Gà Mía Sơn Tây: Đặc Điểm & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mía Sơn Tây là giống gà được lai giữa gà mía và gà Sơn Tây, gây ấn tượng nhờ chất lượng thịt ngon, dai mà giá thành không quá cao. Để biết thêm thông tin về giống gà này như nguồn gốc, cách chăm sóc, mời bạn cùng đọc bài viết bên dưới của Trại Chó Mèo.

Gà mía thuần chủng là gì?

Trước khi biết đến loài gà mía lai, hãy cùng tìm hiểu về giống gà mía thuần chủng. Gà mía thuần chủng là có xuất xứ từ khu vực tỉnh Sơn Tây, Hà Nội. Cái tên gà mía có giá trị văn hóa do gắn liền với những địa danh như chợ Mía, Chùa Mía.

Vốn là loài gà đặc sản, gà mía thuần chủng có thể sinh trưởng dễ dàng trong môi trường chăn thả, dù vậy sản lượng vẫn chưa quá cao nên bắt buộc người nuôi phải tiến hành lai tạo. Một vài giống gà mía lai tạo nổi bật có thể kể đến là gà mía Sơn Tây, gà mía Lương Phượng.

Gà mía thuần chủng có bộ lông pha đỏ, đen và viền xanh biếc ở cánh rất đặc trưng. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta sẽ không tìm hiểu về gà mía thuần chủng mà sẽ cùng tìm hiểu về giống gà mía Sơn Tây.

Gà mía Sơn Tây có giá trị kinh tế cao
Gà mía Sơn Tây có giá trị kinh tế cao

Gà mía Sơn Tây có đặc điểm gì?

Nhờ lai tạo từ gà mía thuần chủng và gà Sơn Tây, dòng gà mía Sơn Tây đời sau thừa hưởng những đặc điểm ưu việt của thế hệ bố mẹ và dần loại bỏ những khuyết điểm di truyền. Cụ thể, chúng có kích thước to hơn giúp tối đa hóa sản lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thịt ngon, dai đặc trưng.

>> Xem Thêm : Gà Tre Tân Châu Đuôi Dài & Đẹp: Cách Nuôi & Chăm Sóc

Đặc điểm gà mía Sơn Tây thuần chủng

Gà mía Sơn Tây vốn là gà lai, nhưng đến các đời sau nếu bố mẹ đều là gà mía Sơn Tây thì chúng ta sẽ có gà mía Sơn Tây thuần chủng.

Đặc điểm của gà thuần chủng là tỷ lệ máu đạt đến 100%. Lông gà mái mía Sơn Tây đực có màu đỏ tía, còn gà mái mía Sơn Tây cái có màu vàng nhạt nên rất dễ phân biệt.

Gà mái mía Sơn Tây là giống gà quý có giá trị kinh tế rất cao, dễ chăn nuôi nên rất phổ biến. Hiện tại, giá gà mía Sơn Tây dao động trong khoảng 170 nghìn đồng/ con. Tuy nhiên, vài năm trước đã từng có thời điểm ghi nhận giá giống gà này bị trượt nhanh chóng mặt khiến thương lái và nông dân “điêu đứng”.

Đặc điểm thịt gà mía Sơn Tây

Thịt gà mía Sơn Tây gây ấn tượng nhờ hàm lượng vitamin A, B1, B2 cao cũng như tỉ lệ nạc lên đến hơn 50% giúp người chế biến có thể làm ra nhiều món ăn hơn.

Thịt của gà mía Sơn Tây cũng có lượng mỡ dưới da thấp, thịt dai, thơm ngọt nhờ đặc tính nuôi thả vườn nên rất được yêu thích. Lượng protein chiếm tỉ lệ khá cao nên thịt gà cũng được những bạn trẻ tập gym sử dụng để tăng cơ giảm mỡ.

Trong đông y, thịt gà mía Sơn Tây được đánh giá là đại bổ, giúp tăng cường sức khỏe và chức năng gan thận.

Khối lượng trung bình

Gà mía Sơn Tây có khối lượng trung bình từ 1 ký 8 đến 2 ký 2. Tuy nhiên lưu ý đây là khối lượng mà gà tăng trưởng đạt được sau 4-5 tháng, đây là thời điểm thịt gà đạt được độ thơm ngon nhất nên thường người chăn nuôi sẽ cho xuất chuồng.

Nếu phát triển đến tối đa, gà mía Sơn Tây có thể đạt đến trọng lượng 3.5-4kg. Đây là thời điểm sau 7 tháng, lúc này gà có thể sinh trứng nhưng do thời điểm có thể sinh sản cách đến hai tháng mà trứng gà mía lại có tỉ lệ đạt thấp (60%) nên người dân không thường chăn gà mía Sơn Tây lấy trứng.

Xem thêm: Gà Ác Lai: Đặc Điểm, Công Dụng & Giá Trị Dinh Dưỡng

Cách nuôi gà mía Sơn Tây hiệu quả

Gà mía Sơn Tây có sức đề kháng tốt, ưa vận động nên thích hợp với kiểu chăn nuôi thả vườn. Buổi sáng, bạn cho gà tự do đi trong khuôn viên vườn và nhớ thiết lập rào chắn tránh chó, mèo hoang.

Buổi tối bạn lùa gà về chuồng để sưởi ấm, trong không gian chuồng nên trang bị hai bóng đén 75W cho chuồng 100 con.

Gà mía Sơn Tây có đặc tính ngủ trên cao nên bạn cần thiết kế trạm đậu cách mặt đất nửa mét để chúng có không gian nghỉ ngơi phù hợp. Để tránh trường hợp gà chen chúc nhau, đi vệ sinh lên nhau thì bạn cần thiết kế không gian trạm cách xa một cách hợp lý.

Để tránh gà mía bị bệnh trong quá trình nuôi, bạn cần vệ sinh chuồng thường xuyên, giữ chuồng khô ráo để không ủ mầm bệnh.

Đặc tính của gà nói chung khá thích tắm cát và ăn sỏi hỗ trợ đường tiêu hóa. Vì vậy bạn cũng cần tạo bãi tắm cát và rải sỏi cho khu vực trang trại của mình.

Mật độ thích hợp để chăn nuôi gà mía Sơn Tây thả vườn là tối tiểu 1 con trên 1 mét vuông. Trong chuồng, mật độ dao động từ 8-10 con/ m2 tùy theo không gian và số lượng gà chủ muốn nuôi.

Trên đây là những thông tin cơ bản về giống gà mía Sơn Tây mà Trại Chó Mèo muốn chia sẻ. Là một món ăn ngon, giá thành phải chăng, gà mía Sơn Tây đã và đang là loại thực phẩm được yêu thích. Nếu bạn chưa từng ăn thịt gà Sơn Tây thì nhớ phải tìm cơ hội trải nghiệm đấy nhé!

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...