹo. Trong những trường hợp nguy hiểm, một số người mẫn cảm khi bị cắn sẽ có thể dẫn đến tình trạng bị sốc phản vệ, nguy hiểm hơn là dẫn đến cái chết.
Một số người nuôi nhốt cu li trái phép sẽ tàn nhẫn bẻ hết những chiếc răng sắc nhọn của chúng để chúng không cắn được và truyền nọc độc. Các nhà khoa học cho rằng những hành động này là vô nhân đạo, sẽ khiến cu li bị nhiễm trùng và chảy máu, có thể dẫn đến chết.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về con cu li – một loài động vật hiền lành nhưng lại có nọc độc vô cùng nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe cho mình, cũng như bảo tồn về loài giống cu li này, chúng ta hãy hết sức cẩn thận và tuyệt đối không được nuôi bắt, hay buôn bán chúng. Hy vọng với những thông tin mà Trại chó mèo chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích cho mình!