Biểu Hiện Của Gà Bị Sốt: Nguyên Nhân & Cách Hạ Sốt Cho Gà

Vào những ngày hè nóng bức, khi mà gà của nhà bạn bị sốt thì rất có thể chúng là một trong những triệu chứng dẫn tới những loại bệnh khác, hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của gà bị sốt và cách hạ sốt hiệu quả cho gà nhé!!

  • Tình trạng gà bị sốt là khi thân nhiệt của chúng bỗng nhiên tăng cao, để biết gà nhà bạn có sốt hay không thì có hai cách bà con hay dùng để kiểm tra. Với những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi thì khi chạm trực tiếp vào cơ thể gà có thể cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt da của chúng.
  • Hoặc nếu bạn không chắc chắn do chưa gặp tình trạng này nhiều thì hãy kiểm tra bằng cách sử dụng nhiệt kế là chính xác nhất. Thông thường nhiệt độ của gà sẽ dao động trong khoảng 40 đến 42 độ C, nếu nhiệt độ bạn đo vượt quá ngưỡng này thì chắc chắn là gà bị sốt.
  • Khi gà bị sốt có thể kèm theo những biểu hiện khác khi nhiễm bệnh đó là gà mệt mỏi, đúng một mình tách đàn, chân khô, cách rủ, mắt lim dim lảo đảo. nước mắt nước mũi chảy, miệng nhả nhớt và thở khó khắn, phân lỏng kém theo tình trạng chán ăn nhưng lại rất háo nước.

Tùy vào những bệnh khác nhau mà sẽ đi kém theo những triệu chứng riêng biệt, bởi vậy phụ thuộc vào những triệu chứng đi kèm chúng ta có thể tìm hiểu được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng gà bị sốt và tìm ra được phương thức điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Bệnh Viêm Ruột Hoại Tử Ở Gà: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Chữa Trị

Gà Mổ Lông Nhau: Nguyên Nhân & Biện Pháp Khắc Phục

Nguyên nhân dẫn tới gà bị sốt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc gà bị sốt và dưới đây là những triệu chứng đi kèm của bệnh:

Khi gà bị sốt do bệnh dịch tả:

  • Gà bị sốt, bỏ ăn, phân lỏng màu trắng xanh.
  • Mào bị tím, xù lông và có chảy nước ở mắt, mũi,..
  • Bầu diều bị phồng chạm vào như nước, nước bị chảy ra khi gà cúi đầu xuống đất.
  • Khi gà bị bệnh dịch tả thì chắc chắn có biểu hiện rõ ràng đó chính là cổ chúng bị ngoặt ra phía sau, tầm 2 đến 3 hôm sau sẽ chết.

Gà bị sốt do bệnh đầu đen:

  • Căn bệnh này thường gặp đối với những đàn gà chăn nuôi tự nhiên thả đồi, thả vườn.
  • Gà bị sốt cao dẫn tới mệt mỏi lừ đừ.
  • Phân màu vàng – đen dạng sáp và có thể lẫn cả máu.
  • Khi mổ khám thì xuất hiện hoại tử, các đốm trắng, manh tràng bị sưng phù.

Gà bị sốt do bệnh cúm gia cầm:

  • Gà cũng gặp tình trạng nóng, sốt, háo nước nên uống nước liên tục.
  • Gà bị khó thở nên rất hay há miệng để hô hấp.
  • Mặt và đầu của gà bị sưng rất nặng.
  • Phân xanh hoặc vàng có dính máu.
  • Có thể nhận rõ chân của chúng bị xuyết huyết.

Cách điều trị khi gặp biểu hiện gà bị sốt

Biểu hiện gà bị sốt tuy rất dễ dàng chữa trị tùy nhiên đó là những dấu hiệu ban đầu khi gà gặp những căn bệnh nguy hiểm khác cho nên tùy thuộc vào bệnh mà đưa ra những phương pháp chữa trị cho phù hợp.

Gà bị sốt do nhiệt độ bị tăng cao:

Nếu gà bị sốt do nhiệt độ bị tăng cao thì rất dễ điều trị khi chỉ cần thay đổi nhiệt độ phù hợp tạo một không gian thoáng mát cho gà sinh sống. Đồng thời bổ sung thêm những chất điện giải phù hợp cho gà để tăng sức đề kháng.

Gà bị sốt do dịch tả:

  • Nếu gà được phát hiện trong giai đoạn đầu thì sẽ rất dễ dàng chữa trị và không để lại di chứng gì sau này. Khi gà đã bị bệnh lâu rồi mới phát hiện điều trị thì khả năng chết rà ất cao và cũng có khả năng chết cả đàn do dịch bệnh lây lan.
  • Khi gà bị bệnh tả thì hãy tiêm ngay vắc-xin Iasota cho chúng. Tiêm cho cả gà bệnh và những con gà khỏe mạnh để tăng sức đề kháng.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng khác để nâng cao sức đề kháng giúp gà khỏe mạnh hơn.

Gà bị sốt do bị bệnh đầu đen:

  • Là một căn bệnh hết sức nguy hiểm nhưng do y học phát triển nên đã có thuốc đặc trị.
  • Nên mua thuốc tại tiệm thú y và làm theo hướng dẫn, kiên trì khoảng 1 tuần là đàn gà đã có thể dứt bệnh và hồi phục hoàn toàn.
  • Sau khi kết thúc liệu trình thì cần bổ sung thêm ivermectin cho gà.

Gà bị sốt do bệnh cúm gia cầm:

  • Hiện nay trên thị trường chưa có thuốc đặc trị vì vậy khi gà gặp bệnh bổ sung dinh dưỡng và vitamin cho chúng để có thể tăng sức chịu đựng và tạo ra kháng thể.
  • Nếu nuôi theo phương thức thả dong thì khi gà bị bệnh cúm gia cầm thì phải tiêu hủy cả đàn bằng cách chôn hoặc đốt tránh lây lan. Còn đối với mô hình tách riêng thì chỉ cần tách riêng những con ốm và khỏe ra đồng thời quan sát biểu hiện.
  • Phun khử khuẩn kĩ và nếu không kiểm soát được phải báo ngay với chính quyền.

Những thông tin mà chúng tôi đề cập trên đây hi vọng có thể giúp bạn đối phó khi gà nhà bạn có những biểu hiện bị sốt và để giảm thiểu tối đa thiệt hại mang lại. Trại Chó Mèo xin cảm ơn và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo!!

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...

Gà Có Lỗ Tai Không? 4 Tác Dụng Của Lỗ Tai Gà

Mỏ gà màu vàng, mồng gà màu đỏ, còn...